Nội dung quản lý nhà nước về lao động tại các cơ sở sản xuất đồ ngỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 63)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3 Quản lý nhà nước về lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn

4.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về lao động tại các cơ sở sản xuất đồ ngỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn

4.3.2.1. Quản lý đăng ký hộ khẩu.

Theo thông tư số 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014 về luật cư trú tất cả các công dân sang nơi khác làm ăn hay thuê mượn đất đều phải đăng ký tạm trú.

Với lượng lao động nơi khác đến phường Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc nhiều hơn cả lao động địa phương việc thắt chặt quản lý nhân khẩu tạm trú lại càng được chú trọng hơn cả để đảm bảo an ninh địa phương công an các phường xã trên thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh.

Nhìn Bảng 4.4 cho thấy lao động địa phương các năm trung bình chiếm 45,7% và lao động ở địa phương khác chiếm khoảng 54,3% chứng tỏ các làng nghề mỹ nghệ kể trên có sức thu hút lao động bên ngoài tạo được công ăn việc làm cho các lao động vùng lân cận.

Sở Lao động Thương

binh và Xã hội Lãnh đạo Huyện

Bên quản lý Bên phối hợp

Cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ

Bảng 4.4. Quản lý đăng ký hộ khẩu của lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số lương (Người)

Cơ cấu (%)

Số lương (Người)

cấu(%)

Số lương (Người)

Cơ cấu (%)

Tổng số 28.779 100 31.096 100 33.656 100

-Lao động địa phương 13.689 47,6 14.079 45,3 14.890 44,2 -Lao động nơi khác trong

đó 15.090 52,4 17.017 54,7 18.766 55,3

Có đăng ký hộ khẩu 829 5,8 1.021 6,0 1.125 6,0

Không đăng ký hộ khẩu 14.261 94,2 15.996 94,0 17.641 94,0 Nguồn: Phòng thống kê (2016) Ngược lại việc quản lý nguồn lao động ngoài đia phương rất phức tạp vì họ chỉ lao động ngày, tối lại về nhà và chỉ có một số ít lao động ở lại có đăng ký hộ khẩu trên công an xã phường. Lao động ngoài địa phương năm 2015 có đăng ký hộ khẩu trung bình chiếm 6% và không đăng ký chiếm 94% .

Việc quản lý lao động địa phương từ nơi khác đến ở lại đã được thắt chặt dần, chính quyền địa phương thường xuyên cho người đi rà soát quanh làng nghề kiểm tra hộ khẩu tạm chú thường xuyên nếu cơ sở nào không khai báo lao động phát sinh sẽ làm hình thức xử phạt hành chính để răn đe các cơ sở nghiêm túc hơn trong việc quản lý lao động của của cơ sở mình. Trước đây các doanh nghiệp thành lập ở địa phương sau khi đã đăng ký kinh doanh sẽ tự hoạt động, tự quản lý, ít chịu sự giám sát của chính quyền, nhưng thời gian gần đây cũng bị thắt chặt hơn về việc quản lý lao động tại doanh nghiệp. Thông thường hàng năm, công tác thống kê lao động chỉ được chính quyền thực hiện 1 lần thông qua báo cáo của các doanh nghiệp gửi tới, nhưng 3 năm 2013-2015 trở lại đây thì việc khai báo phát sinh lao động và đăng ký lao động tạm trú được thực hiện theo ngày để tránh tình trạng gây nhiễu loạn xã hội. . …

4.3.2.2 Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ Hình thức học nghề của lao động tại các làng nghề mỹ nghệ truyền thống là kiểu cha truyền con nối, người đến trước dạy người đến sau học nghề. Đồng thời

việc học nghề tại cơ sở sản xuất người học cũng vẫn được tiền ăn, chỗ ngủ, tiền phụ cấp đi lại nên họ muốn học tại cơ sở sản xuất hơn là lớp đào tạo. Năm 2006- 2007, Thị xã có tổ chức 1 lớp đào tạo tại Trường cao đẳng Hóa Chất nhưng không có nhiều người tham gia học từ đó đến nay không tổ chức thêm lớp dạy nghề mộc mỹ nghệ. Với chính sách của nhà nước hỗ trợ các làng nghề đào tạo nghề ở 3 phường xã trên hầu như không được áp dụng, vấn đề này cần phải có giải pháp trong thời gian tới.

4.3.2.3 Quản lý nhà nước về ký hợp đồng lao động, chi trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động.

Để giảm chi phí sản xuất, các ông chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề thường bỏ qua khâu trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động như quần áo, khẩu trang, kính mũ, găng tay….Với lý do “ chỉ là làng nghề”, chủ không chịu đầu tư máy móc hiện đại, an toàn cao mà chỉ sử dụng máy móc thông thường để thu hồi vốn nhanh.

Mặt khác nhìn vào bảng 4.5 cho thấy các quyền lợi của người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất trong các làng nghề như ký kết HĐLĐ, đóng BHXH, BHYT... cũng bị bỏ qua hoặc thực hiện lơ là. Chủ sử dụng lao động thường đưa ra các lý do như chỉ là cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống, theo mùa vụ và những lao động là người nhà làm việc trong lúc nông nhàn, chỉ giao việc bằng miệng. Tuy nhiên chế độ tiền công một tháng trung bình cũng khá cao, thấp nhất là 6 triệu/tháng.

Thị xã Từ Sơn có nhiều làng nghề, lượng lao động lớn thì công tác quản lý lao động phải thực hiện chặt chẽ. Từ khi ở Thị xã hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều doanh nghiệp tới thành lập thì việc quản lý lao động theo hợp đồng mới được chú ý thực hiện vì khi có máy móc hiện đại và cần mở rộng thị trường họ cần phải tuyển người có trình độ bằng cấp để bắt nhịp với hiện đại nên bắt buộc phải thỏa thuận lương với người có trình độ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ký hợp đồng còn thấp và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp. Với việc nâng cao nhận thức cho người lao động về tầm quan trọng của việc ký HĐLĐ trong quá trình làm việc, số lượng lao động ký HĐLĐ với doanh nghiệp đang dần tăng lên, tốc độ tăng bình quân.

Hoạt động kiểm tra giám sát ở các cơ sở kinh doanh còn rất lỏng lẻo,việc kiểm tra đóng bảo hiểm cho người lao động gần như không có. Các doanh nghiệp thành lập ở địa phương chủ yếu sau khi đăng ký kinh doanh sẽ tự hoạt động,tự quản lý, ít

chịu sự giám sát của chính quyền. Khi người lao động khuyến nại tố cáo với chính quyền địa phương thì tiến hành rà soát quá kình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường hàng năm công tác tổng kết thanh tra chỉ diễn ra 1 lần do phòng lao động thương binh và xã hội tổ chức phối kết hợp với các ngành như phòng công an, phòng bảo hiểm.

Bảng 4.5. Quản lý nhà nước về ký hợp đồng lao đông (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm cho người lao động

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số lương (Người)

Cơ cấu (%)

Số lương (Người)

Cơ cấu (%)

Số lương (Người)

Cơ cấu (%) Tổng số lao động

thường xuyên 28.779 100 31.096 100 33.656 100

- Lao động không ký HĐLĐ 28.277 98,3 30.461 98,00 32.950 97,9 - Lao động ký HĐLĐ trong

đó 502 1,7 635 2,0 706 2,1

Lao động đóng bảo hiểm 22 4,4 31 5,00 40 5,7 Lao động không đóng bảo

hiểm 480 95,6 604 95,00 666 94,3

Nguồn: Phòng bảo hiểm xã hội (2016) 4.3.2.4.Quản lý nhà nước về an toàn lao động

Phòng lao động thương binh và xã hội của thị xã trực tiếp quản lý an toàn lao động, có trách nhiệm thường xuyên giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị Xã.

Theo thống kê của phòng thống kê Thị xã trong 3 năm 2013 -2015 vừa qua tai nạn lao động trong các làng nghề mộc không có tai nạn chết người, các tại nạn nhỏ xảy ra trong các làng nghề đều ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Bên cạnh tình trạng ô nhiễm môi trường và trang thiết bị sản xuất thô sơ, lạc hậu thì nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề lại do chính sự bất cẩn của con người. Người sử dụng lao động không nắm vững các nguyên tắc về bảo hộ người lao động họ nên họ không quan tâm đến các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho người lao động như quần áo, khẩu trang, kính, mũ, găng tay... Người lao động tự phải mua bảo hộ lao động nên họ tiếc tiền. Ngoài ra chủ các cơ sở cũng chịu đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, có độ an toàn cao mà chỉ sử dụng loại máy móc thiết bị cũ đã qua sử dụng .

Bảng 4.6. Số lao động bị thương nhẹ tại các cơ sở sản xuất nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu Số lượng (người)

2013 2014 2015

Doanh nghiệp 50 40 30

Hộ quy mô lớn 120 100 75

Hộ quy mô vừa, nhỏ 180 175 165

Tổng số 350 315 270

Nguồn: Phòng Y tế (2016) Bảng 4.7. Quản lý nhà nước về an toàn lao động

tại các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số lương (Cơ sở)

Cơ cấu (%)

Số lương (Cơ sở)

Cơ cấu (%)

Số lương (Cơ sở)

Cơ cấu (%) Số cơ sở đƣợc kiểm

tra an toàn lao động 20 100 26 100 30 100

Số cơ sở có đủ thiết bị

an toàn lao động 4 20 7 27 8 26,6

Số cơ sở chưa đáp ứng điều kiện về an toàn lao động

16 80 19 73 22 73,4

Nguồn: Phòng lao động thương binh và xã hội (2016) Qua bảng số liệu 4.7 cho ta thấy tình hình an toàn lao trong các cơ sở sản xuất rất thấp được thể hiện vào năm 2015 kiểm tra 30 cơ sở thì có tới 22 cơ sở là không dủ điều kiện thiết bị an toàn lao động chiếm 73,4% , chỉ có 8 cơ sở thiết bị đủ an toàn lao động chiếm 26,6% , những cơ sở có đủ điều kiện an toàn lao động chủ yếu là những doanh nghiệp lớn họ chịu đầu tư máy móc an toàn, loại bỏ những thiết bị cũ, thường xuyên thuê người về nâng cao tay nghề sử dụng máy mới để đảm bảo hết tính năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng., bảo hộ lao động cũng được cung ứng đầy đủ cho công nhân làm công việc phụ, còn cơ sở chưa đáp ứng được điều kện an toàn lao động chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ.

Sau khi thanh tra về an toàn lao động tại các cơ sở được lập ra đoàn thanh tra đã kịp thời sử lý bằng: phạt các cơ sở chưa đủ an toàn lao động theo đúng quy định của pháp luật, thu hồi các thiết bị đã quá cũ và mất an toàn lao động, chủ cơ sở phải làm cam kết với cơ quan nhà nước có chức năng thẩm quyền về an toàn lao động thì mới cho tiếp tục hoạt động và xẽ bị kiểm tra lại để đoàn kiểm tra đến kiểm tra xem đã đầy đủ điều kiện chưa mới cho hoạt động tiếp kể từ ngày kiểm duyệt.

4.4. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN

4.4.1 . Đặc điểm cơ bản của các cơ sở sản xuất

Bảng 4.8. Đặc điểm cơ bản của các cơ sở sản xuất

Chỉ tiêu Doanh

nghiệp Hộ quy

mô lớn Hộ quy mô

vừa và nhỏ Bình quân

Số cơ sở điều tra 20 25 30 75

Tuổi của chủ cơ sở sản xuất (năm) 35 40 45 40

Giới tính

Nam (%) 95,0 97,0 98,0 96,7

Nữ (%) 5,00 3,0 2,0 3,3

Trình độ

Cấp 2 45 52 62 53

Cấp 3 50 45 37 44

Đại học, cao đẳng 5 3 1 3

Số lao động thường xuyên (người) 23 17 10 16,7

Số lao động thuê thời vụ bình quân

(người/tháng) 20 17 9 17,3

Doanh thu ( triệu đồng)/năm 2.000 1.700 800 1.500

Nguồn: Kết quả điều tra (2015) Qua bảng tổng hợp 4.8 trên cho ta thấy chủ yếu chủ cở sở sản xuất đều là nam giới chiếm nghiên cứu trong ba làng nghề đồ ngỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Tam sơn trung bình là 96,7%, còn nữ chiếm tỷ lệ không đáng kể bình quân chỉ có 3,3%, trình độ học vấn trung bình học hết cấp 2 là cao nhất trung bình chiếm 53% và thấp nhất là trình độ đạ học và cao đẳng chiếm 3% trong đó doanh

nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 5% còn thấp nhất là quy mô vùa và nhở chỉ chiếm 1% , còn về doanh thu cả năm thì loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 2.000 triệu đồng/ năm và doanh số thấp nhất là loại hình quy mô vừa và nhỏ.

Với làng nghề truyền thống, càng làm nghề lâu năm thì kinh nghiệm càng nhiều sẽ làm ra được những sản phẩm tốt. Đặc điểm ở làng nghề thì thợ chính đều là nam giới nên chủ cơ sở chủ chốt là nam, còn phụ nữ chỉ làm việc phụ.

Những cơ sở sản xuất nhỏ thì đặc biệt là hầu hết chủ doanh nghiệp đều tiếp xúc với nghề và theo nghề từ nhỏ và phần lớn những người có độ tuổi từ 45 trở nên đều là những người thợ giỏi.

4.4.2 Đặc điểm người lao động tại các cơ sở sản xuất

Với nghề mộc truyền thống, lao động đóng vai trò quan trọng do sản phẩm chủ yếu dựa vào sự sáng tạo của người lao động. Mặc dù có thể sử dụng máy móc ở một số khâu nhưng chủ yếu vẫn là người lao động tự thao tác, nên trình độ và kỹ năng của người lao động sẽ quyết định sự phát triển của các làng nghề. Trình độ của người lao động sẽ quyết định năng suất, chất lượng, mẫu mã; đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Người lao động có trình độ tay nghề cao thì khả năng làm ra nhiều sản phẩm trong một đơn vị thời gian càng lớn, chất lượng sản phẩm tốt, tinh xảo hơn sẽ bán được giá cao hơn làm tăng thu nhập của người lao động.

Trước đây thì 70% lao động là do nam giới nhưng những năm gần đây phụ nữ cũng bắt đầu tham gia các công việc tại cơ sở sản xuất đồ mộc. Phụ nữ chủ yếu thực hiện khâu hoàn thiện sản phẩm. Do vậy, vai trò của lao động nam và nữ ở các cơ sở đều quan trọng như nhau. Kết quả điều tra cho thấy hơn 17,3% lao động từ 45 tuổi trở lên. Với những người làm nghề truyền thống, chứng tỏ được sự trưởng thành, kinh nghiệm nghề nghiệp. Họ đều là những thợ chính ở các cơ sở. Khoảng 44,7% số thợ trẻ chủ yếu từ tuổi 18 - 30 là thợ phụ, được các cơ sở thuê vào lúc cao điểm sản xuất, có người đã biết nghề, có người chưa từng làm nghề, độ tuổi dưới lao động chiếm tỉ lệ thấp trung bình chếm 1,4% và trên độ tuổi lao động chiếm 1,2% do những năm gần đây các gia đình có xu hướng cho con cái họ đi học hơn so với những năm trước và sự thắt chặt trong quản lý lao động của nhà nước cũng làm giảm đi việc sử dụng lao động trên và dưới độ tuổi lao động. Khó khăn lớn đối với cơ sở là nguồn lao động địa phương không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên phần lớn phải đi tìm thuê lao động ở nơi khác. Người lao động hầu hết chỉ học hết cấp 2, cấp 3 nên trình độ nhận thức còn hạn chế. Trong khi yêu cầu về sản phẩm trên thị trường ngày càng cao, để sản phẩm không bị lạc hậu thì bản thân

người lao động phải nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt thông tin, thị hiếu tiêu dung, nhưng hầu hết lao động ở các cơ sở chưa làm được điều này.

Tình hinh sử dụng dưới độ tuổi lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ vẫn tồn tại. Tuy nhiên tỉ lệ lao động dưới độ tuổi lao động đang giảm dần trong những năm qua, doanh nghiệp chiếm 1,1% và cao nhất là quy mô vừa và nhỏ chiếm 1,7%. Nhưng lao động dưới độ tuổi lao động cao nhất vào ba tháng hè sau khi các em được nghỉ học làm kiếm thêm, nhưng vào năm học các em lại đến trường thì hầu như còn rất ít không đáng kể. Về kinh nghiệm nghề nghiệp chủ yếu là dưới 4 năm là chính trung bình chiếm 76,7% những người này chủ yếu là các thợ phụ trong quá trình sản xuất và có kinh nghiệm cao nhất trên 10 năm chiếm 5% thì chủ yếu là thợ chính trong sản xuất.

Bảng 4.9. Đặc điểm người lao động tại các cơ sở sản xuất

Chỉ tiêu Doanh

nghiệp

Hộ quy mô lớn

Hộ quy mô vừa và nhỏ

Bình quân

Tổng số lao động điều tra 30 30 30 30

1. Phân theo tuổi (%)

- Dưới tuổi lao động 1,1 1,4 1,7 1,4

- Từ 18-30 39 46 49 44,7

- Từ 30 – 45 44,2 34,6 27,3 35,4

- Trên 45 15 17 20 17,3

- Trên độ tuổi lao động 0,7 1 2 1,2

2. Phân theo giới tính

- Nam 55 53 51 53

- Nữ 45 47 49 47

3. Phân theo trình độ học vấn (%)

- Cấp 2 55 60 65 60,0

- Cấp 3 40 37 33 36,7

- Tốt nghiệp đại học,cao đẳng 5 3 2 3,3

4. Theo nguồn lao động (%)

- Lao động địa phương 40 45 55 46,7

- Lao động nơi khác 60 55 45 53,3

5. Kinh nghiệm nghề nghiệp (%)

- Dưới 4 năm 65 80 85 76,7

- Từ 4-10 năm 27 15 13 18,3

- Trên 10 năm 8 5 2 5,0

Nguồn: Kết quả điều tra (2015)

4.4.3 Tuyển dụng lao động tại các cơ sở sản xuất 4.4.3.1. Công tác tuyển dụng lao động

- Xác định nhu cầu lao động

Ở các cơ sở điều tra, lượng lao động thường xuyên làm việc được duy trì thông thường từ 7-10 người đối với cơ sở có quy mô vừa và nhỏ và 15-20 người đối với những cơ sở có quy mô lớn và doanh nghiệp kể cả vào những thời điểm lượng hàng hoá trên thị trường tiêu thụ chậm. Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng có thời điểm nhu cầu thị trường tăng mạnh hơn, khiến các nhà sản xuất phải tuyển dụng thêm lao động để đáp ứng kịp thời cầu hàng hoá. Với các sản phẩm mộc cũng vậy, thông thường các sản phẩm của các cơ sở thường tiêu thụ mạnh vào thời điểm cuối năm. Do vậy, hầu hết các cơ sở đều phải tìm lao động vào làm việc ở các bộ phận. Thông thường vào tháng 7, tháng 8 hàng năm các cơ sở sẽ tiến hành công tác tuyển dụng lao động. Trước khi ra thông báo tuyển dụng các cơ sở đều phải tính toán kỹ nhu cầu lao động vào các bộ phận là bao nhiêu người, thời gian thuê khoảng bao lâu, yêu cầu về trình độ tay nghề đối với người lao động mới ... để phục vụ cho công việc tính toán các khoản chi phí trong quá trình sản xuất.

Các cơ sở sản xuất đều xác định nhu cầu lao động dựa vào việc theo dõi nhu cầu lao động từ các năm trước để dự báo nhu cầu nhân viên cần thiết trong thời gian sắp tới. Đồng thời, các cơ sở cũng theo dõi nhu cầu tiêu dùng và đưa ra dự báo về lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được để xác định nhu cầu lao động ở từng bộ phận cụ thể. Các làm này không chính xác tuyệt đối do dự báo chỉ dựa vào yếu tố thời gian và xu hướng chung. Trong khi đó, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên rất khó dự báo chính xác.

- Thông báo tuyển dụng

Với các cơ sở mộc chủ yếu là hộ gia đình quy mô nhỏ, thường có lượng lao động mùa vụ đã làm cho cơ sở nhiều năm, đến thời điểm cần thiết cơ sở sản xuất thuê người lao động. Với những lao động này, họ đã biết nghề, biết việc nên chỉ cần chỉ dẫn lại cho họ là họ có thể tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Thông báo tuyển dụng thông thường được thực hiện ở doanh nghiệp và hộ sản xuất quy mô lớn hơn là hộ sản xuất quy mô nhỏ.

- Tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn người xin việc

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người xin việc, các cơ sở sẽ tổ chức tiếp xúc, phỏng vấn người xin việc nhằm nắm bắt rõ hơn thông tin về người xin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)