Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Chọn điểm điều tra: Nghiên cứu này lựa chọn phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê và xã Hương Mạc là những địa điểm có nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ làm địa điểm nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu về tình hình phát triển các cơ sơ sản xuấ đồ gỗ mỹ nghệ, dân số, lao động,... của Thị xã Từ Sơn và các xã làm nghề từ phòng tài nguyên môi trường, phòng thống kê của Thị xã Từ Sơn.
Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các chủ cơ sở sử dụng lao động và người lao động.
Số liệu điều tra là 75 cơ sở kinh doanh, 90 lao động trên 3 làng nghề.
Cơ sở sử dụng lao động : Căn cứ vào số lượng cơ sở sản xuất hiện có tại các
điểm nghiên cứu để lựa chọn theo quy mô. Quy mô cơ sở sản xuất được phân loại dựa trên cơ sở số lao động thường xuyên và số lao động thuê. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp có khoảng 20 - 15 người thường xuyên làm việc, hộ sản xuất quy lớn có số lao động thường xuyên làm việc cũng tương đương cơ sở sản xuất là doanh nghiệp, hộ sản xuất quy mô nhỏ vừa có số lao động thường xuyên khoảng 10 người. Ngoài lao động thường xuyên, tất cả các cơ sở đều có thuê lao động theo thời vụ, bình quân số lao động thuê thời vụ của mỗi cơ sở là khoảng gấp đôi số lao động thường xuyên. Do số cơ sở sản xuất của từng xã khá lớn. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian và người điều tra, vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn số doanh nghiệp điều tra là 14% số doanh nghiệp hiện có: các doanh nghiệp được điều tra đều là những doanh nghiệp có chỉ tiêu đạt doanh thu trên một tỉ một năm và có số lượng lao động thường xuyên từ 20 đến 15 người , số hộ quy mô lớn là 4% của số hộ quy mô lớn hiện có, những cơ sở được điều tra đều là những cơ sở có số doanh thu dưới một tỉ đến năm trăm triệu một năm và số hộ quy mô vừa và nhỏ được điều tra là 0.3% số hộ có quy mô vừa hiện có những cơ sở được điều tra đều là những cơ sở có doanh thu từ năm trăm triệu đến ba trăm triệu trên một năm và số người lao động thường xuyên là từ 10 đến 7 người lao động.
Bảng 3.3. Số lƣợng cơ sở sản xuất hiện có và số lƣợng cơ sở sản xuất điều tra
ĐVT: Cơ sở Cơ sở sản xuất Phường
Đồng Kỵ
Xã Phù khê
Xã
Hương Mạc Tổng Số lƣợng hiện có
Doanh nghiệp 56 41 38 135
Hộ sản xuất quy mô lớn 213 170 157 540
Hộ sản xuất quy mô vừa 4.514 3.042 2.950 10.506
Số lƣợng điều tra
Doanh nghiệp 8 6 6 20
Hộ sản xuất quy mô lớn 10 8 7 25
Hộ sản xuất quy mô vừa 12 10 8 30
30 24 21 75
Ngoài điều tra các cơ sở sản xuất, chúng tôi còn điều tra người lao động. Số lượng lao động điều tra mỗi loại mô hình cơ sở sản xuất, chúng tôi điều tra được
là 30 người lao động. Tổng số lao động điều tra là 90 người lao động. Phương pháp chọn mẫu điều tra là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung điều tra cơ sở sử dụng lao động bao gồm: Thông tin về chủ hộ (tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của chủ cơ sở, mặt hàng kinh doanh chính, tình hình lao động của cơ sở, đào tạo nghề không, hợp động lao động, hình thức trả lương, bảo hiểm, …..)
Nội dung điều tra người lao động tại cơ sở sản xuất bao gồm: Thông tin về người lao động (tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc, thu nhập bình quân của người lao động theo ngày/ theo tháng.
Chế độ đãi ngộ, đào tạo nghề nâng cao, trang bị bảo hộ lao động, các bệnh nghề nghiệp, hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm ….)
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp sau được sử dụng để phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này để phản ánh thực trạng quản lý lao động tại các cơ sở có sử dụng lao động làm thuê, các cơ chế chính sách của Nhà nước về lao động đang được áp dụng và các quyền lợi mà người lao động được hưởng.
Phương pháp thống kê so sánh
Dùng để so sánh các chỉ tiêu phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động Hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm
- Thời gian lao động/ ngày - Tiền lương bình quân/ tháng - Tỷ lệ cơ sở thực hiện đúng HĐLĐ - Tiền lương, thưởng và các khoản khác - Số lượng lao động được đào tạo nghề
- Tỷ lệ lao động được hưởng các chính sách đãi ngộ.
- Số lượng các tai nạn nghề nghiệp
- Số lao động được tạo việc làm( giới, lao động địa phương – lao động nơi khác…)
- Tỷ lệ lao động được chính quyền quản lý