Tình hình sử dụng đất đai của Thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của Thị xã Từ Sơn

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của Thị xã Từ Sơn ( 2013-2015)

Loại đất

2013 2014 2015 So sánh (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu

(%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân

I. Đất nông nghiệp 2.887 47,00 2.792 45,00 2.723 44,00 96,71 97,52 97,11

1. Đất sản xuất nông nghiệp 2.702 93,59 2.611 93,52 2.544 93,43 96,63 97,60 97,11

- Đất trồng cây hàng năm 2.656 98,29 2.570 98,00 2.508 98,00 96,76 97,59 97,17

- Đất trồng cây hàng năm 46 1,71 41 2,00 36 2,00 89,00 87,80 88,40

2. Đất nuôi chồng thủy sản 185 6,41 181 6,48 179 6,00 97,84 98,89 98,36

II. Đất phi nông nghiệp 3.225 52,00 3.320 54,00 3.389 55,00 102,95 102,08 102,51

1. Đất ở 793 24,59 812 24,45 828 24,43 102,00 101,00 101,50

- Đất ở nông thôn 378 47,66 397 48,89 410 49,52 105,30 103,30 104,30

- Đất ở đô thị 415 52,34 415 51,11 418 50,48 100,00 100,72 100,36

2. Đất chuyên dùng 2.175 67,44 2.251 67,80 2.283 67,00 103,49 101,42 102,46

. Đất SXKD 734 33,74 752 33,40 762 33,00 102,45 101,33 101.89

. Đất có mục đích công cộng 1.441 66,26 1.499 66,60 1.521 67,66 104,02 101,47 102,75

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 24 0,74 24 0,72 24 0,71 100,00 100,00 100,00

4. Đất nghĩa trang,nghĩa địa 59 1,83 59 1,77 59 2,00 100,00 100,00 100,00

5. Đất sông suối,mặt nước 167 5,18 167 5,00 167 5,00 100,00 100,00 100,00

6. Đất phi nông nghiệp khác 7 0,22 7 0,26 7 0,20 100,00 100,00 100,00

III. Đất chƣa sử dụng 21 1,00 21 1,00 21 1,00 100,00 100,00 100,00

Tổng số 6.133 6.133 6.133

Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.133 ha; chiếm 7,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, diện tích phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Toàn thị xã có 7 phường và 5 xã, phường có diện tích lớn nhất là phường Đình Bảng với 830,10 ha (chiếm 13,5% diện tích của Thị xã), phường Đông Ngàn có diện tích nhỏ nhất với 111,04 ha (chiếm 1,8% diện tích của Thị xã).

Ngược lại với xu hướng trên đó là sự tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó diện tích đất nhà ở và đất chuyên dùng tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động trên đó là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thị xã trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ. Hiện tại ở Thị xã có nhiều khu công nghiệp đang thu hút được vốn đầu tư và có xu hướng mở rộng diện tích bên cạnh đó là việc xây dựng và mở rộng các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm còn diện tích đất phi nông nghiệp lại tăng lên. Trước tình hình sử dụng đất đai như hiện nay thì thị xã cần phải có những chính sách phân bổ và sử dụng đất một cách hợp lý để tạo điều kiện cho tất cả các ngŕnh kinh tế có thể phát triển ổn định và cân đối.

3.1.3. Dân số và lao động

Dân số và lao động của Thị xã Từ Sơn liên tục tăng, năm 2013 dân số toàn Thị xã là 158.897 người, đến năm 2015 là 167.384 người, trung bình mỗi năm dân số tăng 2,6%. Mật độ dân số trung bình 2.601 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã phường trên địa bàn thị xã: Cao nhất là phường Đông Ngàn với mật độ 7.340 người/km2 và thấp nhất là Xã Tam Sơn với mật độ dân số 1.666 người/km2. Điều này cho thấy mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên trên Thị xã.Trong những năm gần đây, dân só Thị xã có xu hứơng tăng nhanh, đóng góp một lực lượng lao động dồi dào, làm nền tảng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên sự gia tăng diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế không đáp ứng kịp đã làm cho nhu cầu về đát ở, đất xây dựng, đất canh tác, lương thực, thực phẩm tăng theo tạo lên tài nguyên đất vốn đã hẹp, kéo theo đó vấn đề an ninh, trật tự xã hội, văn hóa và môi trường cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Lao động nông nghiệp tăng dần qua các năm từ 32.567 lao động năm 2013 đến năm 2015 số lao động là 35.230. Ngược lại lao động phi nông nghiệp tăng nhanh, năm 2013 lao động phi nông nghiệp là 55.218 lao động (chiếm 62,9%), đến năm 2015 là 60.070 lao động (chiếm 64,0%), bình quân tăng 4,3%/năm. Qua đó cũng phản ánh sự phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Thị xã trong những năm qua.

Bảng 3.2. Tình hình dân số - lao động của Thị xã Từ Sơn

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 So sánh (%)

Số lƣợng (người)

Cơ cấu (%)

Số lƣợng (người)

Cơ cấu (%)

Số lƣợng (người)

Cơ cấu

(%) 2014/2013 2015/2014 Bình quân

1. Tổng dân số 158.897 100,0 165.908 100,0 167.384 100,0 104,4 100,9 102,6

- Nam 78.541 49,7 82.096 49,5 83.413 49,8 104,5 101,6 103,1

- Nữ 80.356 50,6 83.812 50,5 83.971 50,2 104,3 100,2 102,2

2. Tổng số lao động 87.785 100,0 91.862 100,0 95.300 100,0 104,0 103,7 103,8

- Lao động nông nghiệp 32.567 37,3 33.628 36,6 35.230 36,0 103,3 104,8 104,0

- Lao động phi nông nghiệp 55.218 62,9 58.234 63,4 60.070 64,0 105,5 103,2 104,3

Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Từ Sơn (2016).

Với vai trò đô thị cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn; có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thị xã Từ Sơn có nền kinh tế phát triển, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ tốt, có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó chất lượng sống đô thị và nông thôn ngày một được cải thiện nâng cao, vì vậy đây sẽ là một cực thu hút được lượng lớn lực lượng lao động và dân cư trên địa bàn tỉnh cũng như trong vùng Thủ đô Hà Nội về làm việc và sinh sống.

3.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng

Về phát triển kinh tế: Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung, Thị xã Từ Sơn nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc, Bắc Ninh đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch.

Thị xã Từ Sơn được coi là nơi đất chật người đông. Vì thế từ xưa đến nay người dân nơi đây không bao giờ chỉ trông chờ vào thửa ruộng chịu đói, chịu nghèo. Nhiều làng nghề truyền thống ở các xã, phường đã được duy trì và phát triển, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đó là làng nghề mộc mỹ thuật ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, sắt thép ở Châu Khê, dệt ở Tương Giang, giấy ở Đình Bảng.

Ngoài ra, Thị xã Từ Sơn còn nổi tiếng với những sản phẩm giò, chả, nem, bún ở làng Lã (Tân Hồng), bánh phu thê Đình Bảng, rượu nếp cẩm Đồng Nguyên.

Toàn Thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do Thị xã quản lý với tổng diện tích 196,32 ha, 1 khu công nghiệp tập trung (KCN Tiên Sơn) do tỉnh quản lý với tổng diện tích 232,28 ha. Nhìn chung khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp làng nghề đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và đi vào sản xuất, tỷ lệ lấp đầy từ 30-100%, trong đó 7 cụm công nghiệp làng nghề cơ bản xây dựng xong và đi vào sản xuất: Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê, cụm công nghiệp Lỗ Sung-Đình Bảng, cụm công nghiệp Mả Ông, cụm công nghiệp Dốc Sặt, cụm công nghiệp dệt xã Tương Giang, cụm công nghiệp Đồng Nguyên và cụm công nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ với tổng diện tích 95,04 ha.

Đất Bắc Ninh nổi tiếng là “đất trăm nghề” với hệ thống làng nghề truyền thống xuất hiê ̣n từ rất sớm trong li ̣ch sử Trong đó , Từ Sơn là vùng đất xứng danh và mang đậm dấu ấn hơn cả . Theo sách “ Bắc Ninh phong thổ ta ̣p ký” thì ở vùng Đông Ngàn, Từ Sơn thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã nổi tiếng với nhiều kỹ nghệ dân gian như: nghề nấu rượu, nghề thợ mộc, trạm khắc, nghề rèn sắt…

Về văn hoá, xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, ...Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc.

Phường Đình Bảng có di tích lịch sử đền Lý Bát Đế (hay còn gọi là Đền Đô, nơi lớn nhất thờ 8 vị vua nhà Lý), đình làng Đình Bảng, chùa Xuân Đài - hay còn gọi là Kim Đài (nơi Lý Công Uẩn từng đi tu), Thọ Lăng Thiên Đức (nơi chôn cất các vị vua nhà Lý), chùa Cổ Pháp, Đền Rồng thờ Lý Chiêu Hoàng - vị vua thứ chín của thời Lý, nhà Tam Tự đường họ Nguyễn Thạc.

Xã Tương Giang tự hào có Chùa Tiêu, là một danh thắng nổi tiếng và cũng là trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam, là nơi tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng như Thiền sư Lý Vạn Hạnh - Quốc sư, người có công nuôi dưỡng và dạy dỗ Lý Công Uẩn vị vua khai sáng Vương triều Lý.

Về giao thông: Thị xã có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh: Đường quốc lộ 1A có chiều dài 8 km, đường cao tốc quốc lộ 1B dài 4 km, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua Thị xã dài 7,5 km. Đường liên xã, trục thôn, ngõ xóm hầu hết được rải nhựa hoặc bê tông hoá.

Điện, thông tin liên lạc: Hiện nay 100% số thôn, khu phố trong toàn Thị xã đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đường dây cao thế 35 KW, 153 km đường dây cao thế 10 KW, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đường dây nhiều tuyến quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho các hộ dân còn cao.

Đến nay 12/12 xã, phường của Thị xã có điểm bưu điện văn hoá, toàn Thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)