Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 42)

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Mỗi mẫu số liệu nghiên cứu chúng ta cần xác định rõ cỡ mẫu phù hợp. Để xác định cỡ mẫu phù hợp chúng ta có công thức:

n = C

(∆ σ⁄ )2 Trong đó:

n: số quan sát cần cho nghiên cứu

C: hằng số được xác định từ xác suất sai sót loại I và loại II Δ: sai số mong muốn của nghiên cứu hiện tại

σ: độ lệch chuẩn của nghiên cứu trước

Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hiền và Nguyễn Đình Tuấn (2014) cho biết độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc LLP là 0.648. Nghiên cứu chấp nhận sai số trong vòng 0.2 với khoảng tin cậy 95% (β = 0.5) tức là chấp nhận sai sót loại I là 5% và xác suất sai sót loại 2 là 5%. Từ đó xác định được hằng số C là 13, cho nên số quan sát cần thiết là:

n = 13

(0.2 0.648)⁄ 2 = 136.47 (quan sát) Như vậy số quan sát cần thiết cho nghiên cứu là 137 quan sát.

Qua khảo sát các số liệu có thể thu thập từ các website lưu trữ BCTC của các NHTM có niêm yết trên các sàn giao dịch khác nhau, tác giả xác định có 23 NHTM cổ phần phù hợp để lấy mẫu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006 – 2016. Như vậy tổng cộng có 10*23=230 quan sát, đáp ứng yêu cầu về số lượng mẫu quan sát tối thiểu.

Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn chọn mẫu 23 ngân hàng thương mại cổ phần trong tổng số 31 ngân hàng TMCP tai Việt Nam (số liệu cập nhật tại thời điểm 31/12/2016) chiếm tỷ lệ 74.19% chi tiết ngân hàng được mô tả ở bảng 3.2, đây là tất cả ngân hàng có báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng chi tiết qua tất cả các năm quan sát từ 2006 đến 2016. Thời gian nghiên cứu bám sát thời gian triển khai viết đề tài nghiên cứu, ngoài ra từ năm 2006 đánh dấu nhiều sự tiến bộ vượt bậc của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thể hiện qua tăng trưởng tín dụng vượt trội, lợi nhuận đạt mức tối đa, cũng là năm đánh dấu thí điểm cổ phần hóa các ngân hàng có vốn nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 3.2 Danh sách các ngân hàng được chọn mẫu số liệu để nghiên cứu

STT Mã chứng khoán Tên ngân hàng Sàn niêm

yết

1 ABB Ngân hàng Thương mại cổ phần An

Bình OTC

2 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á

Châu HNX

3 BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam HSX

4 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Công thương Việt Nam (Vietinbank) HSX

5 EIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

(Eximbank)

HSX

6 HDBANK Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ

Chí Minh OTC

7 MARITIMEBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần

Hàng hải Việt Nam OTC

8 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Quân đội HSX

9 NAMABANK Ngân hàng TMCP Nam Á OTC

10 NVB Ngân hàng Thương mại cổ phần

Quốc Dân HNX

11 OCB Ngân hàng Thương mại cổ phần

Phương Đông OTC

12 SAIGONBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công

thương OTC

13 SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài

Gòn OTC

14 SEABANK Ngân hàng TMCP Đông Nam Á OTC

15 SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài

Gòn - Hà Nội HNX

16 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài

Gòn Thương Tín (Sacombank) HSX

17 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt

Nam (Techcombank) OTC

18 TPBANK Ngân hàng TMCP Tiên Phong OTC

19 VCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank)

HSX

20 VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần

Quốc tế Việt Nam UPCOM

21 VIETABANK Ngân hàng TMCP Việt Á OTC

22 VIETBANK Ngân hàng Việt Nam Thương Tín OTC

23 VPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Việt Nam Thịnh Vượng OTC

Nguồn: Trang wed https://cafef.vn/

3.2.2 Thu thập dữ liệu

Số liệu được thu thập thủ công từ BCTC và báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên HOSE, HNX và OTC. BCTC của các NHTM cổ phần được thu thập chủ yếu từ trang web http://cafef.vn/.

Trong nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố tác động đến dự phòng RRTD của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2006 đến 2016 sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính theo năm của các NHTM Việt Nam niêm yết trên HOSE, HNX và OTC trong giai đoạn 2006 -2016. Đây là loại dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo (cross –section) và dữ liệu thời gian (time series) nên phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)