Kết quả ước lượng

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 57)

Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.3 Phân tích hồi quy

4.3.3 Kết quả ước lượng

Sau khi khắc phục tác động của hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan bằng phương pháp GLS, kết quả từ bảng 4.5 cho thấy các biến EBTP, LLP_L1, NPL, MCAP, POST đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, nên đưa vào mô hình là hoàn toàn thuyết phục.

Phương trình hồi quy:

LLP = 0.0055 + 0.1476 EBTP + 0.6008 LLP_L1 + 0.1227 NPL– 0.2123 MCAP – 0.0012 POST – 2.6445 EBTP*MCAP – 3.2474 MCAP*SIGN – 40.8403 MCAP*EBTP*SIGN + ε

Phương trình hồi quy cho thấy tác động cùng chiều của lợi nhuận trước thuế và dự phòng với dự phòng rủi ro tín dụng và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, với kết quả như vậy có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H1: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng càng tăng thì LLP càng tăng.

Giả thuyết H2 cho rằng lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm trước càng tăng thì LLP càng tăng. Tuy nhiên, trong kết quả hồi quy GLS, biến lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm trước (SIGN) có p_value = 41.10% > β = 10%. Như vậy, chưa có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H2 tại mức ý nghĩa 10%.

Giả thuyết H3 cho rằng dự phòng rủi ro tín dụng năm trước của ngân hàng có tác động cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng. Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy hệ số biến dự phòng rủi ro tín dụng năm trước (LLP_L1) có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H3: Dự phòng rủi ro tín dụng trong quá khứ của ngân hàng có tác động cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng

Giả thuyết H4 cho rằng quy mô ngân hàng sẽ có tác động cùng chiều với dự phòng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong kết quả hồi quy GLS, biến quy mô ngân hàng (SIZE) có p_value = 12.3% > β = 10%. Như vậy, chưa có đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết H4 tại mức ý nghĩa 10%.

Giả thuyết H5 cho rằng tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng càng giảm. Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy hệ số biến tỷ lệ vốn cấp 1 (MCAP) có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H5: Tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng càng lớn thì LLP càng giảm.

Từ kết quả hồi quy có thể thấy hệ số của biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPL) có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Như vậy chưa có bằng chứng để bác bỏ giả thuyết tỷ lệ nợ xấu tăng thì mức dự phòng rủi ro tài chính tăng. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thuyết H6: Tỷ lệ nợ xấu càng tăng thì LLP càng tăng.

Hệ số hồi quy của biến POST (biến giả nhận giá trị là 1 nếu trước thời gian khủng hoảng và nhận giá trị là 0 nếu sau thời gian khủng hoảng) có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Như vậy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn trước khủng hoảng tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn sau khủng hoảng. Do đó, có cơ sở để chấp nhận giả thuyết H7: Sau thời kỳ khủng hoảng 2008, LLP của các NHTM tăng nhanh hơn so với thời kỳ trước.

Hệ số biến tương tác EBTP*MCAP có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy rằng khi kết hợp 2 yếu tố lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng và yếu tố tỷ lệ vốn cấp 1 thì các biến này sẽ giải thích cho mô tốt hơn khi không có biến tương tác. Từ kết quả hồi quy có thể tóm lược LLP = 0.529 EBTP – 0.026 MCAP + 0.67 MCAP*EBTP. Khi trung bình EBTP tăng 1 đơn vị thì tác động của MCAP lên LLP tăng 0.644 đơn vị. Khi MCAP tăng trung bình 1 đơn vị thì tác động của EBTP lên LLP tăng 1.199 đơn vị.

Hệ số biến tương tác SIGN*MCAP có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Từ kết quả hồi quy có thể tóm lược LLP = 0.0498 SIGN– 0.2123 MCAP – 3.2474 MCAP*SIGN. Khi trung bình SIGN tăng 1 đơn vị thì tác động của MCAP lên LLP giảm 3.4597 đơn vị. Khi MCAP tăng trung bình 1 đơn vị thì tác động của SIGN lên LLP giảm 3.1976 đơn vị.

Hệ số tương tác MCAP*EBTP*SIGN có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy sự kết hợp 3 yếu tố tương tác có tác động âm đến dự phòng rủi ro tín dụng.

Từ những nhận xét trên nghiên cứu tóm lược kết quả các giả thuyết thống kê như sau:

Bảng 4.6 Kết luận các giả thuyết thống kê Giả

thuyết Diễn giải P-value Kết luận

(độ tin cậy 90%) H1 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng càng

tăng thì LLP càng tăng 0.007 Chấp nhận

H2 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm

trước càng tăng thì LLP càng tăng 0.411 Không chấp nhận H3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng năm trước 0.000 Chấp nhận H4 Quy mô ngân hàng càng lớn thì LLP

càng tăng. 0.123 Không chấp nhận

H5 Tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng càng lớn

thì LLP càng giảm. 0.006 Chấp nhận

H6 Tỷ lệ nợ xấu càng tăng thì LLP càng tăng 0.000 Chấp nhận

H7

Sau thời kỳ khủng hoảng 2008, LLP của các NHTM tăng nhanh hơn so với thời kỳ trước.

0.077 Chấp nhận

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)