Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 62)

Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Biến số Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro (EBTP)

Có nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tín dụng. Nghiên cứu của Levetis và cộng sự (2012) tìm ra mối liên hệ cùng chiều giữa LLP và lợi nhuận trước thuế và dự phòng khi sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng thương mại thuộc khối Liên minh Châu Âu để làm mẫu quan sát, hệ số EBTP là dương và có ý nghĩa thống kê, kết luận LLP được sử dụng cho mục đích quản lý thu nhập. Anandarajan và cộng sự

(2006) kết luận có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập trước thuế và LLP trên tổng tài sản và LLP, các ngân hàng sử dụng LLP để quản lý thu nhập. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ozili 2015, Curcio, Hasan 2008. Tại Việt Nam, biến thu nhập trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và thuế trên tổng tài sản được kỳ vọng là có tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, và kết quả thực nghiệm đã chấp nhận giả thuyết này. Nghiên cứu của Greenawalt và Sinkey (1988) đưa ra giả thuyết về mối tương quan mạnh mẽ giữa LLP, lợi nhuận trước thuế và dự phòng RRTD, theo đó giả định rằng các nhà quản lý ngân hàng có động lực để điều chỉnh lợi nhuận, khi lợi nhuận trước thuế và dự phòng dự kiến thấp, chi phí dự phòng RRTD được cố ý điều chỉnh giảm để làm nhẹ bớt tác động bất lợi của các yếu tố khác lên kết quả lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng như một công cụ để thực hiện mục đích quản lý thu nhập, làm tăng/giảm thu nhập của ngân hàng.

Biến số Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro năm trước

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy không có cơ sở để kết luận cho mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm trước và dự phòng RRTD của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Anandarajan và cộng sự (2006).

Anandarajan và cộng sự (2006) đưa ra lý thuyết báo hiệu cho rằng LLP được sử dụng để báo hiệu những thay đổi tích cực trong thu nhập tương lai mong đợi một mối liên hệ tích cực giữa LLPs và thay đổi thu nhập trước một năm, tuy nhiên kết quả cho thấy mối liên quan tiêu cực đáng kể ở mức ý nghĩa 1%, LLP dường như không được sử dụng như một công cụ báo hiệu, vì bằng chứng không cho thấy mối liên hệ tích cực đáng kể giữa LLP và những thay đổi thu nhập trong quá khứ. Như đã nêu trước đây, những phát hiện không nhất quán này có thể được quy cho thực tế

là tín hiệu có thể được xem như là một chi phí chứ không phải là một hình thức của lợi nhuận trong tương lai.

Biến số Dự phòng rủi ro tín dụng năm trước

Trong nghiên cứu của Suluck và Supat (2012) chỉ ra rằng hệ số độ trễ của biến phụ thuộc có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc đối với hầu hết các ngân hàng, điều đó cho thấy dự phòng rủi ro có tính xu hướng kéo dài, tức là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ở quá khứ cao sẽ có xu hướng tác động làm tăng tỷ lệ dự phòng tín dụng ở hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức ý nghĩa 1% mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng năm trước và dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016 có ý nghĩa thống kê. Như vậy giả thuyết cho rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong quá khứ của ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng được xác nhận bởi số liệu thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu trên.

Biến số Quy mô ngân hàng

Không có cơ sở để kết luận quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, kết quả này không tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Leventis và cộng sự (2012); Curcio và Hasan (2008) cho rằng khi gia tăng tài sản, ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động tín dụng khiến gia tăng tiềm ẩn nợ xấu và dẫn đến dự phòng rủi ro tín dụng tăng. Kết quả nghiên cứu cũng không tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014) kết luận quy mô ngân hàng càng lớn thì dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, ngân hàng có quy mô lớn có vốn chủ sở hữu lớn nên không chịu áp lực tăng vốn, do vậy có động cơ phát tín hiệu ra thị trường về chất lượng tín dụng tài sản tăng do được lập dự phòng đầy đủ đảm bảo cho khoản vay được dự phòng an toàn. Ngược lại, ngân hàng quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, chịu áp lực tăng vốn nên có động cơ tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách, trong đó bao gồm tăng lợi nhuận nhờ vào việc trích lập dự phòng rủi ro thấp.

Biến số Tỷ lệ vốn Cấp 1

Giả thuyết quản lý vốn dự đoán rằng tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu có liên quan tiêu cực đến các khoản dự phòng RRTD vì các nhà quản lý ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp làm tăng tỷ lệ này bằng cách tính thêm các khoản dự phòng rủi ro cho vay để giảm chi phí theo quy định tỷ lệ an toàn vốn. Từ kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết đưa ra là phù hợp với hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016, khi tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu thấp ngân hàng lựa chọn tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhầm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của ngân hàng nhà nước. Kết quả nghiên cứu phù hợp với Leventis và cộng sự (2012) sử dụng mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ vốn cấp 1 kiểm tra giả thuyết quản lý vốn. Tỷ lệ vốn cấp 1 được đo bằng tỷ lệ vốn đầu tư cấp 1 trước khi trích dự phòng rủi ro chia cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tổng vốn (TRC) là tổng vốn cấp 1 (MCAP) và vốn cấp 2 và được sử dụng để quan sát liệu LLP có được sử dụng để quản lý TRC hay không. Một dấu hiệu tiêu cực về hệ số MCAP cho thấy rằng các ngân hàng vốn hóa kém tăng LLP để tăng vốn ngân hàng để tránh vi phạm yêu cầu về vốn. Nghiên cứu của Hasan và Wall, 2004; Ajekwe và cộng sự, 2017;

Anandarajan và cộng sự, 2007; Curcio và Hasan, 2008 cũng cho kết luận tương tự.

Biến số Nợ xấu

Biến số nợ xấu đo lường các khoản nợ cần được trích lập dự phòng RRTD của ngân hàng, nó có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Về mặt lý thuyết, khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên dẫn đến các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro tín dụng lên để đảm bảo đúng quy định, từ đó làm tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và ngược lại, kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản càng cao thì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, kết quả này phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu của các tác giả Perez và cộng sự, 2006; Packer và Zhu, 2012.

Biến số Ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái

Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn trước khủng hoảng tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn sau khủng hoảng, phù hợp với nghiên cứu của Caporale và cộng sự (2015) sử dụng dữ liệu bảng tập hợp hơn 400 ngân hàng Italia trong giai đoạn 2001-2012 để kiểm tra những yếu tố chính tác động đến LLP trong đó có chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến LLP theo cách phi tuyến tính, phản ánh cuộc suy thoái kép trong giai đoạn 2008-2012. Hệ số âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy sự cùng chiều của LLP và thời kỳ tăng trưởng kinh tế. Lập luận LLP có tính chu kỳ vì nó củng cố tình trạng hiện tại của nền kinh tế, khi các ngân hàng bước vào thời kỳ suy thoái, các nhà quản lý làm giảm cho vay và tăng LLP. Việc tăng trích lập dự phòng ngân hàng trong thời kỳ suy thoái sẽ làm giảm thêm biên lãi ròng của ngân hàng và giảm lợi nhuận chung của ngân hàng và làm xấu đi tình trạng của các ngân hàng trong thời kỳ suy thoái.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu khi phân tích các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016, trong chương cuối cùng này sẽ tóm tắt những nội dung chính trong toàn bộ bài nghiên cứu từ đó có đề xuất cho các nhà quản lý ngân hàng, các nhà đầu tư, Ngân hàng nhà nước trong vấn đề liên quan đến dự phòng rủi ro tín dụng đồng thời nêu lên những hạn chế chưa thể khắc phục trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)