Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 59)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá điều kiện, kinh tế - xã hội của huyện Yên Định

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 17,66%, vượt 0,61% so với Nghị quyết Đại hội đề ra, tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu năm 2015 đạt 2 795,18 tỷ đồng gấp 2,25 lần năm 2010, bình quân thu nhập đầu người 35,365 triệu đồng năm 2015, vượt 5,33 triệu đồng so với đại hội.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp.

Năm 2016 cơ cấu các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại là 33,08% - 32,94% - 33,98% (năm 2010: 41,44% - 19,23% - 39,33%). Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng cao thể hiện sự chuyển dịch nền kinh tế địa phương theo hướng CNH - HĐH. Đáng chú ý là, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong 5 năm vẫn có 101 doanh nghiệp được thành lập, đến nay có 245 doanh nghiệp và có 44 HTX (trong đó có 30 HTX dịch vụ nông nghiệp và 14 HTX tín dụng, dịch vụ điện, nước) các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực xây dựng cơ bản, dịch vụ vận tải, khách sạn, nhà hàng, khai thác đá, nuôi trồng thuỷ sản.... Hoạt động của các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân đó góp phần tích cực tạo việc làm tại chỗ và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. (UBND huyện Yên Định, 2015).

4.1.2.2. Chuyn dch cơ cu kinh tế.

Bng 4.1. Cơ cu kinh tế các ngành ca huyn

Ch tiêu Năm 2010 Năm 2016

Nông- Lâm nghiệp(%) 41,44 33,08

CN-XDCB(%) 19,23 32,94

Dịch vụ thương mại(%) 39,33 33,98

Những năm 2010- 2016 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng, nông lâm- thuỷ sản giảm.

Trong thời gian tới huyện cần khai thác tốt các lợi thế cho phát triển với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.2.3. Thc trng phát trin các ngành kinh tế a. V sn xut Nông nghip

Trong giai đoạn 2010 - 2016, huyện đã chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt kết quả khá toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2016 đều đạt và vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất/ha canh tác (theo giá HH) năm 2016 là 1125,2 tỷ đồng.

Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh (Bình quân 5 năm từ 2010 đến 2016 ngành chăn nuôi tăng 52,5%; (KH năm 52%) tăng 4,6% so vơí cùng kỳ. (mặc dù phân ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế); giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó điển hình là mô hình kinh tế trang trại.

- Trng trt:

Sản xuất ngành trồng trọt vẫn được duy trì ổn định ở cả 3 vụ trong năm.

Trình độ thâm canh của nông dân được nâng lên. Việc triển khai quy hoạch vùng chuyên canh trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa; thực hiện việc dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học kỷ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất. Do đó năng suất lúa năm 2016 đạt 66,15 tạ/ha/năm, tiếp tục mở rộng phát triển cây trông có giá trị kinh tế cao như ít xuất khẩu, Bưởi Diễn, rau màu các loại ... Vụ đông năm 2016 gieo trông với diện tích đạt 5876,1 ha. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2016 đạt 150 495 tấn, bằng 107,5 % KH năm, tăng 2,2 % so với cùng kỳ.

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi đã có hướng thay đổi cơ bản theo mô hình gia trại và trang trại tập trung xa khu dân cư vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Chăn nuôi phát triển toàn diện: Đàn trâu 9.746 con, tăng 3% so với cùng kỳ; duy và phát triển ổn định đàn bò 19.582 con (Bò lai sin 16.881 con, tăng 0,2%

so với cùng kỳ); đàn lợn 59.068 con, tăng 0,5% so với cùng kỳ (đàn nái ngoại 3.138 con, tăng 0,6% so với cùng kỳ). Đàn gia cầm 1,278 triệu con, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng 24.986 tấn, đạt 99,94% KH năm.

Phát triển mạnh chăn nuôi trong những năm vừa qua đã tạo ra sự chuyển

dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp cơ bản là tích cực và đi đúng hướng. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế nói chung, vào thị trường và các giải pháp về khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất trong ngành.

Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, năm 2016 chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp không tính được hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.

Kinh tế trang trại: Đây là mô hình kinh tế được xác định là mũi nhọn trong tổ chức sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại tiếp tục duy trì và phát triển, đến nay toàn huyện có 878 trang trại, gia trại, trong đó có 106 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều trang trại sản xuất đạt hiệu quả cao. Có thêm 04 trang trại đạt tiêu chí so với năm 2014.

* Nhn xét chung v tình hình phát trin sn xut nông nghip:

Ngành nông nghiệp đã thành công trong việc tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp bằng việc thâm canh tăng vụ và chuyển dịch từ trồng cây năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao sang các loại cây có năng suất, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao.

Đã bước đầu hình thành các vùng chuyên canh. Ngành trồng trọt đã có sự phát triển đúng hướng, từng bước gắn sản xuất với thị trường bằng việc phát triển các loại cây có thị trường tiêu thụ ổn định (ít xuất khẩu, rau xanh, hoa quả, hoa tươi). Hàng hoá nông sản của huyện đã và đang được khẳng định trên thị trường ngoài vùng như rau quả và hoa tươi, gia cầm...

Cơ sở vật chất cho trồng trọt được tăng cường, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện... đồng thời, người lao động đã hình thành một cách tự nguyện các tổ liên gia, các hội nghề nghiệp giúp nhau trong lao động, nhờ vậy năng suất lao động ngày được nâng cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tưới tiêu, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

v.v... Công tác khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh được quan tâm, nên năng suất cây trồng tăng nhanh. Nhiều giống mới, năng suất cao đã được chuyển giao cho nông dân mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi bước đầu thu được kết quả nhất định về năng suất và sản lượng (Bò lai Sin, lợn hướng nạc).

Một số mặt còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp:

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu do đó chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của huyện.

- Phong trào phát triển không đều ở các xã. Cùng điều kiện thời tiết, khí hậu, cùng cơ chế chính sách có xã làm tốt nhưng có những xã chưa có kết quả.

b) Ngành công nghip, TTCN – XDCB

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất bình quân đạt 816,1 tỷ đồng/năm, tăng 26,8%.

* Công nghip và tiu th công nghip:

Theo số liệu thống kê đến nay, trên địa bàn huyện Yên Định có 253 doanh nghiệp, Trong năm, đã thành lập mới 24 doanh nghiệp, 16 doanh nghiệp đóng mã số thuế và giải thể do hoạt động kinh doanh không hiệu quả; tổng số hiện nay có 253 doanh nghiệp (234 DN đang hoạt động, 19 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động), nhiều doanh nghiệp đầu tư vốn lớn và thu hút nhiều lao động như: Công ty TNHH TSViNa, các nhà máy gạch Tuynel; Cty Bò sữa Thống nhất; nhà máy giầy xuất khẩu ALENA... giải quyết việc làm cho 5.000 lao động địa phương với mức thu nhập thường xuyên từ 2.500.000 - 4.500.000 đồng/người/tháng.

* Ngành xây dng:

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng kế hoạch, nhiều công trình đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả.

Công tác quản lý xây dựng từng bước được đổi mới và đi vào nề nếp. Nhiều khu dân cư mới được xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình nhà ở dân dụng được xây dựng đảm bảo, các khu dân cư cũ được chỉnh trang phù hợp với xu thế phát triển của huyện. Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn ước đạt 1.584,2 tỉ đồng, bằng 107% KH, tăng 27% so với cùng kỳ. Mặc dù giá nguyên vật liệu (xi măng, sắt thép) liên tục biến động nhưng các công trình đang thực

hiện vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ như: Đường nối tỉnh lộ 516B- Quốc lộ 45;

Đường làng Mố (Yên Thọ) - Quý Lộc; công sở, TT Văn hóa các xã... Một số công trình tiếp tục hoàn thiện để tiến hành bàn giao như: hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Định Long, Định Liên, đường vành đai phía bắc thị trấn Quán Lào,... Phối hợp với tỉnh triển khai giám sát thi công các công trình tỉnh làm chủ đầu tư đảm bảo theo kế hoạch và quy trình đầu tư.

* Nhn xét chung v tình hình phát trin công nghip - xây dng:

Công nghiệp - xây dựng trong những năm gần đây đã phát triển đúng hướng, phát huy được các tiềm năng sẵn có của huyện như tài nguyên vật liệu xây dựng, tiềm năng lao động. Tuy nhiên, một số tiềm năng chưa được khai thác đúng mức vào phát triển công nghiệp.

Sự hình thành và phát triển nhiều doanh nghiệp mới trên địa bàn đã và đang góp phần đáng kể cho sự chuyển dịch cơ cấu của huyện trong thời gian tới.

Một số doanh nghiệp đã có ý thức đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã tốt, được thị trường chấp nhận. Nhưng vẫn còn doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế không cao.

Huyện Yên Định có những làng nghề truyền thống và lâu đời của tỉnh.

Mặc dù đã có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển của cả tỉnh và huyện nhưng các nghành nghề truyền thống phát triển vẫn cầm chừng, động lực cho quá trình tăng tốc không rõ ràng, một số nghành nghề truyền thống lại mai một theo thời gian.

c. V hot động ca ngành tài chính, thương mi, dch v

Các ngành dịch vụ giữ mức tăng trưởng ổn định, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Giá trị dịch vụ bình quân hàng năm đạt 1626,1 tỷ đồng, tăng 13,5%/năm. Tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 24,87 triệu USD, bằng 113,1% KH, tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Kết cấu hạ tầng dịch vụ phát triển nhanh như hệ thống chợ nông thôn, Trung tâm thương mại thị trấn Quán Lào, Viễn thông, Bưu điện, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ sửa chữa, xe buýt công cộng.... Một số hợp tác xã dịch vụ vận tải được thành lập và phát triển tốt. Các điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa đã được quy hoạch, từng bước đầu tư nâng cấp, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch vào địa bàn.

* Thương mi:

Vai trò cung ứng đã được chuyển từ khu vực thương nghiệp quốc doanh sang khu vực thương nghiệp tư nhân, các hàng hoá thiết yếu được lưu thông thuận lợi, vận hành theo cơ chế thị trường.

Huyện đã có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các siêu thị, các trung tâm thương mại, chợ... nhằm tạo sự thuận lợi, tính đa dạng và hiện đại trong sự chọn lựa mua sắm của người dân, nâng cao văn minh thương mại.

Tuy nhiên, do quy hoạch còn thiếu sự đồng bộ và chưa hợp lý, việc nâng cấp và xây mới các chợ theo hình thức BOT, BT vẫn còn chậm do chưa thu hút được đầu tư vào lĩnh vực này, vẫn còn nhiều người bán hàng rong mà chưa có các chính sách, chế tài để tập trung họ vào một địa điểm nào đó để buôn bán, làm mất mỹ quan và văn minh thương mại.

Hoạt động xuất nhập khẩu đã được khôi phục và từng bước phát triển, một số mặt hàng đã được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài với số lượng lớn như: đá ốp lát, mây tre đan mỹ nghệ, hàng may mặc... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và một số hàng tiêu dùng cao cấp.

* Du lch:

Trong thời gian qua, tỉnh và huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư để phát huy hết khả năng về du lịch của huyện nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tiềm năng của huyện. Các khách sạn, nhà hàng, … được đầu tư nâng cấp. Cơ sở hạ tầng các khu du lịch đang được đầu tư để trở thành các điểm du lịch, vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh và du khách đến huyện. Một số các điểm tham quan du lịch khác cũng đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp như: Đền thờ bà Ngô thị Ngọc Giao (ở Định Hòa); Đền thờ Khương Công Phụ (Ở Định Thành); Đền thờ Đào Cao Mộc (ở Yên Trung); Đền Đồng Cổ (ở Yờn Thọ); và nhiều di tớch khỏc. Đây là tiềm năng lớn

để phát triển du lịch.

* Các dch v khác:

- Vận tải: Dịch vụ vận tải được tăng cường quản lý, chất lượng, phương tiện từng bước được nâng cao. Giai đoạn 2010-2015, khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách tăng lên theo từng năm; mở thêm tuyến xe buýt và hãng Taxi đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Tài chính, ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng

trên địa bàn huyện đã đa dạng hoá các hình thức khai thác nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Dư nợ tín dụng năm 2015 là 1808,7 tỷ đồng, tăng 16,1 % so với cùng kỳ.

- Bưu chính, viễn thông: Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển nhanh, có nhiều tiến bộ trong phục vụ, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Đến nay đã lắp đặt được 5 783 máy cố định và 53 872 máy di động, bình quân 55 máy/ 100 dân, các điểm bưu điện văn hoá xã hoạt động có hiệu quả.

* Đánh giá chung khu vc kinh tế dch v:

Ngành dịch vụ đã có sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng phục vụ, đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau, tuy nhiên các phân ngành dịch vụ có thế mạnh và là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn bộ lĩnh vực dịch vụ cần được phát triển nhanh và mạnh như: du lịch, tài chính - ngân hàng...

Ngành dịch vụ đang tạo nhiều việc làm cho xã hội, nhưng với sức ép việc làm hiện nay thì mức thu hút lao động của ngành dịch vụ còn chưa thoả đáng.

(UBND huyện Yên Định, 2016)

4.1.2.4. Dân s, lao động, vic làm và thu nhp a, Dân s

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2016, dân số của huyện là 161,507 người, mật độ dân số 707 người/ km2. Dân số nông thôn 147.129 người, dân số đô thị 15.380 người. Số người trong độ tuổi lao động là 89.105 người. Trong năm 2016, tổ chức cho 650 người đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trong năm là 5.342 người; số lao động được đào tạo trong năm khoảng 1.633 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 đạt 0,06%, tỷ lệ sinh là 0,11%. Điều đó chứng tỏ công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc y tế có nhiều tiến bộ.

b, Lao động và vic làm

Dân số huyện Yên Định thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động có chiều hướng tăng: năm 2010 là 94 005 người, đến năm 2016 là 89 105 người.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 84 632 người; trong đó

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)