Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Yên Định
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Yên Định
Trong những năm gần đây, cùng với sự hoàn thiện hóa của hệ thống pháp luật chính sách về đất đai, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Yên Định đã thu được những thành tích khả quan, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cụ thể được thể hiện qua 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. (UBND huyện Yên Định, 2015).
4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân Huyện Yên Định đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện luật đất đai, uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức
công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.
4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ đến nay huyện đã tổ chức đo đạc, xác định địa giới hành chính của huyện và các huyện lân cận và giữa các xã trong huyện. Xây dựng nên bản đồ hành chính của huyện. Hồ sơ được lập, lưu trữ và quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập hồ sơ địa chính
Công tác điều tra khảo sát, đánh giá được huyện quan tâm nhằm phục vụ cho các dự án phát triển nông nghiệp, các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành theo định kỳ, có bổ sung, chỉnh lý hàng năm, đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2014 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Định đến năm 2020.
Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014 tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Yên Định.
Nhìn chung, trong những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành đã giúp huyện, các xã nắm chắc quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác này đã được tiến hành từ năm 1994, đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay ở dang giấy và dạng số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập các bản đồ chuyên đề của các ngành.
4.2.1.4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Do nhận thức đây là công tác quan trọng để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất đúng mục đích có hiệu quả. UBND huyện Yên Định đó giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đất đai của huyện phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, 2003 và luật đất đai năm 2013, cụ thể:
- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành cấp huyện, các xã, thị trấn và các đơn vị, tổ
chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt các tiêu chí đó được phê duyệt trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 5 năm (2011 - 2015) cấp huyện và thị trấn Quán Lào, Thống Nhất đó được UBND tỉnh xét duyệt và các loại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp xã đó được UBND huyện phê duyệt.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn cắm mốc giới các vị trí quy hoạch và quản lý tốt các vị trí đất quy hoạch cho các mục đích sử dụng đất đó được phê duyệt.
- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2016 báo cáo sở Tài nguyên môi trường để trình UBND tỉnh phê duyệt đúng nội dung, thời gian quy định.
4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên và theo đúng quy định của pháp luật. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất chưa được chặt chẽ, về cơ bản chỉ thực hiện được ở những dự án đã được phê duyệt.
Theo số liệu thống kê 2015, toàn huyện đã giao và cho thuê cho các đối tượng quản lý, sử dụng được 22882.89 ha, bằng 100% diện tích tự nhiên, trong đó:
* Giao cho các đối tượng sử dụng 18541.68 ha, chiếm 81.02% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân trong nước: 13227.10 ha = 57.8% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Tổ chức trong nước:
+ Tổ chức kinh tế: 1664.71ha = 7.27% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước: 3595.63 ha = 15.71% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Tổ chức sự nghiệp công lập: 14.96 ha = 0,07% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư: 22.9 ha = 0.1% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo: 16.37 ha = 0,07% so với tổng diện tích tự nhiên.
* Giao cho các đối tượng quản lý 4341.21 ha, chiếm 19,98% diện tích tự nhiên, trong đó:
- UBND cấp xã: 2899.68ha = 12.67% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Cộng đồng dân cư và tổ chức khác: 1441.53ha = 6.3% so với tổng diện tích tự nhiên.
Về công tác thu hồi đất tham mưu cho UBND huyện thu hồi 413.622,6 m2 đất tại 18 xã để thực hiện Dự án Nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã tỉnh Thanh Hóa, thuộc dự án Cải tạo nông nghiệp có tưới do WB tài trợ (WB7); thu hồi 365.624,8 m2 đất tại 12 xã Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa (ADB6); thu hồi 6.898 m2 đất tại xã Yên Thọ, 2.777,5 m2 đất tại xã Quý Lộc để thực hiện dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường làng Mố với đường 518 xã Yên Thọ - Quý Lộc, huyện Yên Định; Đường 528 vào khu di tích Bác Hồ xã Yên Trường.
4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trên đia bàn huyện (cải tạo nâng cấp làm mới hệ thống giao thông, xây dựng nâng cấp các công trình thủy lợi...), UBND huyện Yên Định đã xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4.2.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
Trong những năm qua, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả quan trọng. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hoàn thành, hệ thống sổ sách, hồ sơ địa chính như sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thiện theo đúng quy định.
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở TN&MT từ năm 1998 đến năm 2004 toàn huyện đã được đo đạc bản đồ địa chính mới theo hệ toạ độ VN–2000.
Trong đó: Thị trấn Quán Lào được đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, các xã
còn lại tỷ lệ 1/2000 và hoàn thiện bộ hồ sơ địa chính. Do vậy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tương đối thuận lợi. Kết quả đạt được như sau:
Tổng hồ sơ tiếp nhận là: 2078 hồ sơ, Trong đó:
- Hồ sơ đã thẩm định: 1944 hồ sơ.
- Hồ sơ chưa đến hạn trả kết quả: 134 hồ sơ.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giao dịch bảo đảm, chuyển nhượng, cho tặng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tham mưu cho UBND huyện đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường năm 2015 cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Công chức địa chính các xã, thị trấn.
4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các xã, thị trấn thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả thống kê để phòng tổng hợp báo cáo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa theo quy định. Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành theo định kỳ 5 năm.
4.2.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Sổ địa chính và các tài liệu khác như bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động chưa được kết nối mà còn mang tính thủ công, chưa chuyên nghiệp dẫn đến việc điều tra thông tin còn hạn chế.
4.2.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu các khoản phí, lệ phí… đều được thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Mọi khoản thu đều thông qua thuế và kho bạc Nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Một phần tài chính thu được từ đất đai được trích ra để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội của huyện, như đường giao thông nông thôn, trạm y tế các xã, trường học.v.v...
4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Phối hợp với Thanh tra sở Tài nguyên & Môi trường và các ngành cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước.
Các đơn thư khiếu nại trên địa bàn huyện chủ yếu về lĩnh vực đất đai, đây là vấn đề nhạy cảm, dễ gây bức xúc cho người dân. Đặc biệt là ở một số địa phương có một bộ phận nhân dân chưa hiểu biết về pháp luật hoặc hoặc cố tình không hiểu pháp luật đó có đơn kiến nghị chưa đúng thực tế; chính quyền một số xã chưa tập trung giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, dẫn đến có một số đơn thư khiếu nại vượt cấp, gây khó khăn trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai.
4.2.1.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn các văn bản thi hành Luật cho cán bộ và nhân dân trong huyện để mọi nhân dân hiểu và thực tốt Luật đất đai mà Nhà nước đã ban hành.
4.2.1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Trong những năm qua UBND huyện tiếp nhận nhiều đơn thư khiếu nại và đã giải quyết dứt điểm, trả lời bằng văn bản không để đơn thư tồn đọng. Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất (khiếu nại về giá bồi thường không hợp lý, không sát với giá thị trường, việc thực hiện bồi thường chậm) và tranh chấp đất đai.
Trong những năm qua đã làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai kịp thời. Công tác tiếp dân luôn được coi trọng và thực hiện có nề nếp, đúng nội quy, quy chế tiếp dân và luật khiếu nại tố cáo.
4.2.1.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục nhà nước quy định, thực hiện tốt cải cách thủc tục hành chính, ngày càng đơn giản hóa các thủ tục giảm bớt phiền
hà cho nhân dân. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và thực tế sử dụng đất. Hiện tượng tuỳ tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra.