2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.3.2. Tình hình sử dụng nông nghiệp ở Việt Nam
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015, Việt Nam có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.295.164 ha, dân số là 86.927 nghìn người, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.184 m2/người (Tổng cục thống kê, 2015).
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước từ năm - 2015
Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Biến động (ha)
2005 2010 2015 2005-
2010
2010- 2015
2005- 2015 Tổng diện tích
đất nông nghiệp 24.882.560 26.100.160 26.791.580 1.217.600 691.420 1.909.020 Đất sản xuất
nông nghiệp 9.415.568 10.117.893 10.295.164 702.325 177.271 879.596 Đất lâm nghiệp 14.677.409 15.249.025 15.700.150 571.616 451.125 1.022.741 Đất nuôi trồng
thủy sản 700.061 690.218 749.110 -9.843 58.892 49.049
Đất làm muối 14.075 17.562 16700 3.487 -862 2.625
Đất nông
nghiệp khác 15.447 25.462 30.456 10.015 4.994 15.009 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005, 2010, 2015) Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo tư liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì biến động về số lượng đấtnông nghiệp của nước ta trong 10 năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.1.
Đất sản xuất nông nghiệp nước ta đang có chiều hướng tăng lên, đến năm 2015 so với năm 2005 tăng lên 879.596 ha.Tuy nhiên so với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp còn thấp. Do đó cần có nhiều biện pháp thiết thực để khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích khác nhau nhằm nâng cao diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tránh mất đất sản xuất nông nghiệp.
Trong các loại đất, đất đồi núi dốc chiếm đến 70% tổng diện tích, loại đất tốt đáng kể nhất là đất đỏ bazan có diện tích 2,4 triệu ha chiếm 7,2%. Trong các loại đất
vùng đồng bằng, đất phù sa có gần 3 triệu ha, chiếm 8,7% tổng diện tích. Nếu kể thêm một số loại đất tốt khác thì Việt Nam chỉ có khoảng 20% diện tích. Diện tích đất còn lại là các loại đất xấu, có nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp như quá dốc, khô hạn, úng, phèn mặn, nghèo dinh dưỡng hoặc tầng đất quá mỏng...
Bảng 2.2. Diện tích các nhóm đất Việt Nam
Nhóm đất Diện tích (ha)
1. Cồn cát và cát biển 502.045
2. Đất mặn 991.202
3. Đất phèn 2140.306
4. Đất phù sa 2936.413
5. Đất lầy và than bùn 7.796
6. Đất xám bạc màu 2481.987
7. Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn 34.234
8. Đất đen 237.602
9. Đất đỏ vàng 15815.790
10. Đất mùn vàng đỏ trên núi 2976.313
11. Đất mùn trên núi cao 280.714
12. Đất thung lũng cho sản phẩm dốc tụ 330.814
13. Đất sói mòn trơ sỏi đá 505.298
14. Các loại đất khác 2901.953
15. Đất chưa điều tra 749.633
Nguồn: Viện QH&KTNN (2004) Đầu tư và hiệu quả khai thác đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao. Thể hiện ở tỷ lệ đất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha, cà phê đạt 7 tạ nhân/ha. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, năm 2012 thu nhập bình quân của mỗi nông dân chỉ đạt khoảng 4,2 triệu đồng/năm, tức là khoảng 350 nghìn đồng/tháng (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2012).
Chất lượng nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số chưa được tính toán khoa học, chưa sát với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất.Hơn nữa trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.
Tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng: Các nhà hoạt động chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô thành phố có áp lực ngày cànglớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.
Báo cáo về Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không đạt quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87%, và đất ở vượt 2,0%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.
Vấn đề thoái hoá đất Việt Nam đang là một thách thức to lớn.Nguyên nhân thoái hoá đất bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hậu quả của chiến tranh.Thoái hoá đất diễn ra trên quy mô rộng lớn từ đồng bằng, ven biển đến trung du miền núi.Hậu quả thoái hoá đất rất nghiêm trọng dẫn tới sự suy thoái tài nguyên động thực vật, suy giảm và mất khả năng sản xuất của đất.
Để bảo vệ môi trường đất, cần khắc phục các tồn tại đồng thời áp dụng các biện pháp ưu tiên như:
- Nghiên cứu và phổ biến công nghệ tiến bộ trong sinh học, đầu tư thâm canh, đảm bảo sản xuất bền vững nâng cao độ phì nhiêu đất.
- Đẩy mạnh trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản) có giá trị kinh tế cao trên đất dốc, nhân rộng các mô hình trang trại. Phục hồi lớp phủ thực vật bằng trồng rừng và hệ thống nông lâm kết hợp.
Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước có sự chú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, đất, phân bón…Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dựng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.
Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (Trần An Phong, 1995).
Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995).
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO của Nguyễn Đình Bồng (1995).
Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Năng Dũng (1997).
Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
Từ năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế vì sự phát triển và các thành viên khác như Viện Nghiên cứu
lúa quốc tế, Viện Nghiên cứu vì sự phát triển trong việc thực hiện dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, dự án này đặc biệt chú trọng vào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đất dốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặt đất, ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh, ...
Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hình nông lâm kết hợp gồm các loại cây ngắn ngày, cây lưu niên (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi nhằm phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Một số giống cỏ như cỏ voi đã được công nhận đưa vào hệ thống nông lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chăn nuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
Đinh Duy Khánh và Đoàn Công Quỳ (2006) đã xây dựng mô hình bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định phương án tổ chức sản xuất trên đất canh tác cho huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của huyện Gia Viễn tương đối đa dạng.
Đoàn Công Quỳ (2006) đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Trần Đình Thao (2006) đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Nghiên cứu kết luận trình độ giáo dục của chủ hộ, số lần tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật canh tác ngô, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, các biện pháp chống xói mòn đất và chất lượng ngô giống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng ngô.
Nguyễn Văn Hoàn (2007) đã sử dụng các chỉ tiêu như tổng giá trị sản phẩm, thu nhập thuần để đánh giá hiệu quả sử dụng đất và hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai của vùng núi tỉnh Bắc Giang.
Marsh and et al. (2007) trong một nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án ACIAR được tiến hành tại Hà Tây và Yên Bái đã chỉ rõ: Các hộ nông dân đã đa dạng hóa trong việc sử dụng đất nông nghiệp (trong 200 hộ thuộc tỉnh Hà Tây và Yên Bái có đến 63 LUT khác nhau). Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng linh hoạt đất đai cũng có thay đổi đáng kể và lợi ích từ trồng cây lâu năm cao hơn cây hàng năm. Đối với
cây hàng năm, việc luân canh giữa lúa và rau (cây thực phẩm) sẽ đem lại thu nhập cao hơn là luân canh giữa lúa với các loại cây khác như ngô, sắn. Thu nhập từ việc trồng hoa hay các loại cây cảnh cũng cao hơn.
Trương Văn Tuấn (2007) sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và các phương pháp xác định lượng đất bị xói mòn, rửa trôi để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trên đất dốc của các cộng đồng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy trong thực tế các cộng đồng đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ đất dốc nhưng hiệu quả của các biện pháp này như thế nào thì chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể. Do đó tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá các biện pháp canh tác trên đất dốc đang được sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo vệ, phục hồi đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đất dốc tại địa bàn. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã xác định được biện pháp canh tác xen canh cho hiệu quả cao nhất (cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường). Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy LUT điều xen sắn có hiệu quả cao hơn các LUT khác trong hạn chế xói mòn rửa trôi. Quá trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá các biện pháp canh tác trên địa bàn, vì vậy cần có những nghiên cứu về các biện pháp canh tác mới có hiệu quả hơn nhằm phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu (2008) sử dụng một số chỉ tiêu như diện tích, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2007.
Phạm Văn Dư (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
Phạm Xuân Hoàn và Ngô Đình Quế (2007) nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất sau nương rẫy của bà con người Dao tại Yên Bái. Nghiên cứu đã đề xuất giải pháp nhằm từng bước thay thế phương thức đốt nương làm rẫy của người Dao bằng cách trồng quế theo hướng có hiệu quả và ổn định.
Nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Vân và Nguyễn Thanh Trà (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được chia ra thành 3 vùng chính (vùng bãi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng) với
thế mạnh riêng của từng vùng. Trên cả 3 vùng, loại hình sử dụng đất rau – màu, mía – màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao; về hiệu quả xã hội: loại hình sử dụng đất rau – màu thu hút nhiều công lao động nhất; các loại hình sử dụng đất mía – màu, rau – màu, chuyên cá đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường.
Nguyễn Quang Tin (2011) đã nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như kỹ thuật che phủ đất tận dụng các tàn dư thực vật, kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc, kỹ thuật trồng xen canh cây trồng để giảm thiểu sự rửa trôi …tại tỉnh Yên Bái. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông lâm nghiệp cho một số huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái.
Đây là những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, chi phí đầu tư ít nhưng lại mang lại hiệu quả cao, giúp ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất đai đến 80%, tăng độ ẩm đất từ 20 – 30% và cải thiện cấu trúc của đất. Hơn nữa, các kỹ thuật này còn mang tính bảo vệ môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng lên từ 25 – 50%, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân vùng cao tỉnh Yên Bái.
Đỗ Thị Tám và Nguyễn Thị Hải (2013) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu của các tác giả Tạ Tuyết Thái và cs. (2014) với đề tài “Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đồng thời cũng chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn lại sau chuyển đổi và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Năm 2005 trên phạm vi huyện có 6 loại hình sử dụng đất với 15 kiểu sử dụng đất, đến năm 2012 có 6 loại hình sử dụng đất với 21 kiểu sử dụng đất. Diện tích tăng chủ yếu ở 2 loại hình cây lâu năm và trang trại VAC (vườn – ao – chuồng). Hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT nuôi trồng thủy sản, thấp nhất là LUT 2 lúa.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015) với đề tài
“Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 loại hình sử dụng đất vùng lòng chảo (Chuyên lúa đặc sản, 2 lúa màu, chuyên rau sản xuất theo quy trình an toàn, nuôi cá), 10 loại hình sử dụng đất vùng đất dốc có tiềm năng phát triển du lịch (ruộng bậc thang, trồng hoa, cây công nghiệp hàng