Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 59)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2006 - 2016

STT Chỉ tiêu

2006 2011 2016

Tăng BQ 2011- 2016 (%) Giá trị

sản xuất

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất

(tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng 697,666 100 1.170 100 3.576,435 100 25,0

1. Nông nghiệp,

thuỷ sản 459,193 65,82 623,0 53,25 816,148 22,82 5,5 2. CN & Xây dựng 38,473 5,51 298,0 25,47 2.296,0 64,20 50,4 3. Các ngành dịch vụ 200,0 28,67 249,0 21,28 464,287 12,98 13,3 Qua bảng 4.1 và hình 4.2.cho thấy, năm 2016 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 64,20% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh

phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2016 huyện Quỳnh Phụ 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2011 Năm 2016

Nông lâm thủy sản Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Tổng 473,509 100 623,0 100 816,14 100

- Nông nghiệp 459,193 96,98 603,0 96,79 781,20 95,72

+ Trồng trọt 353,126 76,9 416,8 69,12 469,02 60,04

+ Chăn nuôi 89,274 19,44 167,2 27,73 290,18 37,15

+ Dịch vụ nông nghiệp 16,793 3,66 19,0 3,15 22,0 2,81

- Thủy Sản 11,463 2,42 19,0 3,05 33,74 4,13

- Lâm Nghiệp 2,853 0,6 1,0 0,16 1,2 0,15

Nông nghiệp là nhóm ngành có thế mạnh, lợi thế phát triển, chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.

Xác định vị trí quan trọng của sản xuất nông, ngư nghiệp trong hoạt động

kinh tế của huyện, trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hướng mạnh ra xuất khẩu, trong những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành nền kinh tế nông nghiệp của huyện đã đạt được những thành quả nhất định trên các mặt.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng

Trong những năm qua sản xuất Công nghiệp xây dựng của huyện Quỳnh Phụ có sự phát triển khá mạnh.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2016 đạt 2.296,0 tỷ đồng. Trong đó, công nghiệp tư nhân 656,5 tỷ đồng, công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 1.640,5 tỷ đồng.

Nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu công nghiệp theo khu vực kinh tế và ngày càng gia tăng, kinh tế có vốn Nhà nước có tỷ trọng nhỏ.

c. Khu vực kinh tế thương mại – du lịch

Quỳnh Phụ là huyện nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, tiếp giáp với Ninh Giang (Hải Dương), huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng); có quốc lộ 10 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và buôn bán hàng hóa với các vùng trong và ngoài tỉnh. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng có sự chuyển biến tích cực, phát triển mạnh mẽ ở tất cả các thành phần kinh tế, thị trường ngày càng mở rộng, lưu thông hàng hóa thông suốt, đa dạng, phong phú, chất lượng hàng hóa ngày một tăng, mẫu mã đẹp, giá cả ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số huyện Quỳnh Phụ tính đến hết ngày 31/12/2016 là 235.017 người, chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh, được phân bố ở 38 xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình 1.121 người/km2.Dân số tập trung không đều, đông nhất là xã Quỳnh Hồng với 11.381 người; đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Quỳnh Châu với 3.093người.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,8%.

* Lao động, việc làm

Toàn huyện có số lao động trong độ tuổi 125.628 người; số người lao động thực tế 141.010 người. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 54,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 32,7%, lao động thương mại

dịch vụ chiếm 13,1%.

* Thu nhập và mức sống

Trong những năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định. Cụ thể:

- Thu nhập bình quân đạt 15,22 triệu/người/năm.

- Sản lượng lương thực đạt 172,9 nghìn tấn.

- Lương thực bình quân 735kg/người/năm.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 24,5% năm 2005 xuống còn 18,5%

năm 2016.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2005) còn 10,2% giảm 5,45% so với năm 2016.

- 23/38 trạm y tế xã có bác sỹ tổng số là 25 bác sỹ, số thôn có cán bộ y tế là 215 người.

- 143/242 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hoá đạt 59,1%, (trong đó số xây mới là 90, cải tạo 53).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư

Huyện Quỳnh Phụ có 02 thị trấn và 36 xã, tổng diện tích đất ở hiện là 1.483,78ha, bình quân 63 m2/người. Toàn huyện có 242 thôn, làng, tổ dân phố phân bố ở 38 xã, thị trấn.

Môi trường sinh thái của các khu dân cư nông thôn khá tốt, ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, nước, đất bởi sản xuất công nghiệp, tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa phát triển công nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt chăn nuôi gia trại, trang trại đã ít nhiều ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.

Nhìn chung, dân cư trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ phân bố không đều, kiến trúc và văn hoá mang những nét đặc trưng của khu dân cư nông thôn, lao động có trình độ cao trong nông thôn còn chưa cao.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

+ Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ tương đối dày với các tuyến đường chính là Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 451, 452, 455, 396B và hệ thống đường huyện lộ, đường nội thị và đường xã với tổng chiều dài trên 1.200 km.

- Đường huyện lộ: tổng số đường huyện gồm 17 tuyến được đánh số từ ĐH.72 đến ĐH.84, tổng chiều dài 78,6 km toàn bộ đã được rải đá láng nhựa.

Đường tương đương tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng: 2,6km có mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 8 – 9 m còn lại 74 km chỉ gần tương đương với đường cấp V đồng bằng có mặt đường 3 – 4 m, nền đường 4 – 5 m.

- Đường đô thị: Tổng chiều dài 8,7km trong nội 2 thị trấn Quỳnh Côi và An Bài (bao gồm cả đường quốc lộ và đường tỉnh)

- Đường xã: Tổng chiều dài 216km trong đó phân ra đá nhựa 138 km, bê tông 3km còn lại là các loại khác.

- Đường giao thông nông thôn đường nội thị dài khoảng 1.262 km.

Trong giai đoạn tới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện, cần thiết phải mở rộng nâng cấp nhiều tuyến đường.

+ Giao thông đường thuỷ: huyện Quỳnh Phụ có 2 con sông lớn là sông Hoá và sông Luộc, trên cả hai con sông này đều phát triển giao thông đường thuỷ thuận lợi bên cạnh còn tuyến đường thuỷ trên sông Yên Lộng, sông Cô, sông Diêm Hộ. Trên địa bàn huyện đã đưa vào sử dụng 83km vận tải đường sông trong đó 43km do trung ương quản lý và 40 km do huyện quản lý.

* Thuỷ lợi

Ngoài 83 km sông chính, trên địa bàn huyện còn có 200 km kênh mương cấp I, II, III và 600 km kênh mương nội đồng khác với trên 140 trạm bơm nằm rải rác tại 38 xã, thị trấn của huyện, phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Đê: huyện có 35 km đê sông Luộc, sông Hoá và 32,7km đê bối.

* Giáo dục - Đào tạo

Theo số liệu thống kê, năm học 2016 toàn huyện có 39 trường mầm non, 40 trường tiểu học, 37 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông (trong đó có 3 trường công lập, 2 trường tư thục) giáo dục thường xuyên có 2 trung tâm và 38 trung tâm học tập cộng đồng.

Hoạt động giáo dục được thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần cuộc vận động “2 không” do Bộ giáo dục đào tạo phát động. Trung tâm dạy nghề và Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động có hiệu quả trong việc dạy nghề cho học sinh và đào tạo nghề cho người lao

động. Trung tâm học tập công cộng, công tác khuyến học thực hiện khá tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

* Văn hoá - Thể dục thể thao

Đến nay toàn huyện có 143 thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa; 100% số khu dân cư có loa truyền thanh; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100% (về diện tích).

Hoạt động thể thao diễn ra thường xuyên hơn và có nhiều khởi sắc, luôn có sự hoạt động giao lưu giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, do điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn hạn chế, cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao của một số xã còn nghèo nàn, chưa đảm bảo cho nhu cầu. Trong giai đoạn tới cần củng cố, xây dựng mới một số cơ sở văn hoá phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu của người dân.

* Y tế

Về cơ sở vật chất, toàn huyện hiện có 2 bệnh viện đa khoa, 1 phòng y tế, 1 trung tâm y tế, 1 hội đông y, 1 trung tâm dược, 1 trung tâm dân số tuyên truyền gia đình kế hoạch hoá gia đình, 38 trạm y tế (35/38 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia 3 xã chưa đạt Quỳnh Ngọc, An Vinh, An Dục giai đoạn 2001 - 2010), 172 cơ sở hành nghề y cơ sở tư nhân (trong đó có 139 cơ sở tư nhân có giấy phép).

4.1.2.6. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

* Thuận lợi

Huyện Quỳnh Phụ có những lợi thế và cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Huyện có quốc lộ 10 đi qua, là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh, tiếp giáp với thành phố Hải Phòng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế với đô thị lớn trong vùng và ra hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc.

- Huyện Quỳnh Phụ có đất đai phì nhiêu, nằm trong vùng có truyền thống và trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng với điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi cho sự phát triển đa dạng về cây trồng vật nuôi cho năng suất, sản lượng cao. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của huyện Quỳnh Phụ khá lớn, chiếm 71,06% diện tích tự nhiên.

- Các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, nhân dân có truyền thống kinh doanh buôn bán, xếp thứ hai toàn tỉnh về phát triển chợ nông thôn.

- Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động cần cù năng động sáng tạo và có một số ngành nghề truyền thống đang trên đà phát triển. Đứng thứ tư toàn tỉnh phát triển nghề và làng nghề.

- Khi thị trường được mở rộng, môi trường đầu tư khá hơn nhờ sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng, của sự thông thoáng của hệ thống chính sách... Các lợi thế trên sẽ thu hút các nhà đầu tư mở ra các nhà máy. Mặt khác, nhu cầu về xây dựng trong kỳ quy hoạch rất lớn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm cụm xã, các trung tâm thương mại, dịch vụ, các điểm dân cư tập trung, mở mang đô thị… Khi ngành xây dựng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ có liên quan, đồng thời góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

* Khó khăn

Bên cạnh lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Quỳnh Phụ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại trong giai đoạn tới. Hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, các cơ sở giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các cơ sở phúc lợi xã hội… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và vững chắc trong kỳ quy hoạch.

- Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng về cơ bản vẫn là huyện nông nghiệp.

Ngành Nông nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển nhiều, một số cơ sở sản xuất chưa phát huy được hiệu quả.

- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế; cơ cấu lao động còn bất hợp lý, tỷ trọng lao động hoạt động trong nông nghiệp và

thuỷ sản còn quá cao. Lao động chủ yếu của huyện là lao động phổ thông, hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất.

- Đất canh tác nông nghiệp nhiều địa phương còn manh mún nên chưa quy được vùng sản xuất hàng hóa tập trung để tạo ra sản phẩm cạnh tranh thị trường.

- Trên địa bàn huyện không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể.

- Huyện Quỳnh Phụ có mật độ dân số lớn, lao động dư thừa, việc bố trí sản xuất, tạo công ăn việc làm chưa cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)