Thực trạng sử dụng đất của huyện quỳnh phụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 59 - 64)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng sử dụng đất của huyện quỳnh phụ

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, phân bố địa hình của huyện chia thành các tiểu vùng sau:

Tiểu vùng 1: gồm 18 xã địa hình vàn cao được bồi đắp bởi sông Luộc, sông Thái Bình gồm các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hội, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Quỳnh Giao, An Khê, Quỳnh Sơn, Quỳnh Nguyên, An Ninh, An Đồng, An Hiệp, An Thái, An Cầu, An Quý, An Ấp.

Tiểu vùng 2: Địa hình vàn thấp gồm các xã ven sông Hóa: An Mỹ, An Dục, An Vũ, An Tràng, Đồng Tiến.

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Quỳnh Phụ

Từ bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 20.961,47 ha.

Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là 14.894,54 ha, chiếm 71,06 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp 265,30 m2/đầu người.

+ Trong cơ cấu đất nông nghiệp hiện nay của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn với 14.894,54 ha, chiếm 71,06% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu đất trồng cây hàng năm có diện tích là 12.909,95 ha, chiếm 61,59% diện tích đất tự nhiên. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa chiếm diện tích lớn 12.193,70 ha, chiếm 58,17% diện tích đất tự nhiên.

+ Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản 1.036,40 ha, chiếm 4,94% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Phụ năm 2016

TT Loại đất Mã Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

%

Tổng diện tích tự nhiên 20961,47

1 Đất nông nghiệp NNP 14894,54 71,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13851,19 66,08

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12909,95 61,59

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12193,70 58,17

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 716,25 3,42

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 941,24 4,49

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1036,40 4,94

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 6,95 0,03

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5998,61 28,62

2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1408,57 6,72

2.2 Đất ở tại đô thị ODT 75,21 0,36

2.3 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 42,13 0,20

2.4 Đất quốc phòng CQP 4,09 0,02

2.5 Đất an ninh CAN 1,24 0,01

2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 92,8 0,44

2.7 Đất có mục đích công cộng CCC 3669,01 17,50

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 53,46 0,26

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 178,33 0,85

2.10 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 472,93 2,26

2.11 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,84 0,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 68,32 0,33

Nguồn: PhòngTài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ (2016) - Diện tích đất phi nông nghiệp là 5.998,61 ha chiếm 28,62 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất ở của huyện là 1.483,78 ha chiếm 7,08 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất ở nông thôn với diện tích 1.408,57 ha.

+ Diện tích đất chuyên dùng là 3.809,27 ha chiếm 18,17 % tổng diện tích tự

nhiên toàn huyện. Trong đó, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích với 92,80 ha chiếm 0,44 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích là 53,46 ha chiếm 0,26 % diện tích tự nhiên với di tích đền Đồng Bằng, đển A sào, ….

+ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng có diện tích 472,93 ha chiếm 2,26 % tổng diện tích tự nhiên với các sông: sông Thái Bình, sông Sành, sông Yên Lộng, …

Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 huyện Quỳnh Phụ 4.2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016

Bảng 4.4. Biến động đất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ từ năm 2011 - 2016

TT Loại đất Mã

đất

Diện tích (ha)

So sánh Năm 2016 Năm 2011

1 Đất nông nghiệp NNP 14.894,54 15.102,30 -207,76

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.851,19 14.230,00 -378,81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12.909,95 13.297,30 -387,35 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 12.193,70 12.577,90 -384,20

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0 0 0,00

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 716,25 719,4 -3,15

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 941,24 932,7 8,54

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.036,40 871,7 164,70

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 6,95 0,6 6,35

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳnh Phụ (2016)

Hình 4.4. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2016 huyện Quỳnh Phụ

Từ số liệu bảng 4.4 cho thấy:

Giai đoạn 2011 – 2016, diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 207,76 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất cụm công nghiệp và các loại đất chuyên dùng. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm 387,35 ha chủ yếu là đất trồng lúa giảm 384,20 ha, đất trồng cây hàng năm giảm 3,15 ha. Đất trồng cây lâu năm tăng 8,54 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 164,70 ha và đất nông nghiệp khác tăng 6,35 ha.

4.2.2.3. Hiện trạng các loai hình, các kiểu sử dụng mđất (tách theo 2 tiểu vùng, từng kiểu sử dụng đất có diện tích cụ thể)ột số cây trồng chính trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Bảng này đưa vào phần phụ lụcBảng 4.5. Hiện trạng về một số cây trồng chính năm 2016 huyện Quỳnh phụNguồn: Phòng Thống kê huyện Quỳnh Phụ (2016)Tổng diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2016 giảm dần (năm 2010 là 25951,20 ha, năm 2016 là 23672,26 ha). Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã diễn ra ở những năm gần đây đang có chiều hướng phát triển rộng ra toàn địa bàn trên cơ sở thích hợp về điều kiện đất đai, kinh tế, xã hội. Đã hình thành các vùng chuyên canh, đã có sự phát triển đúng hướng, từng bước gắn sản xuất với thị trường bằng việc phát triển các loại cây có thị trường tiêu thụ ổn định.

Tổng diện tích gieo trồng của huyện năm 2016 là 23.672,26 ha.Trong đó

cây lúa vẫn là cây chủ đạo trong hệ thống cây trồng của địa phương.Tiểu vùng 1 với diện tích là 21.305,03 ha với tổng sản lượng vụ xuân là 797.530,05 tấn, vụ mùa là 78.972,30 tấn.Tiểu vùng 2 với diện tích là 2.367,23 ha với tổng sản lượng vụ xuân là 88.614,45 tấn, vụ mùa là 8.774,70 tấn.

Năng suất lúa vụ hè thu tăng dần qua các năm là do người dân đã đưa các giống lúa lại Trung Quốc có năng suất cao vào sản xuất. Diện tích lúa mùa giảm dần qua các năm do lúa vụ mùa năng suất thất thường bởi mùa mưa mưa nhiều mà một số xã trong huyện lại có địa hình thấp, mưa to nước sông Luộc, sông Hóa dâng lên làm ngập úng gây mất mùa. Năng suất lúa vụ mùa biến động không ổn định qua các năm do gặp thời tiết mưa nhiều lúa bị thối, bị mắc các loại sâu bệnh. Đây là một hạn chế về thuỷ lợi của huyện nên các cấp các ngành trong huyện cần phải hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.

Diện tích trồng ngô tăng dần qua các năm do đây là cây trồng truyền thống của người dân huyện Quỳnh Phụ, sản phẩm của cây này không những có thể bán mà nó còn là nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Năng suất ngô cũng tăng do các hộ đã đưa các giống ngô lai vào sản xuất tuy nhiên đây chưa phải là năng suất cao nhất vì giống ngô lai này chưa được các hộ nông dân chăm sóc đúng quy trình. Vì vậy cần có sự hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc của cán bộ khuyến nông.

Cây thực phẩm chủ yếu là cây rau, năm 2016 với diện tích gieo trồng đạt 3.781 ha, năng suất đạt 216,74tạ/ha (tiểu vùng 1 với diện tích là 3.402,90 ha, tiểu vùng 2 với diện tích 378,10 ha)và cây đậu các loại với diện tích 10,0 ha, năng suất đạt 14,5 tạ/ha. Rau trồng phân bố rải rác ở các xã, loại cây trồng này đem lại hiệu quả kinh tế cao và lại tận dụng được số lượng lớn lao động khi nhàn rỗi trong mùa vụ. Năng suất cây rau được tăng dần qua các năm do các hộ nông dân trong huyện đã có sự chăm sóc hợp lý hơn và đã biết đưa một số giống mới vào sản xuất.

Cây công nghiệp ngắn ngày năm 2016 bao gồm cây lạc với diện tích 147 ha (tiểu vùng 1 là 132,30 ha, tiểu vùng 2 là 14,7 ha). Diện tích cây đậu tương là 719 ha (tiểu vùng 1 là 647,10 ha, tiểu vùng 2 là 71,9 ha). Đây là cây trồng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo độ phì của đất nên cần được duy trì. Sau khi trồng 2 vụ lúa, đất đã bị lấy đi một phần lượng mùn và chất hữu cơ nếu trồng cây khác sẽ đem lại hậu quả là đất nhanh bị bạc màu vì vậy các cấp cần khuyến khích tạo điều kiện cho người dân trồng số lượng diện tích cây trồng này bằng cách tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Trên địa bàn huyện năm 2016 cũng trồng một số loại cây hàng năm khác như cây thuốc là 30 ha, hoa cây cảnh 12 ha, cây khác 48 ha.

Hình 4.5. Kiểu sử dụng đất chuyên lúa trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ Tóm lại: Ngành sản xuất nông nghiệp trong huyện về trồng trọt năng suất đã tăng qua các năm nhưng chưa tăng vượt trội do các hộ nông dân trong huyện đã đưa những giống mới vào sản xuất. Nhưng do còn hạn chế về chăm sóc nên cần được quan tâm từ các cán bộ khuyến nông huyện. Lúa mùa năng suất không ổn định do xảy ra hiện tượng nước mùa mưa là ngập lúa gây ra mất mùa ở một số xã nên diện tích lúa mùa này cần được chuyển sang trồng loại cây khác có thời gian sinh trưởng ngắn, tránh được mùa nước Sông Luộc, sông Hóa dâng lên. Cây vụ đông số lượng diện tích ngày một tăng nhưng tăng lên chưa đáng kể và cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)