Các loại hình sử dụng đất chính ở 2 tiểu vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 64 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.3.1. Các loại hình sử dụng đất chính ở 2 tiểu vùng

Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng và nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng. Căn cứ vào sự phân bổ tự nhiên, vào hệ thống giao thông, đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ được chia thành 2 tiểu vùng như sau:

Tiểu vùng 1: Là vùng gồm 18 xã nằm ở phía Đông của huyện có địa hình vàn cao được bồi đắp bởi sông Luộc, sông Thái Bình gồm các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hội, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Quỳnh Giao, An Khê, Quỳnh Sơn, Quỳnh Nguyên, An Ninh, An Đồng, An Hiệp, An Thái, An Cầu, An Quý, An Ấp. Đề tài chọn xã Quỳnh Hải để nghiên cứu.

Tiểu vùng 2: Là vùng gồm 5 xã nằm ở phía Bắc của huyện có địa hình vàn thấp gồm các xã ven sông Hóa: An Mỹ, An Dục, An Vũ, An Tràng, Đồng Tiến.

Đề tài chọn xã An Dục để nghiên cứu.

Bảng 4.5. Diện tích các loại hình sử dụng đất ở 2 tiểu vùng Loại hình sử

dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích

(ha) Tiểu vùng 1

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 14.911,76

2. Lúa màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 2648,7

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 2510,8

4. Lúa xuân - Lúa mùa – Đậu tương đông 425,9 5. Cà chua đông - Dưa chuột xuân - Lúa mùa 258,7 6. Lúa xuân - Dưa bở hè - Dưa chuột mùa - Su hào đông 415,6 7. Dưa bở xuân - Dưa chuột hè - Lúa mùa - Cải bắp đông 525,5

8. Lúa xuân - Cá mùa 85,8

3. Chuyên rau 9. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 757,5 10. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 554,2 11. Ngô xuân - Đậu tương hè - Su hào đông 352,6 12. Lạc xuân - Đậu tương hè - Khoai tây đông 223,5 13. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 324,6 14. Khoai lang xuân - Bí xanh - Đậu cô ve đông 427,4 Tiểu vùng 2

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2.505,80

2. Lúa - màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 350,5

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 252,7

3. Chuyên rau 4. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 250,5 5. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 125,8 6. Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào đông 352,1

7. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 258,5

4. Cây lâu 8. Cây ăn quả 215,8

4.3.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Loại hình sử dụng đất là những hình thức sử dụng đất khác nhau để trồng một loại cây hay một tổ hợp cây trồng.

Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài

liệu cơ bản của huyện, kết quả điều tra trực tiếp nông hộ và được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất của huyện Quỳnh Phụ năm 2016

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

GTSX CPTG TNHH

HQĐV (lần) (Triệu đồng)

Tiểu vùng 1 1. Chuyên

lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 95,8 37,1 58,70 1,58

2. Lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 151,5 54,9 96,60 1,76 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 150,96 54,32 96,64 1,78 4. Lúa xuân - Lúa mùa – Đậu tương

đông 137,22 50,19 87,03 1,73

5. Cà chua đông - Dưa chuột xuân - Lúa

mùa 261,5 90,5 171,00 1,89

6. Lúa xuân - Dưa bở hè - Dưa chuột

mùa - Su hào đông 356,23 123,46 232,77 1,89 7. Dưa bở xuân - Dưa chuột hè - Lúa mùa

- Cải bắp đông 358,56 123,16 235,40 1,91

8. Lúa xuân - Cá mùa 120,5 31,5 89,00 2,83

3. Chuyên rau

9. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 236,38 84,36 152,02 1,80 10. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc

đông 176,04 62,75 113,29 1,81

11. Ngô xuân - Đậu tương hè - Su hào

đông 182,97 62,81 120,16 1,91

12. Lạc xuân - Đậu tương hè - Khoai tây

đông 175,48 63,92 111,56 1,75

13. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 201,04 66,27 134,77 2,03 14. Khoai lang xuân - Bí xanh - Đậu cô

ve đông 262,85 96,97 165,88 1,71

Tiểu vùng 2 1. Chuyên

lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 92,9 36,53 56,37 1,54

2. Lúa - màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 140,25 50,31 89,94 1,79 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 141,2 50,72 90,48 1,78

3. Chuyên rau

4. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 225,46 75,62 149,84 1,98 5. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc

đông 168,26 60,67 107,59 1,77

6. Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào

đông 174,25 62,57 111,68 1,78

7. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 188,88 68,18 120,70 1,77 4. Cây lâu

năm 8. Cây ăn quả 150,5 45,5 105,00 2,31

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cho thấy:

* Tiểu vùng 1: Gồm 3 LUT với 14 kiểu sử dụng đất, trong đó:

- LUT chuyên lúa: có kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa, GTSX chỉ đạt 95,8 triệu đồng/ha, TNHH đạt 58,70 triệu đồng/ha và HQĐV đạt 1,58 lần. kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa cho hiệu quả kinh tế thấp.

- LUT Lúa – màu có 7 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất tại LUT này đều cho hiệu quả kinh tế ở mức từ thấp đến cao, trong đó 2 kiểu sử dụng đất (Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông đều cho hiệu quả kinh tế thấp). 3 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao (Lúa xuân - Dưa bở hè - Dưa chuột mùa - Su hào đông, Dưa bở xuân - Dưa chuột hè - Lúa mùa - Cải bắp đông, Lúa xuân - Cá mùa).

- LUT chuyên rau có 6 kiểu sử dụng đất, trong đó kiểu sử dụng đất ngô xuân – khoai lang mùa – Lạc đông cho hiệu quả kinh tế trung bình, còn lại các kiểu sử dụng đất khác trong LUT chuyên rau đều cho hiệu quả kinh tế cao.

Đây là vùng đất địa hình vàn cao được bồi đắp bởi sông Luộc, sông Thái Bình, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực và cây rau màu.

Hình 4.6. Kiểu sử dụng đất chuyên rau trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Bảng 4.7. Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

GTSX TNHH HQĐV (lần) Đánh giá chung

HQKT Điểm Đánh

giá Điểm Đánh

giá Điểm Đánh giá Tổng điểm

Đánh giá Tiểu vùng 1

1. Lúa xuân – Lúa mùa 1 T 1 T 1 T 3 T

2. Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 2 TB 1 T 1 T 4 T

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 2 TB 1 T 1 T 4 T

4. Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương đông 2 TB 2 TB 2 TB 6 TB

5. Cà chua đông – Dưa chuột xuân – Lúa mùa 3 C 3 C 2 TB 8 C

6. Lúa xuân – Dưa bở hè – Dưa chuột mùa – Su hào đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

7. Dưa bở xuân – Dưa chuột hè – Lúa mùa – Cải bắp đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

8. Lúa xuân – Cá mùa 2 TB 2 TB 3 C 7 C

9. Ngô xuân – Khoai lang – Cà chua 3 C 3 C 2 TB 8 C

10. Ngô xuân – Khoai lang mùa – Lạc đông 2 TB 2 TB 1 T 5 TB

11. Ngô xuân – Đậu tương hè – Su hào đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

12. Lạc xuân – Đậu tương hè – Khoai tây đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

13. Lạc xuân – Ngô hè – Cải bắp đông 3 C 3 C 2 C 8 C

14. Khoai lang xuân – Bí xanh – Đậu cô ve đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

Tiểu vùng 2

1. Lúa xuân - Lúa mùa 1 T 1 T 1 T 3 T

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 2 TB 1 T 1 T 4 T

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 2 TB 1 T 1 T 4 T

4. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 3 C 3 C 2 TB 8 C

5. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 2 TB 2 TB 1 T 5 TB

6. Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

7. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 3 C 3 C 2 TB 8 C

8. Cây ăn quả 3 C 3 C 2 C 8 C

* Tiểu vùng 2: Gồm 4 loại hình sử dụng đất với 8 kiểu sử dụng đất, trong đó:

LUT chuyên lúa: có 1 kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa cho hiệu quả kinh tế thấp GTSX chỉ đạt 92,9 triệu đồng/ha, TNHH đạt 56,37 triệu đồng/ha và HQĐV 1,54 lần.

LUT Lúa – màu: có 2 kiểu sử dụng đất trong đó các kiểu sử dụng đất đều cho hiệu quả kinh tế thấp.

LUT chuyên rau: có 4 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất 3 vụ cho hiệu quả kinh tế trung bình, cao. Đặc biệt các kiểu sử dụng đất (Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông, Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông, Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào đông, Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông) cho hiệu quả kinh tế cao.

LUT cây lâu năm: ở tiểu vùng có kiểu sử dụng đất cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, GTSX đạt 150,5 triệu đồng/ha, TNHH 105 triệu đồng/ha và HQĐV đạt 2,31 lần.

Do điều kiện địa hình là tiểu vùng có địa hình vàn thấp gồm các xã ven sông Trà Lý. Với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng hợp lý, với kỹ thuật thâm canh cao đã từng bước đưa mô hình nuôi trồng thủy sản vào sản xuất ở những chân đất ngập nước.

Hình 4.7. Kiểu sử dụng đất trồng cà chua trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Tóm lại, mỗi tiểu vùng sinh thái tại Quỳnh Phụ đều có đặc trưng riêng về hệ thống cây trồng và tập quán canh tác. Căn cứ vào hiệu quả kinh tế và sự phù hợp cây trồng với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên và xã hội để có sự lựa chọn các công thức trồng trọt đạt hiệu quả tốt nhất. Trên cơ sở đánh giá kết quả điều tra nông hộ chúng tôi chọn ra các công thức luân canh đạt hiệu quả và khuyến cáo người dân áp dụng, cụ thể như sau:

Đối với tiểu vùng 1: duy trì các công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao. Vùng chủ động được thủy lợi cần bố trí mùa vụ phù hợp để tăng hệ số sử dụng đất bằng cách tăng vụ.

Đối với tiểu vùng 2: duy trì các cây trồng chính phù hợp, điều chỉnh các công thức luân canh không hiệu quả, chuyển đổi sang các công thức mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.3.3.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn chúng tôi chỉ đề cặp đến hai chỉ tiêu sau đây:

Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công.

Việc giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp ở nông thôn là một vấn đề lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất theo hướng hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, cho người nông dân.Qua đó góp phần củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

Số lao động của gia đình luôn được sử dụng tối đa, ngoài ra tuỳ thuộc vào các loại hình sử dụng đất của gia đình mà có nhu cầu thuê thêm lao động ngoài theo hình thức thuê thời vụ hoặc thuê thường xuyên đã và đang góp phần to lớn vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm hạn chế tệ nạn xã hội, an ninh chính trị ổn định.

Bảng 4.8. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất CLĐ

(công)

GTNC (1000 đồng) Tiểu vùng 1

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 465 83,23

2. Lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 713 79,38 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 695 84,37 4. Lúa xuân - Lúa mùa – Đậu tương đông 665 130,87 5. Cà chua đông - Dưa chuột xuân - Lúa

mùa 913 187,29

6. Lúa xuân - Dưa bở hè - Dưa chuột mùa -

Su hào đông 1201 193,81

7. Dưa bở xuân - Dưa chuột hè - Lúa mùa -

Cải bắp đông 1231 191,23

8. Lúa xuân - Cá mùa 450 197,78

3. Chuyên rau

9. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 923 164,70 10. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc

đông 803 103,72

11. Ngô xuân - Đậu tương hè - Su hào đông 725 165,74 12. Lạc xuân - Đậu tương hè - Khoai tây

đông 730 152,82

13. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 790 170,59 14. Khoai lang xuân - Bí xanh - Đậu cô

ve đông 903 183,70

Tiểu vùng 2

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 463 78,55

2. Lúa – màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 711 84,30 3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 693 87,27

3. Chuyên rau

4. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 918 163,22 5. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 803 109,08 6. Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào đông 725 154,04 7. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 790 152,78

4. Cây lâu năm 8. Cây ăn quả 420 250,00

Tiểu vùng 1:

LUT chuyên lúa: kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa (CLĐ 465 công, GTNC đạt 83,23 nghìn đồng) cho hiệu quả xã hội ở mức thấp.

LUT lúa - màu: hầu hết các kiểu sử dụng đất đều cho hiệu quả xã hội ở mức cao, chỉ có kiểu lúa xuân - lúa màu - lạc thu đông cho hiệu quả xã hội thấp, 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông, Lúa xuân - Lúa mùa – Đậu tương đông cho hiệu quả xã hội ở mức trung bình

LUT chuyên rau: 6 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao, ngày công lao động dao động từ 725 - 923 ngày/ha/năm.

* Tiểu vùng 2:

LUT chuyên lúa: Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa cho hiệu quả xã hội ở mức thấp.

LUT lúa - màu: kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông (công lao động là 711 công/ha/năm, giá trị ngày công đạt 84,3 nghìn đồng) cho hiệu quả xã hội trung bình, kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – lạc thu đông (công lao động là 693 ngày công/ha/năm, giá trị ngày công 87,27 nghìn đồng) cho hiệu quả xã hội ở mức thấp.

LUT chuyên rau: có 4 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả xã hội cao.

LUT cây lâu năm: kiểu sử dụng đất cây ăn quả cho hiệu quả xã hội cao.

Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy một số loại hình sử dụng đất chiếm ưu thế cao, thu hút được nhiều lao động nông nhàn, giá trị ngày công cao như LUT lúa – màu, LUT chuyên rau và LUT trang trại, các LUT sử dụng nhiều lao động và cho giá trị ngày công ở mức cao. Hầu hết các loại hình sử dụng đất đều phù hợp với khả năng của người dân và có thể mở rộng phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy xuất hiện một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của huyện.

+ Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội: Trong nhóm này quan trọng nhất là yếu tố thị trường. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hoá để sản xuất của hộ nông dân, quyết định cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất.

Các thể chế chính sách về kinh tế, đất đai, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao.

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trung tâm dịch vụ thương mại.

Bảng 4.9. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

Công LĐ GTNG Đánh giá HQXH Điểm Đánh

giá Điểm Đánh giá

Tổng điểm

Đánh giá

Tiểu vùng 1

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 TB 1 T 3 T

2. Lúa màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 3 C 1 T 4 TB

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 2 TB 1 T 3 T

4. Lúa xuân - Lúa mùa – Đậu tương đông 2 TB 2 TB 4 TB

5. Cà chua đông - Dưa chuột xuân - Lúa mùa 3 C 3 C 6 C

6. Lúa xuân - Dưa bở hè - Dưa chuột mùa - Su hào đông 3 C 3 C 6 C 7. Dưa bở xuân - Dưa chuột hè - Lúa mùa - Cải bắp đông 3 C 3 C 6 C

8. Lúa xuân - Cá mùa 2 TB 3 C 5 C

3. Chuyên rau

9. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 3 C 3 C 6 C

10. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 3 C 2 TB 5 C

11. Ngô xuân - Đậu tương hè - Su hào đông 3 C 3 C 6 C

12. Lạc xuân - Đậu tương hè - Khoai tây đông 3 C 3 C 6 C

13. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 3 C 3 C 6 C

14. Khoai lang xuân - Bí xanh - Đậu cô ve đông 3 C 3 C 6 C

Tiểu vùng 2 1 T 1 T 2 T

1. Chuyên lúa 1. Lúa xuân - Lúa mùa 2 TB 1 T 3 T

2. Lúa - màu 2. Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông 3 C 1 T 4 TB

3. Lúa xuân- Lúa mùa- Lạc thu đông 2 TB 1 T 3 T

3. Chuyên rau - màu

4. Ngô xuân - Khoai lang - Cà chua 3 C 3 C 6 C

5. Ngô xuân - Khoai lang mùa - Lạc đông 3 C 2 TB 5 C

6. Ngô xuân - Đậu tương hè - Xu hào đông 3 C 3 C 6 C

7. Lạc xuân - Ngô hè - Cải bắp đông 3 C 3 C 6 C

+ Nhóm các yếu tố về tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Việc tổ chức các loại hình dịch vụ cung cấp đầu vào và giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất nông nghiệp là một chu trình khép kín và rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đầu tư vật chất và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội.

+ Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Việc bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với mỗi chất đất, mỗi vùng đất để phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng của nông sản. Mặt khác, việc bố trí phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng lớn đối với đất đai và môi trường.

Như vậy, có thể khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa sang đất trồng rau màu, luân canh 3 vụ đã thu hút được rất nhiều lao động tham gia. Bởi vì các cây trồng này đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu tư nhiều lao động.

Để góp phần giúp thu nhập của người dân tăng, kéo theo đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí tăng lên, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo thì nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ nên có định hướng chú trọng nhiều hơn nữa đến việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

4.3.3.3. Hiệu quả môi trường

Trong những năm vừa qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm một cách nhanh chóng. Vì vậy để đảm bảo an toàn lương thực người dân phải tăng năng xuất mùa vụ, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa điều đó đòi hỏi người dân phải thay đổi tập quán canh tác cho phù hợp. Họ sử dụng nhiều hơn lượng phân bón cho cây trồng, tăng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuôc kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp.

Việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nước với mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tôi chỉ đề cập đến việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng. Từ đó thấy được mức độ, xu hướng ảnh hưởng và đề xuất giải pháp sử dụng để vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản cũng như bảo vệ môi trường đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)