Đề tài thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình .trên 38 xã, diện tích là 14894,53 ha.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2016.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các loại hình sử dụng đất, Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ - Đánh giá điều kiện tự nhiên về: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, địa hình, thủy văn...
- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: thực trạng phát triển kinh tế huyện Quỳnh Phụ, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, dịch vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi...).
3.4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ - Hiện trạng sử dụng đất
- Khái quát về phân vùng sử dụng đất - Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Biến động sử dụng đất nông nghiệp.
3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ năm 2016
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội - Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường.
3.4.4.Đề xuất sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ
- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thu thập số liệu
a. Nguồn liệu thứ cấp
Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Tài chính – kế hoạch huyện, các tài liệu liên quan ở các cơ quan lưu trữ, cơ quan nghiên cứu.
b. Nguồn số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn nông hộ: ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phiếu, chọn hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân lớp theo loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất của từng tiểu vùng. 2 xã ở 2 tiểu vùng được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn là xã Quỳnh Hải (tiểu vùng 1); xã An Dục (tiểu vùng 2).Tiến hành điều tra 30 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp của mỗi xã, trong tổng số 60 phiếu điều tra.
3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Những xã được chọn là những xã có đặc điểm về đất đai, địa hình, tập quán canh tác, hệ thống cây trồng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp hàng hóa khác nhau, đại diện cho các vùng sinh thái của huyện.
Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, phân bố địa hình của huyện chia thành các tiểu vùng sau:
Tiểu vùng 1: Là vùng gồm 18 xã nằm ở phía Đông của huyện có địa hình vàn cao được bồi đắp bởi sông Luộc, sông Thái Bình gồm các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hoa, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hội, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ, Quỳnh Giao, An Khê, Quỳnh Sơn, Quỳnh Nguyên, An Ninh, An Đồng, An Hiệp, An Thái, An Cầu, An Quý, An Ấp. Đề tài chọn xã Quỳnh Hải để nghiên cứu.
Tiểu vùng 2: Là vùng gồm 5 xã nằm ở phía Bắc của huyện có địa hình vàn thấp gồm các xã ven sông Hóa: An Mỹ, An Dục, An Vũ, An Tràng, Đồng Tiến.
Đề tài chọn xã An Dục để nghiên cứu.
3.5.3. Các phương pháp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế tại địa phương, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; Căn cứ báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017, huyện Quỳnh Phụ.
* Hiệu quả kinh tế:
Để tính hiệu quả sử dụng đất trên 1ha của các LUT, đề tài sử dụng hệ thông các chỉ tiêu sau:
Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán.
Chi phí trung gian: CPTG = VC + DVP + LV.
Thu nhập hỗn hợp TNHH = GTSX - CPTG Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = TNHH/CPTG
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất
Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao Trung bình Thấp
Thang điểm Điểm 3 2 1
- Giá trị sản xuất triệu đồng/ha ≥ 150 100– 150 <100 - Thu nhập hỗn hợp triệu đồng/ha ≥ 100 70 –100 < 70 - Hiệu quả đồng vốn lần ≥ 2,5 1,5 đến <2 < 1,5
Tổng hợp xếp loại hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất như sau:
Hiệu quả kinh tế của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 3 điểm.
Hiệu quả kinh tế cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt
≥75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 6,75 - 9 điểm.
Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng 4,5 - <6,75 điểm.
Hiệu quả kinh tế thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 3 chỉ tiêu đạt <50% điểm cao nhất (9 điểm), tương ứng <4,5 điểm.
* Hiệu quả xã hội:
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
- Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;
- Sự chấp nhận của người dân thể hiện qua giá trị ngày công.
Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội TT Phân cấp Ký hiệu Thang
điểm GTNC
(1000 đồng) Công lao động (Công/ha/năm)
1 Cao C 3 ≥ 150 ≥ 700
2 Trung bình TB 2 100 - 150 400 đến < 700
3 Thấp T 1 < 100 < 400
Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau:
Hiệu quả xã hội của mỗi kiểu sử dụng đất có tổng số điểm cao nhất là 6điểm, thấp nhất là 2 điểm.
Hiệu quả xã hội cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 4,5 – 6 điểm.
Hiệu quả xã hội trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <4,5 điểm.
Hiệu quả xã hội thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt<50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.
* Hiệu quả môi trường:
Giữa sử dụng đất và môi trường có tác động qua lại. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:
Mức độ duy trì độ phì của đất thông qua việc sử dụng phân bón. So sánh lượng phân bón sử dụng thực tế với tiêu chuẩn bón liều lượng phân bón được sử dụng theo khuyến cáo.
Mức độ ô nhiễm thông qua lượng thuốc BVTV sử dụng. So sánh lượng thuốc BVTV sử dụng với khuyến cáo.
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
Chỉ tiêu Phân cấp
Cao (C) Trung bình (TB) Thấp (T)
Thang điểm 3 2 1
Lượng phân bón sử dụng Đúng KC Nhiều hơn KC Ít hơn KC Lượng thuốc BVTV sử dụng Đúng KC Ít hơn KC Nhiều hơn KC
Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau:
Hiệu quả môi trường cao (C): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêuđạt ≥75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 4,5 – 6 điểm.
Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêu đạt 50 - <75% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng 3 - <4,5 điểm.
Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm của 2 chỉ tiêuđạt <50% điểm cao nhất (6 điểm), tương ứng <3 điểm.
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.