Phần 4. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu và thảo luận
4.4. Đề xuât lựa chọn các loại hình sử dụng đất và định hướng đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
4.4.1. Những quan điểm để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội, tập trung chỉ đạo khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản…tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất nông lâm nghiệp luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng trong từng vùng cụ thể.
Sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách quản lý Nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí đất, quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành, từng địa phương.
Sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất đai hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo
công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất.
Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo hướng tập trung đầu tư thâm canh, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho thị trường.
Phương hướng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.
4.4.1.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả
* Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả huyện Quỳnh Phụ
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp giữa các mục tiêu phát triển chiến lược của Quốc gia, mục tiêu phát triển của địa phương và yêu cầu của người sử dụng đất. Đảm bảo an toàn lương thực, đa dạng hoá cây trồng, tăng tổng sản lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hoá, mở rộng diện tích đi đôi với thâm canh tăng vụ, bảo vệ độ phì cho đất, đầu tư có hiệu quả cao.
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có khả năng phát triển ổn định và lâu dài, tận dụng những lợi thế của địa phương về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
* Tiêu chí lựa chọn
Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, nâng cao độ che phủ đối với đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống xung quanh...
* Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả Từ hướng lựa chọn trên, kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường của các LUT hiện tại và dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ, chúng tôi lựa chọn hướng sử dụng đất như sau:
+ LUT Chuyên lúa: Tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, đề xuất trong những năm tới nên chuyển dần những diện tích lúa vùng úng trũng, có năng suất thấp, không ổn định sang Chuyên cá hoặc quảng canh tiên tiến. Vì vậy diện tích đất chuyên lúa giảm.
+ LUT chuyên rau: LUT này cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong các LUT, cần nhiều lao động có tay nghề cao, TNHH/LĐ đạt mức cao. Trong tương lai cần mở rộng mô hình LUT này theo tiêu chuẩn rau an toàn.
+ LUT lúa - màu: LUT này được lựa chọn để đảm bảo an linh lương thực.
Bên cạnh đó sự luân canh cây trồng của LUT này giúp cho việc giảm bớt lượng sâu bệnh trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất cây trồng.
Qua đó, cũng giảm bớt lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường.
+ LUT Lúa – cá: Đây là loại sử dụng đất mới, tiên tiến, ít tốn công được người dân lựa chọn và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện. Những khu đất trũng, hàng năm chỉ cấy được 1 vụ lúa thì người dân cải tạo đắp bờ bao xung quanh để thả cá trong mùa ngập, loại sử dụng đất này tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, điều hòa môi trường sinh thái, đem lại hiệu quả cao ở cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
+ LUT Chuyên cá: Các hồ chứa nước lớn của huyện và những vùng đất trũng, ngập nước thường xuyên được cải tạo để thả cá, loại sử dụng đất này được lựa chọn vì vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa điều tiết nguồn nước mặt và điều hòa môi trường sinh thái.
4.4.1.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ Xem bảng 4.13 cho thấy: diện tích đất 2 lúa ở tiểu vùng 1 giảm 380,84 ha, tiểu vùng 2 giảm 42,32 ha là do 2 nguyên nhân: quá trình đô thị hóa, CNH ở Quỳnh Phụ diễn ra mạnh mẽ và nguyên nhân thứ hai là do LUT này có hiệu quả kinh tế thấp nên được chuyển một phần sang các LUT có hiệu quả hơn: LUT chuyên màu.
Diện tích LUT lúa – màu có hiệu quả kinh tế thấp nên tiểu vùng 1 giảm 42,34 ha, tiểu vùng 2 giảm 4,70 ha do chuyển sang LUT chuyên màu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích đất chuyên màu ở các xã có điều kiện thuận lợi về đất đai, thị trường tiêu thụ như Quỳnh Lâm, Quỳnh Hải, …vì các xã này ngoài diện tích bãi bồi ngoài đê thuận lợi cho chuyên canh cây rau màu có giá trị kinh tế cao và một phần diện tích trong đê cũng có khả năng chuyển đổi từ kiểu sử dụng đất 2 lúa – màu sang chuyên màu.
Bảng 4.14. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ đến năm 2020
STT Loại hình sử dụng đất
Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2
Hiện trạng
Định hướng
So sánh
Hiện trạng
Định
hướng So sánh 1 Chuyên lúa 10643,06 10262,21 -380,84 1.182,56 1.140,25 -42,32 2 Lúa – màu 3195,86 3153,53 -42,34 355,10 350,39 -4,70 3 Chuyên rau 787,14 850,27 63,13 87,46 94,47 7,01 4 Cây cảnh 21,64 25,82 4,19 2,40 2,87 0,47
5
Cây công nghiệp ngắn
ngày 87,30 90,45 3,15 9,70 10,05 0,35
6 Chuyên cá 928,80 964,89 36,09 103,20 107,21 4,01
STT Loại hình sử dụng đất
Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2
Hiện trạng Định hướng
So sánh
Hiện trạng
Định hướng
So sánh 1 Chuyên
lúa 10643,06 10262,21 -380,84 1.182,56 1.140,25 -42,32 2 Lúa –
màu 3195,86 3153,53 -42,34 355,10 350,39 -4,70 3 Chuyên
rau 787,14 850,27 63,13 87,46 94,47 7,01
4 Cây lâu
năm 108,94 116,27 7,34 12,1 12,92 0,82
Hình 4.8. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Quỳnh Phụ
LUT lúa – màu cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình lại có khả năng gây ô nhiễm môi trường nên trong những năm tới sẽ giữ nguyên diện tích hiện có và thực hiện việc chuyển đổi cây trồng từ cây có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị cao hơn.
LUT chuyên rau tuy có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao và người dân cũng chấp nhận. Do đó, trong những năm tới diện tích LUT này ở tiểu vùng 1 sẽ tăng lên 63,13 ha, tiểu vùng 2 tăng 7,01 ha chuyển từ các LUT khác sang: LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu…Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ môi trường và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả mặc dù cho hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại hình sử dụng đất khác nhưng việc mở rộng diện tích cần theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của huyện và từng địa phương tránh tình trạng phát triển ồ ạt. Dự kiến đến năm 2020 diện tích cây lâu năm là 116,27 ha; tiểu vùng 2 là 12,92 ha.
Trong tương lai không xa, cùng với sự phát triển của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng, với những lợi thế sẵn có Quỳnh Phụ chắc chắn sẽ có một thị trường bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách đầy đủ và phong phú.
Trước mắt, do chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp sẽ hình thành những vùng chuyên canh, ngoài ra các vùng lúa hàng hoá, vùng nuôi trồng thuỷ sản sẽ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân địa phương, các khu, cụm công nghiệp và tiến tới có thể cung cấp cho cả các vùng lân cận.
Các loại hình sử dụng đất trên được bố trí dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Từ kết quả nghiên cứu này sẽ giúp người dân có định hướng sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao giá trị sản xuất/1ha đất canh tác, góp phần làm tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp trong huyện, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.