Một số kinh nghiệm về quản lý NSX tại một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Ân Thi - tỉnh Hƣng Yên

Trong những năm qua, cùng với tiến trình đổi mới đất nước, ngân sách xã (NSX) đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Ngân sách xã đã và đang từng bước thực hiện được vai trò của mình đối với chính quyền cơ sở và góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Qua đánh giá kết quả về cân đối thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) những năm qua tại Huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên cho thấy những thành công đáng khích lệ. Từ chỗ NSNN chỉ đảm bảo được chi cho tiêu dùng (chi thường xuyên) đến nay tỉnh là một trong những địa phương có nguồn thu cao trong cả nước và khu vực đồng bằng Sông Hồng và tự cân đối ngân sách. Trong đó NSX đã từng bước đáp ứng được yêu cầu là nguồn lực, là điều kiện vật chất quan trọng cho sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,

24

quốc phòng, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn xã, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế ở nông thôn phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tài chính NSX ở huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên hiện nay còn nhiều vấn đề khó khăn, yếu kém.

Trước hết là sự hiểu biết của nguời dân, của một số đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế. Sự thiếu hiểu biết đã không tạo cơ hội cho họ trong việc quản lý, giám sát và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng NSX. Chất lượng giám sát, kiểm tra NSX ở một số nơi không đạt yêu cầu và mong muốn của nhân dân. Mặt khác, cũng do không hiểu biết đầy đủ, toàn diện về NSX, cho nên một số người dân đã có những khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn cho chính quyền các cấp trong việc giải thích và xử lý các vụ khiếu kiện, tố cáo của công dân. Để từng bước giải quyết những bất cập trên tỉnh Hưng Yên đã tập trung vào một số giải pháp sau:

- Nâng cao kiến thức cho người dân trong việc giám sát, quản lý NSX.

Đây là việc làm cần thiết, phù hợp mong muốn của ngành tài chính, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân về các vấn đề NSX.

- Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSX. Do đó, thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn đóng góp của nhân dân ngày càng tăng, thu đã cơ bản đáp ứng chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ. Nhiều xã trong tỉnh đã làm tốt công tác này, kinh tế- xã hội có bước phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của nhân dân được tăng lên rõ rệt.

- Nâng cao năng lực quản lý NSX của cán bộ trực tiếp tham gia tại các địa phương, nhất là cán bộ làm công tác NS tại các xã, thị trấn. Trong năm 2014, Sở Tài chính tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai 03 đợt tập huấn chế độ kế toán mới; công tác quản lý vốn đầu tư XDCB; công tác quản lý tài chính thôn, khu dân cư.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường phân cấp NSNN trên địa bàn, trong đó NSX ngày càng được phân cấp sâu hơn trong thu NSX. Theo như Nghị quyết số 18/2010/NQ- HĐND ngày 18/12/2010 thì thuế môn bài, thuế tài nguyên khu vực DNNN, ĐTNN, ngoài quốc doanh đã phân cấp cho NSX hưởng 70%; Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng; đấu giá đất dịch vụ của các Dự án do cấp

25 xã làm chủ đầu tư thì NSX hưởng 80%...

- Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng (Báo cáo đánh giá kết quả về cân đối thu chi NSNN của Huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên các năm 2013, 2014, 2015).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý NSX tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

Huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang là đơn vị làm tốt công tác quản lý NSX.

Là địa phương thuần nông, các khoản thu ngân sách chủ yếu từ phí, lệ phí; thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân, các khoản đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng… do HĐND xã quyết định. Những năm qua, nhờ xây dựng dự toán ngân sách sát tình hình, chủ động khai thác nguồn thu và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện đã tạo điều kiện cho xã đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ phát triển KT-XH. Hằng năm, các khoản thu từ tiền sử dụng đất (mỗi năm 0,2-0,3 ha) chiếm phần lớn trong tổng thu NSX được thực hiện đúng quy trình. Các khoản thu phí và lệ phí, quỹ đất công ích, thu khác đều được tận dụng nguồn đáp ứng nhu cầu chi NSX. Trong chi NSX, ngoài các khoản ưu tiên chi thường xuyên thì việc chi đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi được quan tâm. Để đạt được những kết quả trên, huyện Hiệp Hoà đã thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và các văn bản quy định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh đối với người dân, hộ kinh doanh thường xuyên được quan tâm, cho nên tránh được tình trạng nghi ngờ trong các khoản thu-chi ở địa phương, nhất là lĩnh vực đầu tư XDCB.

- Việc lập dự toán NSX từ cơ sở bám sát tình hình thực tế; các nguồn thu trên địa bàn được tận dụng triệt để, phân bổ kinh phí hợp lý; nhiệm vụ chi được tính đúng, tính đủ, kịp thời... Hiện tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Hiệp Hoà đạt khoảng 84 tỷ đồng/năm, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất. Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế... bảo đảm công khai minh bạch, hạn chế thấp nhất tình trạng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích.

- Các khoản thu, chi NSX đều được kiểm tra, phản ánh rõ ràng, minh bạch dưới sự giám sát của HĐND xã, tạo niềm tin trong nhân dân. Đến nay, các trường học, phòng học ở khu lẻ, trạm y tế đều được đầu tư xây dựng kiên

26

cố đạt chuẩn quốc gia; 60% đường giao thông ở các thôn, xóm được đổ bê tông xi măng; nhiều công trình kênh, mương được xây dựng kiên cố bằng nguồn vốn này.

- Các xã, thị trấn trên địa bàn thường xuyên được Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra báo cáo.

- Đội ngũ cán bộ tài chính xã từng bước kiện toàn, phương tiện làm việc được trang bị đáp ứng yêu cầu thực hiện kế toán máy, các văn bản về chế độ kế toán mới thường xuyên được cập nhật. Kế toán, thủ quỹ, chủ tịch UBND xã thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính nên có ý thức trách nhiệm cao.

- Phát huy dân chủ, công khai minh bạch trong nội bộ đội ngũ cán bộ công chức xã và nhân dân để tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời uốn nắn, khắc phục những hạn chế, ngăn chặn dấu hiệu tiêu cực phát sinh. Bên cạnh đó ngành chức năng của huyện còn tích cực hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tài chính ở xã, giúp UBND huyện chỉ đạo, điều hành sâu sát, góp phần quản lý tốt NSX (Báo cáo đánh giá kết quả về cân đối thu chi NSNN của Huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang các năm 2013, 2014, 2015).

27

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)