Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã

Công tác thanh tra, kiểm tra NSX là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NSX, hướng việc thu, chi ngân sách đúng chế độ, quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính NSX luôn được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính NSX luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:

Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi NSX. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết năm của bộ phận kế toán và UBND các xã, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước đối với UBND cấp xã theo Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Ở cấp huyện có Phòng Tài chính - KH huyện, là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với bộ phận kế toán các xã.

Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường xuyên có kế

79

hoạch phối hợp với Phòng Tài chính - KH huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu, chi tài chính NSX. Ngoài ra, Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc chi tiêu NSX đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi chặt chẽ về mặt thủ tục.

Trong những năm qua , công tác thanh tra , kiểm tra công tác qu ản lý ngân sách xã tại các xã, thị trấn trên huyện Yên Phong luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra , kiểm tra , kiểm toán ngân sách của toàn huyê ̣n . Giai đoa ̣n 2013- 2015 chưa có chương trình thanh tra , kiểm tra, kiểm toán đô ̣c lâ ̣p đối với các xã , thị trấn trên địa bàn huyê ̣n.

Kết quả thanh tra , kiểm tra tình hình qu ản lý ngân sách xã tại huyê ̣n Yên Phong giai đoạn 2013-2015 đã phát hiê ̣ n mô ̣t số vi ph ạm cần xử lý triệt để như sau:

Theo kết quả tổng hợp của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Phong, kiểm tra công tác chấp hành thu ngân sách xã đã phát hiện một số vi phạm trong năm 2015 như sau: tất cả 14 xã, thị trấn có bỏ sót nguồn thu, 11 xã hạch toán sai nguồn thu, 7 xã thiếu minh bạch trong huy động vốn đóng góp của dân, 4 xã điều chỉnh nguồn theo vãng lai (Bảng 4.21).

Bảng 4.21. Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã trong năm 2015

STT Chỉ tiêu Số lƣợng xã,

thị trấn Tỷ lệ (%)

1 Bỏ sót nguồn thu 14 100,00

2 Hạch toán sai nguồn thu 11 78,57

3

Thiếu minh bạch trong huy động vốn đóng góp của dân

7 50,00

4 Điều chỉnh nguồn theo vãng lai 4 28,57

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Phong Số liệu chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu qua các năm tại Yên Phong được thể hiện tại bảng 4.22.

80

Bảng 4.22. Bảng số liệu chi sai nguồn đầu tƣ, nguồn tăng thu từ năm 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tên đơn vị

2013 2014 2015

Chi sai nguồn đầu tư

Chi sai nguồn tăng thu

Chi sai nguồn đầu tư

Chi sai nguồn tăng thu

Chi sai nguồn đầu tư

Chi sai nguồn tăng thu

1 TT. Chờ 486 116 53 32 123 0

2 Dũng Liệt 97 11 0 40 0 60

3 Tam Đa 45 0 0 13 0 93

4 Tam Giang 170 0 0 30 0 0

5 Yên Trung 58 64 77 39 0 26

6 Thụy Hòa 201 0 1 30 0 145

7 Hòa Tiến 304 0 64 11 289 0

8 Đông Tiến 74 0 0 2 18 21

9 Yên Phụ 91 0 62 10 0 52

1 0 Trung Nghĩa 210 12 0 30 207 0

11 Đông Phong 135 69 0 154 0 149

12 Long Châu 167 12 213 247 379 217

13 Văn Môn 38 32 0 50 0 40

14 Đông Thọ 609 22 406 56 197 66

Tổng 2.685 338 876 744 1.213 869

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Phong Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập trên là do:

Định mức phân bổ thấp, cấp trên giao nhiệm vụ nhưng không giao kinh phí, quy trình thủ tục rườm rà, nặng về quy định tiêu chuẩn, định mức chế độ mà chưa gắn với hiệu quả đầu ra như chính sách của nhà nước trong việc quy định định mức mua sắm TSCĐ chưa phù hợp định mức mua sắm TSCĐ ban hành đã nhiều năm không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được thay đổi chưa tạo sự chủ động trong chi tiêu ngân sách nhà nước: quyết định 170/2006/QĐ-TTg của

81

Thủ tướng Chính phủ quy định định mức mua sắm TSCĐ của các phòng ban thuộc cấp huyện, cấp xã thấp đến nay vẫn chưa có điều chỉnh. Định mức mua sắm TSCĐ ban hành từ năm 2006, qua 9 năm thực hiện giá cả đã trượt quá xã, định mức mua sắm lại thấp (Định mức mua sắm TSCĐ cho một phòng chuyên môn cấp huyện là 45 triệu đồng; phòng Trưởng, phó phòng: 20 triệu đồng;

chuyên viên: 4 triệu đồng); định mức mua sắm TSCĐ tính chung cho 01 xã là : 125 triệu đồng, một phòng làm việc được trang bị, mua sắm là 10 triệu đồng) như vậy, hiện nay mỗi chuyên viên chưa mua được một bộ máy vi tính để làm việc trong khi ứng dụng của công nghệ thông tin hiện nay đang ngày càng phát triển đòi hỏi cán bộ công chức phải sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn do vậy cần phải có những giải pháp tích cực để giải quyết.

Một số cơ chế chính sách của nhà nước ban hành chưa phù hợp với thực tiễn như chính sách hỗ trợ cho địa phương sản xuất lúa và hỗ trợ người sản xuất lúa theo nghị định số: 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 và thông tư số:

205/2012/TT-BTC ngày 23/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, theo quy định mức hỗ trợ cho người trồng lúa là 250.000 đồng/ha đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước và hỗ trợ 50.000 đồng/ha cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác và nguồn kinh phí này quy định phải chi trả trực tiếp đến từng người dân trực tiếp sản xuất lúa. Thực tế trong quá trình thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí hỗ trợ này còn bất cập như mỗi một khẩu trên địa bàn huyện có xã chia ruộng theo đầu sào chỉ có 1 sào ruộng hoặc xã nhiều nhất là mỗi khẩu chỉ được 3 sào ruộng nếu tính kinh phí hỗ trợ cho một vụ/đầu sào mỗi khẩu được hỗ trợ 9.000 đồng/sào đối với sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước và 1.800 đồng/sào đối với sản xuất lúa trên đất lúa khác, trong khi đó chi phí bỏ ra từ cấp huyện xuống cấp xã để thực hiện công tác rà soát, lập hồ sơ, kiểm tra đơn hỗ trợ của người dân, thực hiện tổ chức chi trả tiền cho hộ dân phải bỏ ra là rất lớn. Qua thực tế, số kinh phí hỗ trợ trên không làm cho người dân giàu lên, không có tác dụng làm cho người dân thiết tha hơn với đồng ruộng, nên chăng nhà nước nên có cơ chế chính sách đầu tư hỗ trợ cho người dân mua máy làm đất, máy cấy, máy gặt đập hoặc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông đến vùng sản xuất lúa để tạo điều kiện cho người dân thuận tiện trong việc canh tác, thu hoạch và bảo quản. Đề án hỗ trợ giống lúa chất lượng cao cho nông dân tại huyện

82 còn quy định chưa phù hợp với thực tế.

Nguyên nhân của việc chấp hành chi chưa đúng quy định được thể hiện qua kết quả điều tra tại bảng 4.23.

Bảng 4.23. Số lƣợng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi ngân sách chƣa đúng quy định

Nguyên nhân Số ý kiến

(n=68) %

Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp 58 85,29 Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán

đơn vị sử dụng ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu 33 48,53

Do cấp chậm nguồn ngân sách 33 48,53

Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị

chưa nắm bắt kịp 18 26,47

Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa

thường xuyên 50 73,53

Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt

chẽ, chưa thống nhất 15 22,06

Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn

nghiệp vụ 29 42,65

Khác 12 17,65

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Một vấn đề khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý chi ngân sách còn bất cập, hiệu quả chưa cao là chính sách tiền lương của nhà nước mặc dù trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể nhưng mới đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của người làm công ăn lương, do vậy xuất hiện hiện tượng kế toán còn tranh thủ đi làm ngoài cho các doanh nghiệp để tăng thu nhập, chưa giành nhiều thời gian chuyên tâm vào công tác và học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cá biệt còn có người cố tình làm sai quy định của nhà nước để chuộc lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)