Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 49)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên phạm vi tất cả các xã, thị trấn trong huyện, cụ thể là 13 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo về tình hình cơ bản của huyện, tình hình thu, chi ngân sách của các xã, thị trấn trong huyện; Các chủ trương chính sách của Nhà nước việt nam về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.

34

Các dữ liệu này có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: UBND huyện Yên Phong, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, chi Cục thống kê Yên Phong, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Chi cục thuế Yên Phong...

Các dữ liệu này được tìm, đọc, phân tích và trích dẫn đầy đủ.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước.

Đối tượng điều tra là cán bộ Phòng Tài chính – kế hoạch huyện, cán bộ chi cục thuế huyện, lãnh đạo UBND xã, thị trấn, cán bộ tài chính xã và người thụ hưởng ngân sách.

Để đánh giá đúng thực trạng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015; định mức phân bổ ngân sách xã; nguyên nhân của một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức; nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chưa sát với thực tế; nguyên nhân của việc chấp hành chi ngân sách chưa đúng quy định; trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã em đã tiến hành phát phiếu điều tra 68 đối tượng trên địa bàn huyện Yên Phong. Đây là những cán bộ là lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tài chính – KH huyện và Chi cục thuế huyện trực tiếp phụ trách theo dõi, quản lý công tác thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện. Còn ở cấp xã, đối tượng em chọn để phát phiếu điều tra là cán bộ kế toán ngân sách xã – là Phó Ban tài chính xã, đồng chí Chủ tịch – là Trưởng Ban tài chính xã và một số đồng chí Phó chủ tịch UBND xã – phụ trách kinh tế. Và đối tượng cuối cùng em phát phiếu điều tra là người thụ hưởng ngân sách. Với số lượng cụ thể như sau:

TT Đối tƣợng điều tra Số phiếu điều tra Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ 58

- Cán bộ phòng TC-KH, cán bộ chi cục thuế

18 26,5

- Lãnh đạo UBND xã, thị trấn 20 29,4

- Cán bộ tài chính xã 20 29,4

2 Người thụ hưởng ngân sách 10 14,7

Tổng cộng 68 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

35 c. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

* Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgic.

* Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản lý (TW, tỉnh, huyện, xã) và theo năm.

* Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính điện tử, phần mềm excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động Ngân sách Nhà nước. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

* Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của nhà nước về các khoản thu-chi Ngân sách Nhà nước.

* Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu-chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu dự định sử dụng - Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu ngân sách xã

(1). Mức thu và tổng số thu ngân sách hàng năm (2). Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi ngân sách xã (1). Mức chi và tổng số chi ngân sách hàng năm (2). Cơ cấu khoản chi ngân sách xã

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý và sử dụng ngân sách xã.

(1). Mức độ hoàn thành kế hoạch thu chi ngân sách xã (2). Tốc độ tăng giảm thu, chi ngân sách xã

(3). Số khoản thu chi ngân sách không quyết toán (4) Số vụ vi phạm thu chi ngân sách xã

(5). Số vụ xử lý vi phạm thu chi ngân sách

36

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)