Đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 103)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.1.6. Đánh giá kết quả quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.1.6.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức a. Điểm mạnh (Ưu điểm)

Toàn huyện đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ thu, chi NSX, đã cơ bản

83

đáp ứng nhu cầu chi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở. So với những năm trước đây, việc điều hành thu chi NSX đã chủ động hơn, khắc phục được tình trạng thu chi tự do. Cơ bản các xã đã thực hiện theo dự toán được HĐND xã phê duyệt từ đầu năm, nhiều xã đã lập dự toán quý, dự toán tháng để thực hiện…

Qua đó tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã.

Các ban ngành ở xã đã có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX của ngành mình. Từ đó tích cực chủ động trong việc đôn đốc tăng thu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo dự toán được duyệt.

Việc điều hành NSX đã được KBNN huyện kiểm soát chặt chẽ hơn, khắc phục được tình trạng điều hành theo "cảm tính " của các xã trước đây.

Việc bổ sung dự toán từ nguồn tăng thu NSX đã cơ bản được thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. Vai trò của HĐND xã đã được thể hiện đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều được báo cáo và trình HĐND xã phê duyệt bổ sung thực hiện.

Việc điều hành chi NSX đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc "Tiền nào việc ấy” không chi sai mục đích, chi không đúng đối tượng. Các khoản thu cân đối chi thường xuyên đã được bố trí để chi thường xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền sử dụng đất đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, huyện thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp vào những tháng đầu năm và những tháng xã không có số thu. Khắc phục được tình trạng cấp dồn vào cuối năm

Về cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách xã của huyện được bố trí tương đối phù hợp ở các cấp quản lý. Cụ thể:

- Ở Huyện: Có tổ quản lý NSX thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch: Gồm 1 tổ trưởng do phó trưởng phòng Tài chính kiêm và từ 1-2 chuyên viên.

- Ở Xã có ban Tài chính xã: Gồm Trưởng ban, cán bộ kế toán, thủ quỹ.

Trình độ cán bộ kế toán NSX tại các xã thị trấn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý, số cán bộ kế toán ngân sách xã có trình độ trung cấp trở lên đã đạt 100%, nhiều người có trình độ đại học. Số liệu qua khảo sát điều tra cụ thể ở

84 bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.24. Tổng hợp trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã

STT Chức danh Tổng số Trình độ chuyên môn

Đại học Cao đẳng Trung cấp

I Năm 2013 42 17 9 16

1 Chủ tài khoản 14 5 4 5

2 Kế toán NSX 14 9 1 4

3 Thủ quỹ 14 3 4 7

II Năm 2015 42 29 6 7

1 Chủ tài khoản 14 8 2 4

2 Kế toán NSX 14 11 2 1

3 Thủ quỹ 14 10 2 2

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong Qua nghiên cứu trình độ chuyên môn của cán bộ trực tiếp quản lý NSX từ năm 2013 đến năm 2015 chúng ta thấy:

- Trình độ của Chủ tịch UBND xã (Chủ tài khoản) năm 2013 có 05 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 35,7%; trình độ Cao đẳng có 04 đồng chí chiếm 28,6%; trình độ Trung cấp có 5 đồng chí chiếm 35,7% . Nhưng đến năm 2015 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 8 đ/c chiếm 57,1%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 04 đ/c chiếm 28,6%; điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Chủ tài khoản đã được quan tâm đào tạo.

- Trình độ của Kế toán NSX năm 2013 có 09 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 64,3%; trình độ Cao đẳng có 01 đồng chí chiếm 7,1%; trình độ Trung cấp có 4 đồng chí chiếm 28,6%. Nhưng đến năm 2015 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 11 đồng chí chiếm 78,6%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 01 đ/c chiếm 7,1%. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Kế toán NSX đã được quan tâm đào tạo.

- Trình độ của Thủ quỹ NSX năm 2013 có 03 đồng chí có trình độ Đại học chiếm 21,4%; trình độ Cao đẳng có 04 đồng chí chiếm 28,6%; trình độ Trung cấp

85

có 07 đồng chí chiếm 50,0%. Nhưng đến năm 2015 thì tỷ lệ này tương ứng là Đại học có 10 đ/c chiếm 71,4%; Cao đẳng có 02 chiếm 14,3%; Trung cấp có 02 đ/c chiếm 14,3. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ Thủ quỹ NSX đã được quan tâm đào tạo.

Về tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn: Từ năm 2013 đến 2015 Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện, Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện đã mở trên 15 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện cho Chủ tài khoản Ngân sách, kế toán và thủ quỹ NSX.

Trong số cán bộ tại các xã, thị trấn có trình độ trung cấp gồm 07 đồng chí chủ yếu là những người đã nhiều tuổi (trong đó từ 45 đến 50 tuổi là 02 đồng chí chiếm 28,6%, từ 51 đến 55 tuổi có 03 đồng chí chiếm 42,9%, còn lại trên 55 tuổi có 02 đồng chí chiếm 28,6%) đây là trở ngại không nhỏ cho việc hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý điều hành NSX. Vì để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý NSX trong thời gian tới thì yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ này phải nâng cao trình độ tin học, trình độ kế toán máy.

Chủ tài khoản thường xuyên có sự thay đổi do hết nhiệm kỳ Chủ tịch UBND xã chuyển sang vị trí khác hoặc về nghỉ chế độ theo quy định. Như đến hết tháng 6 năm 2013 có 3 đồng chí Chủ tịch UBND xã mới được bầu. Năm 2014, có 1 đồng chí Chủ tịch UBND xã mới được bầu. Năm 2015, có 10 đồng chí Chủ tịch UBND xã mới được bầu. Do đó số cán bộ này khi tham gia công tác quản lý NSX chưa sâu sát đôi khi còn chỉ đạo chuyên môn thực hiện chưa đúng các quy định.

Nhìn chung hoạt động của bộ máy quản lý NSX ở huyện Yên Phong trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả công tác cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính NSX trong tình hình mới, góp phần quan trọng vào việc xây dựng NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN thống nhất.

b. Điểm yếu (Hạn chế)

Về thu NSX vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ...

Việc áp dụng hình thức khoán thu đối với một số khoản thu như: Lệ phí

86

chợ, lệ phí đò, lệ phí bến bãi.... tuy đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt nhưng các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khoán, còn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn chưa cao (đặc biệt đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp).

Về chi NSX còn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NSX dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hằng trăm triệu đồng....

Trong quản lý ngân sách chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý ngân sách xã đặc biệt là cấp huyện, cấp tỉnh.

Việc kiểm soát chi theo dự toán là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự toán kịp thời dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước.

Trong việc chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều công trình XDCB gắn với dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các công trình dân tự làm.

Mặc dù công tác tổ chức bộ máy quản lý NSX đã được củng cố và tăng cường song việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban tài chính xã cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ban tài chính xã cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết; làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Mặc dù đội ngũ cán bộ kế toán đã được củng cố, đào tạo tập huấn thường xuyên nhưng vẫn bị thay đổi qua các kỳ bầu cử của xã, chưa ổn định được lâu dài làm cho công việc kế toán bị xáo trộn, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng NSX ở cơ sở, vừa gây lãng phí trong đào tạo.

c. Cơ hội

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều doanh

87 nghiệp đầu tư vào huyện Yên Phong.

Luật ngân sách Nhà nước có bổ sung, sửa đổi.

Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang được mở rộng.

d. Thách thức

Khối lượng công việc lớn, hóa đơn, chứng từ, sổ sách nhiều.

Các cấp ngân sách, các đơn vị, tổ chức quản lý ngân sách theo Luật NSNN.

4.1.6.2. Đánh giá nguyên nhân, kết quả đã đạt được và những hạn chế trong quản lý NSX ở huyện Yên Phong

a. Đánh giá nguyên nhân, kết quả đã đạt được

Chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, hệ thống luật pháp của nhà nước ban hành tương đối kịp thời, đồng bộ, phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của huyện uỷ, HĐND, UBND trong việc triển khai thực hiện các luật, văn bản dưới luật và cụ thể hoá kịp thời chính sách chế độ phù hợp với đặc thù của địa bàn huyện và của từng xã, thị trấn; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng.

Trên cơ sở chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh, Phòng Tài chính- KH đã kịp thời tham mưu cho UBND huyện cụ thể hoá thực hiện các chính sách, chế độ phù hợp đặc điểm của địa phương và có tính khả thi cao. Các chính sách đó đã phát huy tác dụng và đi vào cuộc sống; thúc đẩy, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hoá, xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với những xã khó khăn như: Dũng Liệt, Thụy Hòa, Tam Đa…

Ngân sách xã trong 3 năm qua đã có bước cải tiến rõ rệt, thực hiện cải cách một bước về thủ tục hành chính trong công tác thu thuế và cấp phát ngân sách, nâng cao phạm vi trách nhiệm, mở rộng quyền hạn cho chính quyền cấp xã các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đối tượng nộp thuế từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.

Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện, hạn chế tiêu cực trong quản lý ngân sách.

Công tác tuyển dụng, lựa chọn cán bộ và công tác bồi dưỡng đào tạo cán

88

bộ ngày càng được chú trọng cả về số lượng, chất lượng.

b. Những nguyên nhân làm phát sinh những hạn chế trong quản lý sử dụng NSX ở huyện Yên Phong

Sở dĩ quản lý NSX trên địa bàn huyện Yên Phong còn tồn tại những vấn đề trên là bởi các nguyên nhân có thể nêu ra như sau:

- Hệ thống chính sách, chế độ về quản lý NSX chưa ổn định, vẫn thường xuyên bị thay đổi nên việc thực hiện ở cơ sở thụ động, lúng túng. Đặc biệt là hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo quy định chưa thật ngắn gọn phù hợp với trình độ của cấp xã.

- Do điều kiện tự nhiên dẫn tới lợi thế về kinh tế cũng như nguồn thu ngân sách của các xã có sự khác biệt tương đối lớn nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngân sách xã không đồng đều. Do vậy mà người dân ở các xã khác nhau được thụ hưởng những dịch vụ hàng hoá công cộng từ NSX là khác nhau, và việc triển khai các chính sách thống nhất cho các xã gặp nhiều bất cập.

- Thực tế do có nhiều loại hình xã khác nhau nên không thể phù hợp được hết với tình hình đặc thù của các xã, vì vậy trong quá trình thực hiện Luật NSNN còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách nói chung, NSX nói riêng mặc dù Trung ương đã có các thông tư hướng dẫn, tỉnh cũng đã cụ thể hoá với đặc thù thực tế của địa phương.

- Ý thức chấp hành pháp luật nói chung, các chính sách, chế độ thu, chi NSX của một số bộ phận dân chúng chưa cao, vì vậy việc thực thi những chính sách thu còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng trây ỳ, dây dưa, trốn lậu thuế vẫn xảy ra phổ biến.

- Nhìn chung, cấp xã vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tài chính NSX đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã: ổn định đời sống nhân dân, củng cố và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Ở một số xã, sự phối hợp giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế và KBNN chưa có sự ăn khớp, đồng bộ, kịp thời. Nhiều khó khăn vướng mắc trong quản lý NSX không được xử lý, tháo gỡ ngay đã làm cho công tác thu, chi của xã qua KBNN chưa được trôi chảy.

- Vấn đề tăng cường quản lý NSX đi đôi với xây dựng chính quyền cơ sở

89

trong sạch, vững mạnh chưa được một số xã quan tâm giải quyết đúng mức.

- Quy chế dân chủ và công khai tài chính chưa được thực hiện đầy đủ cũng là nguyên nhân gây dẫn đến những tồn tại trên.

- Trình độ đội ngũ cán bộ xã nói chung, cán bộ quản lý tài chính, NSX nói riêng trong mấy năm nay đã được củng cố và tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, NSX theo luật NSNN.

- Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được sâu rộng và chưa có biện pháp hữu hiệu.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và cương quyết.

- Một nguyên nhân nữa là: Chế độ Nhà nước quy định về kiểm soát chi NSX như kiểm soát chi đối với đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách khác, đòi hỏi phải đủ các điều kiện: có trong dự toán được duyệt, được chủ tài khoản chuẩn chi và đảm bảo đúng chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định. Ngoài các mục sinh hoạt phí cán bộ xã, chi đầu tư, chi sửa chữa, mua sắm...

phải thực hiện theo đúng dự toán, không được lấy chi sai mục đích, còn các mục khác thì được sử dụng tương đối linh hoạt trong phạm vi dự toán được duyệt.

Quy định thì đã cụ thể, nhưng việc quản lý theo dự toán được duyệt thực tế không được thực hiện triệt để. Các mục chi bắt buộc khi vượt dự toán có nhiều trường hợp chứng từ được lập lại để hợp lý hóa trước khi lập bảng kê thanh toán, còn các mục khác bảng kê thường không đúng nội dung chứng từ, dẫn đến việc làm trái với pháp lệnh kế toán, thống kê và làm giảm tác dụng trong việc quản lý NSX. Từ thực tế đó dẫn đến việc gò ép số thực hiện để đảm bảo kế hoạch ban đầu, dẫn đến tình trạng báo cáo sai thực tế. Sở dĩ dẫn tới những vấn đề trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Về chủ quan: Do việc giao dự toán không phù hợp với điều kiện cụ thể của xã; trình độ, năng lực của cán bộ xã trong công tác lập dự toán và người xét duyệt dự toán NSX không sát thực tế.

+ Về khách quan: Một số các quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSX chưa đầy đủ, chưa phù hợp; mặt khác khả năng tài chính - NSX hạn hẹp không đáp ứng được yêu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)