Thực trạng chi ngân sách xã của huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 88)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.1.3. Thực trạng chi ngân sách xã của huyện Yên Phong

Căn cứ Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên Ngân sách địa phương năm 2011 và cả thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:

* Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: Cấp xã: định mức phân bổ 10.000.000đ/đơn vị/năm

* Chi quản lý hành chính: Cấp xã: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức:

- Phân bổ theo phân loại xã, phường, thị trấn: Loại 1: 1.085.000.000đ/

đơn vi/năm; Loại 2: 955.000.000đ/đơn vị/năm;

- Phân bổ theo phân loại thôn, khu phố: Thôn, khu phố loại 1 là:

27.000.000đ/thôn, khu phố/năm; Thôn, khu phố loại 2 là: 26.000.000đ/thôn, khu phố/năm; Thôn, khu phố loại 3 là: 25.000.000đ/thôn, khu phố/năm.

60

* Sự nghiệp y tế: Phân bổ 394.000đ/cựu chiến binh/năm.

* Sự nghiệp văn hóa thông tin: Phân bổ cho các phường, thị trấn:

50.000.000đ/đơn vị/năm; Phân bổ cho các xã: 40.000.000đ/đơn vị/năm.

* Sự nghiệp phát thanh truyền hình: Cấp xã: Định mức phân bổ chung:

20.000.000 đ/đơn vị/năm

* Sự nghiệp thể dục thể thao: Cấp xã: 10.000.000 đ/đơn vị/năm.

Về nhiệm vụ chi ngân sách xã:

* Chi thường xuyên:

+ Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể cấp xã: Chi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách. Đảm bảo kinh phí chi hoạt động của HĐND&UBND, hoạt động của Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể cấp xã, thị trấn, kinh phí hoạt động của các chi bộ Đảng trực thuộc theo Quyết định 84 của ban Quản trị Trung ương, Chi phụ cấp Uỷ viên cấp xã, thị trấn theo Quyết định 169 ngày 24/6/2008 của Ban Quản trị tài chính Trung ương;

+ Chi công tác phí, văn phòng phẩm, báo đài, hội nghị …

+ Chi mua sắm, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo quy định;

+ Chi các hoạt động sự nghiệp:

- Chi sự nghiệp kinh tế: Duy tu sửa chữa đường xá, cầu cống, khuyến nông, khuyến ngư, chi kiến thiết thị chính, thị tứ theo định mức phân bổ. Chi phụ cấp cán bộ khuyến nông, khuyến công theo định mức quy định. Chi đo đạc, lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác phân cấp cho xã;

- Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác;

- Chi SN văn hoá thông tin, TDTT, phát thanh truyền hình tại xã;

- Chi đảm bảo xã hội: Chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưu xã, thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do xã, thị trấn quản lý, chi thăm hỏi gia đình chính sách, trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, chi phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm và chi công tác xã hội khác;

- Chi SN y tế tại xã, thị trấn;

61 - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo;

- Sự nghiệp môi trường tại xã, thị trấn: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, thị trấn. Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn…

+ Cải tạo, sửa chữa các công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng cơ sở do xã, thị trấn quản lý;

+ Chi kinh phí tổ hoà giải;

+ Chi công tác quốc phòng: Chi phụ cấp trách nhiệm dân quân tự vệ theo Nghị định 184 của Chính phủ, Huấn luyện dân quân tự vệ, công tác tuyển quân, đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống và các hoạt động khác;

+ Chi công tác an ninh trật tự: Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn; hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy, sơ kết, tổng kết công tác an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tư;

+ Chi khác ngân sách cấp xã, thị trấn.

* Chi đầu tư XDCB:

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh từ các nguồn theo quy định.

- Chi đầu tư các công trình tại xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã của HĐND tỉnh Bắc Ninh đã đảm bảo nguyên tắc phù hợp với việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Nhà nước; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cấp xã; phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước, đảm bảo tính cân đối của ngân sách cấp xã và tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách của ngân sách cấp xã, góp phần cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn.

62

Bảng 4.15. Nội dung chi NSX huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán

Thực hiện

% so sánh TH/

DT

Dự toán

Thực hiện

% so sánh TH/

DT

% so sánh cùng kỳ

Dự toán

Thực hiện

% so sánh TH/

DT

% so sánh cùng kỳ Tổng cộng chi NSX (A+B+C) 48.047 94.741 197 54.043 128.746 .238 136 65.737 123.115 187 96 A. Tổng chi NSX qua kho bạc 48.047 57.013 119 54.043 98.048 181 172 65.737 112.127 171 114 I. Chi đầu tư phát triển 10.400 11.200 108 8.379 30.387 363 271 10.500 36.176 345 119

1.Chi đầu tư XDCB 10.400 11.200 108 8.379 3.0387 363 271 10.500 36.176 345 119

2.Chi đầu tư phát triển khác

II. Chi thường xuyên 36.347 45.813 126 44.364 67.661 153 148 53.721 75.951 141 112

1. Chi sự nghiệp xã hội 7.395 7.450 101 6.813 7.312 107 98 7.946 8.447 106 116

2. Chi sự nghiệp giáo dục 1.240 3.931 317 3.079 78

3. Chi sự nghiệp y tế 154 639 415 334 52

4. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 430 419 97 480 457 95 109 614 615 100 135

5. Chi sự nghiệp thể dục thể thao 150 128 85 184 396 215 309 209 212 101 54

6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 435 256 59 620 167 27 65 560 562 100 337

7. Chi sự nghiệp kinh tế 1.315 1.456 111 1.385 7.426 536 510 1.170 5.273 451 71

8. Chi QLNN, Đảng, đoàn thể 24.212 32.263 133 32.387 43.757 135 136 38.620 52.830 137 121 9. Chi công tác dân quân tự vệ, an toàn xã hội 2.070 2.095 101 2.150 2.529 118 121 4342 4.345 100 172

10. Chi khác 340 352 104 345 1.047 303 297 260 254 98 24

III. Chi dự phòng 1.300 0 1.300 0 1.516 0

B. Chi chuyển nguồn 37.728 30.698 81 10,988 36

Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Yên Phong

63 4.1.3.1. Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là những khoản chi quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện các chức năng về quản lý hành chính, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSX: năm 2013 chi thường xuyên là 45.813 triệu đồng, bằng 12 % so với dự toán; năm 2014 chi thường xuyên là 67.661 triệu đồng bằng 153 % so với dự toán, bằng 148 % so với năm 2013; năm 2015 chi thường xuyên là 75.951 triệu đồng đạt 141 % so với dự toán, bằng 112 % so với năm 2014 (bảng 4.15).

Nguyên nhân khoản chi này có xu hướng tăng lên là do tiền lương, BHXH, BHYT, cán bộ xã có chiều hướng tăng lên theo chính sách của Nhà nước. Bình quân chi thường xuyên một xã từ 1.500 – 1.650 triệu đồng/năm, trong đó chi lương và các khoản theo lương của cán bộ xã từ 900 – 1.000 triệu đồng/xã.

Đạt được kết quả trên là do nhiều xã đã thực hiện tốt khoản chi này, đã đảm bảo điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý hành chính, triển khai các chính sách chế độ của nhà nước trên địa bàn xã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu ban hành được định mức chi thường xuyên cho NSX trên cơ sở định mức chi thường xuyên được tính trên tiêu thức đầu dân số và đầu cán bộ có ưu tiên hệ số cho các xã trong địa bàn.

Việc áp dụng định mức chi thường xuyên đã khắc phục được tình trạng mất cân bằng trước đây và là cơ sở để tính số bổ sung cho NSX được thuận lợi và chính xác. Những năm gần đây, chi thường xuyên NSX đã đảm bảo cơ bản nhiệm vụ chi lương cho cán bộ xã, khắc phục được tình trạng nợ lương cán bộ xã trước đây

Tuy nhiên, dù đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi nhưng số chi thường xuyên NSX vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi (45% - 65%). Từ đó ảnh hưởng đến nguồn bố trí chi đầu tư phát triển. Nhiều nguồn thu NSX mang tính thời vụ (đặc biệt là khoản thu đất công ích và ao hồ ở xã phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch) nên các xã thường thiếu nguồn để chi vào tháng 2 đến tháng 4;

hoặc từ tháng 10 đến tháng 12 làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi thường xuyên của những tháng này và dễ xảy ra tình trạng nợ chi thường xuyên.

Để có cơ sở đánh giá toàn diện hơn số chi thường xuyên qua các năm, cần phân tích chi tiết các khoản chi sau:

64 a) Chi sự nghiệp kinh tế

Khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi thường xuyên của xã. Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm chi cho các sự nghiệp: sự nghiệp nông nghiệp (chi lương cán bộ thú y cơ sở, chi phụ cấp thú y thôn, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống cây trồng vật nuôi như: chi hỗ trợ giống lúa lai, lúa hàng hóa, hỗ trợ sản xuất cây rau màu chế biến và cây dược liệu, hỗ trợ sản xuất khoai tây chất lượng, chi hỗ trợ điều tra chăn nuôi trang trại tập trung, mô hình nuôi cá thâm canh tập trung và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và một số hoạt động khác…), sự nghiệp thủy lợi (chi phòng chống lụt bão, chi hỗ trợ đê điều, xử lý vi phạm luật đê điều, tu sửa công trình PCLB), sự nghiệp giao thông và kiến thiết thị chính (duy tu bảo dưỡng đường giao thông, hệ thống đèn điện chiếu sáng...), sự nghiệp tiểu thủ công nghiệp (chi đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, nông thôn, hỗ trợ hệ thống máy móc thiết bị cho cơ sở SX công nghiệp nông thôn).

Bảng 4.16. Phân tích tình hình chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán

Thực hiện

% so sánh

TH/

DT

Dự toán

Thực hiện

% so sánh TH/

DT

% so sánh cùng kỳ

Dự toán

Thực hiện

% so sánh

TH/

DT

% so sánh cùng kỳ Chi SN kinh tế 1,315 1,456 111 1,385 7,426 536 510 1,170 5,273 451 71 1. SN nông,

lâm, ngư

nghiệp 250 260 104 270 721 267 277 308 685 222 95

2. SN thủy lợi 455 540 119 465 2.033 437 376 380 987 260 49 3. SN giao

thông 580 620 107 610 2.999 492 484 440 3.601 818 120

4. SN kinh tế

khác 30 36 120 40 1.673 4.183 4.647 42 0 0

Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Yên Phong Xã đã bố trí các khoản chi sự nghiệp kinh tế tương đối toàn diện trên tất cả

65

các mặt. Hầu hết các xã đều ưu tiên chi từ 1,2 - 5 tỷ đồng cho sự nghiệp giao thông, thuỷ lợi và nông nghiệp nhằm tăng thu sự nghiệp trong tương lai. Số chi năm 2013 có xu hướng tăng là một biểu hiện tốt, nó cho ta thấy tính ổn định phát triển trong và điều hành NSX giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, số chi cho kiến thiết thị chính cần được các xã củng cố thêm để kịp thời đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá nông thôn.

Khoản chi sự nghiệp kinh tế cần được chú trọng hơn nữa trong tổng chi thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải đầu tư cho kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung số chi này tương xứng với vai trò của các hoạt động sự nghiệp trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn giai đoạn hiện nay.

b) Chi sự nghiệp giáo dục

Đây là khoản chi luôn được huyện chú trọng và quan tâm: năm 2013 chi cho sự nghiệp giáo dục là 1.240 triệu đồng; năm 2014 là 3.931 triệu đồng bằng 317 % so với năm 2013; năm 2015 là 3.079 triệu đồng bằng 78 % so với năm 2014 chiếm 5% tổng chi NS do trong năm này huyện đã chi tập trung cho sự nghiệp giáo dục để nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao thêm một bước chất lượng trong giáo dục toàn huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã khó khăn như:

xã Dũng Liệt, Thụy Hòa....

Hầu hết các xã đã nhận thức được việc đầu tư cho giáo dục là mục tiêu quan trọng hàng đầu, đã tập trung hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục ở cơ sở, đồng thời có chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những cá nhân học tập tốt, giáo viên giỏi nhằm kích thích phong trào học tập trong nhân dân. Tuy nhiên số chi cho sự nghiệp giáo dục còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên (từ 3 - 5,8 %), chủ yếu chi để hỗ trợ phụ cấp cho giáo viên mầm non; sửa chữa cải tạo trường học, nhà trẻ; mua sắm trang bị thêm bàn ghế, đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ... Ngoài ra nhiều xã chưa chú trọng đúng mức việc xã hội hoá, còn nặng cơ chế bao cấp, chưa phát huy được tiềm năng tại chỗ.

c) Chi sự nghiệp y tế

Khoản chi này chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm, sửa chữa các loại dụng

66

cụ thiết bị y tế, chi tiền thuốc khám chữa bệnh, chi hỗ trợ cán bộ y tế thôn bản, chi các chương trình phòng bệnh tiêm chủng mở rộng, chi trực trạm ngoài giờ hành chính, chi tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào kế hoạch hóa gia đình... Khoản chi này đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ, phòng chống bệnh tật, phát hiện dịch bệnh ở vùng nông thôn nhất là trong giai đoạn hiện nay nguy cơ nhiều bệnh dịch có thể bùng phát. Năm 2013 chi cho sự nghiệp y tế là 154 triệu đồng; năm 2014 là 639 triệu đồng, bằng 415 % so với năm 2013; năm 2015 là 334 triệu đồng và bằng 52 % so với năm 2014. Điều này chứng tỏ các xã đã thực sự quan tâm đầu tư cho sự nghiệp y tế.

d) Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin

Năm 2013 chi sự nghiệp văn hóa thông tin là 419 triệu đồng đạt 97 % so với kế hoạch; năm 2014 là 457 triệu đồng đạt 95 % so với kế hoạch và bằng 105

% so với năm 2013; năm 2015 là 615 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch và bằng 135 % so với cùng kỳ.

e) Chi sự nghiệp xã hội

Khoản chi này đã đáp ứng được các nhu cầu về chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành; chi cứu tế xã hội; chi thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ; chi hỗ trợ cho các gia đình khó khăn theo chính sách Nhà nước... Chi sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi thường xuyên (từ 10-16 %) và có xu hướng tăng. Chi cho sự nghiệp xã hội năm 2013 là 7.450 triệu đồng đạt 101 % so với kế hoạch; năm 2014 là 7.312 triệu đồng đạt 107 % so với kế hoạch và bằng 98 % so với cùng kỳ; năm 2015 là 8.447 triệu đồng đạt 106 % so với kế hoạch và bằng 116 % so với cùng kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng là do số lượng cán bộ" hưu xã" hiện nay khá lớn; chi trợ cấp tết cho người nghèo, thực hiện những chính sách đảm bảo xã hội cho các đối tượng như: chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện…

Tuy nhiên một số xã chưa thống kê đầy đủ các đối tượng chính sách xã hội cần quan tâm nên việc bố trí chi chưa được đầy đủ.

f) Chi quản lý hành chính

Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã, chi hoạt động của Đảng và các cơ quan đoàn thể khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân..., chủ yếu là chi lương, chi tiền điện, nứớc, điện thoại, báo chí, vật tư văn phòng, hội nghị khánh tiết, tiếp khách, sinh hoạt phí cán bộ xã...

67

Bảng 4.17. Tình hình chi quản lý hành chính cấp xã, huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán

Thực hiện

% so sánh TH/ DT

Dự toán Thực hiện

% so sánh TH/ DT

% so sánh cùng kỳ

Dự toán Thực hiện

% so sánh TH/

DT

% so sánh cùng kỳ Chi quản lý HCNN 24.212 33.773 139 32.387 43.757 135 130 38.620 52.830 137 121

1. Quản lý NN 16.162 19.496 121 21.150 31.637 150 162 24.420 36.798 151 116

2. Chi khối Đảng 3.650 6.199 170 4.000 5.676 142 92 5.600 6.767 121 119

3. Mặt trận 1.150 1.920 167 1.737 1.850 107 96 2.200 2.250 102 122

4. Đoàn thanh niên 850 1.520 179 1.400 1.520 109 100 1.600 1.785 112 117

5.Hội phụ nữ 800 1.542 193 1.400 1.564 112 101 1.600 1.765 110 113

6. Hội cựu chiến binh 800 1.586 198 1.400 1.510 108 95 1.600 1.725 108 114

7. Hội nông dân 800 1.510 189 1.300 1.432 110 95 1.600 1.740 109 122

Nguồn: Phòng Tài chính - KH huyện Yên Phong

68

Chi quản lý hành chính trong các xã là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên của ngân sách xã. Qua bảng số liệu ta thấy, chi quản lý hành chính năm sau tăng và cao hơn năm trước: năm 2013 là 24.212 triệu đồng đạt 133% so với kế hoạch; năm 2014 là 43.758 triệu đồng đạt 135% so với kế hoạch và bằng 136% so với năm 2013; năm 2015 là 52.830 triệu đồng đạt 137% so với kế hoạch và bằng 121% so với năm 2014. Nguyên nhân là do hệ thống, bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ ở cấp xã được cơ cấu gần giống hệ thống bộ máy quản lý ở cấp huyện cho nên nhu cầu về cán bộ khối xã được bổ sung để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình so với trước đây do vậy mà chi quản lý hành chính tăng qua các năm. Trong cơ cấu chi quản lý hành chính thì khoản chi lương cán bộ xã chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 50 - 60%). Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên (từ 50 - 63%) và năm sau tăng cao hơn năm trước.

Hiện tại toàn huyện có trên 322 cán bộ chuyên trách và công chức xã được hưởng lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành chính sách riêng để thu hút đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã và thôn. Do đó, số chi cho con người hàng năm tương đối lớn. Về cơ bản, việc điều hành và thực hiện chi trong những năm gần đây được chú trọng và bám sát theo dự toán, nhiều xã thực hiện tốt công khai tài chính, công khai dự toán chi ngay từ đầu năm. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đã đưa việc chi tiêu của xã vào nề nếp, đặc biệt là tiết kiệm chi hành chính.

Trong chi quản lý hành chính, việc bố trí chi sinh hoạt phí cán bộ xã đã được chú trọng, hầu hết các xã đều tham gia đóng góp BHXH và BHYT cho cán bộ xã. Việc chỉ đạo của ngành tài chính và kiểm soát qua KBNN đã có hiệu quả rõ rệt nên hiện tượng nợ sinh hoạt phí kéo dài đến nay cơ bản đã được khắc phục. Khoản chi cho công tác phí, hội nghị phí được thực hiện tương đối tốt theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/10/2010 của Bộ Tài Chính. Khoản chi mua sách báo phục vụ cho hoạt động chuyên môn được các xã quan tâm. Đến nay, 100% các xã đã xây dựng tủ sách pháp luật theo chỉ đạo của tỉnh, của huyện. Khoản chi quản lý hành chính ngày càng tiết kiệm, hiệu quả do thực hiện tốt chế độ, định mức chi cho công tác phí, hội nghị, tiếp khách... theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh; 100% số xã đều chi đúng định mức quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)