Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.1.2. Thực trạng thu ngân sách xã giai đoạn 2013-2015
HĐND tỉnh quyết định phân chia nguồn thu giữa các cấp thuộc ngân sách địa phương trên cơ sở quy định của Trung ương. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, việc quyết định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ba cấp ngân sách địa phương còn mang tính chủ quan. Do vậy, NSX sẽ có điều kiện thuận lợi giành vốn cho đầu tư phát triển và đảm bảo các hoạt động của mình khi được phân cấp nguồn thu lớn và ngược lại.
* Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%
+) Các khoản phí, lệ phí;
+) Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
+) Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã;
+) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã theo quy định của pháp luật;
+) Thu kết dư ngân sách xã;
47 +) Thu chuyển nguồn từ năm trước sang;
+) Bổ sung từ ngân sách cấp trên;
+) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
* Khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã:
+) Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ;
+) Thuế giá trị gia tăng từ các cá nhân sản xuất, kinh doanh;
+) Thuế thu nhập cá nhân;
+) Lệ phí trước bạ nhà đất;
+) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
+) Thu tiền sử dụng đất.
48
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện kế hoạch thu ngân sách xã huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Kế
hoạch Thực hiện
% so sánh TH/
KH
Kế
hoạch Thực hiện
% so sánh TH/ KH
% so sánh cùng kỳ
Kế
hoạch Thực hiện
% so sánh TH/
KH
% so sánh cùng kỳ
TỔNG THU NSX 48.047 95.550 199 540.43 129.069 239 135 65.737 132.724 202 103
A. Thu NSX đã qua kho bạc 48.047 95.550 199 54.043 129.069 239 135 65.737 132.724 202 103 I. Thu đấu giá đất tạo vốn XD CSHT 10.400 12.784 123 8.379 13.992 167 109 10.500 15.046 143 108
II. Các khoản giao xã thu 3.701 11.876 321 3.428 7.022 205 59 3.622 7.256 200 103
III. Các khoản huyện thu trên địa bàn 1.965 3.319 169 3.457 5.667 164 171 5.143 5.799 113 102
IV. Các khoản không CĐ, QL qua NS 815 1.682 206 2.432 145
V.Thu bổ sung ngân sách cấp trên 31.981 53.609 168 38.779 62.978 162 117 46.472 71.493 154 114 1.Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 31.981 29.215 91 38.779 37.373 96 128 46.472 45.231 97 121
2.Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 24.394 25.605 105 26.262 103
VI.Thu chuyển nguồn 13.147 37.728 287 30.698 81
B. Tạm thu NSX chưa qua kho bạc
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong
49
Tổng thu NSX tăng dần qua 3 năm. Năm 2013, tổng thu là: 95.550 triệu đồng đạt 199% so với kế hoạch giao; Năm 2014 tổng thu đạt 129.069 triệu đồng bằng 239% kế hoạch giao, tăng 35% so với năm 2013; Năm 2015 tổng thu đạt 132.724 triệu đồng bằng 202% kế hoạch giao, tăng 3% so với năm 2014... Điều này chứng tỏ các xã đã rất cố gắng huy động mọi nguồn thu để không chỉ đạt mức kế hoạch mà còn vượt kế hoạch năm.
Qua số liệu các năm từ 2013-2015 ta thấy thu NSX trên địa bàn huyện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, hàng năm thường chiếm từ 30% - 40% tổng thu ngân sách địa phương và đạt từ 160% - 185% kế hoạch giao. Việc quản lý các khoản thu lớn như thu thường xuyên tại xã khá ổn định và có chiều hướng tăng lên.
Bảng 4.6. Thu và cơ cấu các khoản thu ngân sách xã chủ yếu của huyện Yên Phong
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị CC
(%) Giá trị CC
(%) Giá trị CC (%) TỔNG THU NSX 95.550 100 129,069 100 132,724 100
A. Thu NSX đã qua kho bạc 95.550 100 129.069 100 132.724 100 I. Thu đấu giá đất tạo vốn XD CSHT 12.784 13 13.992 11 15.046 11
II. Các khoản giao xã thu 11.876 12 7.022 5 7.256 5
III. Các khoản huyện thu trên địa bàn 3.319 3 5.667 4 5.799 4
IV. Các khoản không CĐ, QL qua NS 815 1 1.682 1 2.432 2
V.Thu bổ sung ngân sách cấp trên 53.609 56 62.978 49 71.493 54 1.Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 29.215 37.373 45.231 2.Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 24.394 25.605 26.262
VI.Thu chuyển nguồn 13.147 14 37.728 29 30.698 23
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong Qua bảng 4.6 cho thấy sự biến động về tổng thu ngân sách tăng hàng năm.
Năm 2013 là : 95.550 triệu đồng, năm 2014 là 129.069 triệu đồng, năm 2015 là 132.724 triệu đồng; cơ cấu nguồn thu là tương đối ổn định. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ lệ lớn, khoản thu do xã thu chiếm tỷ lệ nhỏ.
50
Đạt được kết quả trên là do đa số các xã đã chú trọng khai thác triệt để được các khoản thu lớn và ổn định như: Thu các sắc thuế, thu hoa lợi công sản, phí và lệ phí. Đội thuế xã đã từng bước phát huy vai trò trong việc tham mưu cho UBND xã về các biện pháp để tiến hành thu. Các xã đều triển khai tốt dự toán thu hàng năm, đáp ứng được các chỉ tiêu cấp huyện giao thu về ngân sách xã. Hầu hết các xã đều chủ động biết tận dụng khai thác triệt để các nguồn thu, nhất là nguồn thu tại chỗ (NSX được hưởng 100%) như: khoản thu huy động đóng góp của dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, các khoản thu khác... Nhiều xã đã triển khai tốt nhiệm vụ thu tới các ban ngành, đoàn thể xã, cán bộ thôn; vừa kết hợp tuyên truyền, vừa vận động, đôn đốc thu nộp kịp thời vào NSNN. Các khoản thu thuế hàng năm hoàn thành tương đối tốt như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế GTGT...
Tuy nhiên công tác thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Yên Phong vẫn đang tồn tại một số hạn chế như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và UBND xã trong công tác thu thể hiện ở chỗ một số khoản thu trên địa bàn xã chưa được khai thác triệt để như phí, lệ phí, và các khoản thuế ngoài quốc doanh vẫn còn hiện tượng không lập sổ bộ thuế kịp thời... Chưa có những chế tài cụ thể và xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng các quy định về quản lý thu đặc biệt là hiện tượng đấu thầu dài hạn đất công ích của xã thu tiền một lần để xây dựng. Chưa có cơ chế đồng bộ phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý nguồn thu của xã đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa ngành thuế, địa chính, tài chính và UBND xã trong việc quản lý đất công và những nguồn thu từ đất công.
4.1.2.2. Nội dung các khoản thu chủ yếu a) Các khoản thu NSX hưởng 100%
Các khoản thu 100% chiếm tỷ lệ trung bình trong tổng thu ngân sách xã.
Qua 3 năm, số thu này có biểu hiện tương đối ổn định. Năm 2013, số thu: 11.297 triệu đồng, chiếm 13,7% trong tổng thu ngân sách xã; năm 2014 là: 7.505 triệu đồng, chiếm 8,2% tổng thu ngân sách xã; năm 2015 là: 8.282 triệu đồng, chiếm 8,1% tổng thu ngân sách xã (Bảng 4.7). Cụ thể các nguồn thu như sau:
51
Bảng 4.7. Tình hình thu NSX huyện Yên Phong giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Kế hoạch
Thực hiện
% so sánh TH/ KH
Kế hoạch
Thực hiện
% so sánh TH/ KH
% so sánh cùng kỳ
Kế hoạch
Thực hiện
% so sánh TH/ KH
% so sánh cùng kỳ TỔNG THU NSX 48.047 95.550 199 54.043 129.069 239 135 65.737 132.724 202 103 A. Thu NSX đã qua kho bạc 48.047 95.550 199 54.043 129.069 239 135 65.737 132.724 202 103
I.Các khoản thu 100% 2.364 11.297 478 2.200 7.505 341 66 2.740 8.282 302 110
1.Phí, lệ phí 514 844 164 740 1.030 139 122 977 1.167 119 113
2.Thu từ quỹ đất công ích và HLCS 1.500 7.843 523 1.160 2.922 252 37 1.380 4.008 290 137
3.Đóng góp tự nguyện của tổ chức cá nhân 815 1.682 206 2.432 145
4.Thu kết dư ngân sách năm trước 1.335 809 61 323 40
5.Thu khác tại xã 350 460 131 300 1.062 354 231 383 352 92 33
II.Các khoản thu theo tỷ lệ% 13.702 17.497 128 13.064 20.858 160 119 16.525 22.251 135 107
1.Thuế môn bài hộ kinh doanh (100%) 370 409 111 365 405 111 99 347 416 120 103
2.Thuế giá trị gia tăng (xã 90%, thị trấn 70%) 840 1.634 195 892 1.594 179 98 796 1.866 234 117
3.Thuế thu nhập cá nhân (100%) 1.500 2.400 160 2.500 2.338 94 97
4.Lệ phí trước bạ nhà đất (100%) 755 1.276 169 700 1.268 181 99 1.500 1.179 79 93
5. Thuế SD đất phi nông nghiệp (90%) 1.337 1.394 104 1.228 1.199 98 86 882 1.406 159 117
6. Thu tiền sử dụng đất (30%) 10.400 12.784 123 8.379 13.992 167 109 10.500 15.046 143 108 III.Thu bổ sung ngân sách cấp trên 31.981 53.609 168 38.779 62.978 162 117 46.472 71.493 154 114 1.Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên 31.981 29.215 91 38.779 37.373 96 128 46.472 45.231 97 121
2.Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên 24.394 25.605 105 26.262 103
IV.Thu chuyển nguồn 13.147 37.728 287 30.698 81
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong
52 - Phí và lệ phí
Huyện Yên Phong đã cơ bản thực hiện tốt pháp lệnh phí và lệ phí, ban hành những khoản thu phí và lệ phí theo đúng thẩm quyền theo Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 15/9/2007 của HĐND tỉnh Bắc Ninh Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí của tỉnh Bắc Ninh. Đây cũng là khoản thu khá ổn định của cấp xã. Những khoản thu phí lệ phí lớn chủ yếu thu từ lệ phí đò, chợ, lệ phí bến bãi, chứng thư... Năm 2013, số thu là 844 triệu đồng; năm 2014 số thu là 1.030 triệu đồng, tăng 22% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 1.167 triệu đồng, tăng so với năm 2014: 13% và vượt 19% so với kế hoạch do các xã khai thác tốt nguồn thu từ bến bãi.
Bảng 4.8. Tổng hợp tình hình thu phí và lệ phí của NSX ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT
% so sánh cùng kỳ
Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT
% so sánh cùng kỳ Tổng thu 514 844 164 740 1.030 139 122 977 1.167 119 113
-Lệ phí đò, phà 84 102 116
- Lệ phí hành
chính 560 683 774
- Lệ phí chợ,
bến bãi 140 171 194
- Lệ phía khác 60 74 83
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong Có thể thấy khoản thu phí, lệ phí, đặc biệt là lệ phí chợ và lệ phí đò đã được khai thác triệt để. Hầu hết các xã đều dùng đấu thầu và khoán thu. Nhiều xã làm tốt việc niêm yết công khai tại nơi thu đối với các khoản thu tại văn phòng UBND xã. Tuy nhiên việc khai thác, quản lý nguồn thu tại xã, nhất là khai thác các nguồn thu phí, lệ phí, thu khoán hàng quán... chưa được chú trọng ở một số nơi. Giữa đội thuế với Ban Tài chính xã chưa có sự phối hợp, ăn khớp chặt chẽ cũng là nguyên nhân làm giảm tiến độ hoàn thành kế hoạch thu của xã. Việc thu phí đò, phí chợ hiện tại nhiều xã thực hiện khoán đấu thầu cho tư nhân thu nhưng chưa có chế tài cụ thể dễ dẫn đến việc thực hiện mức thu không theo đúng các quy định của tỉnh.
53
- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
Khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSX. Toàn huyện có khoảng 1.500 ha đất công ích; trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâu năm khoảng 1.000 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 500 ha cho số thu khá ổn định mỗi năm. Một số xã trên địa bàn huyện làm tốt việc để lại từ 5%
đến 10% tổng số diện tích đất canh tác để đưa vào diện tích đất công ích để thu NSX hàng năm; nhiều xã quản lý tốt diện tích ao hồ, bãi bồi để quy hoạch cây ăn quả, vườn cây lâu năm...
Việc đấu thầu và khoán thu đối với diện tích đất công ích, diện tích hoa lợi công sản những năm gần đây đã được chú trọng. Số thu hoa lợi công sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và tăng dần qua từng năm. Số thu này tăng là do huyện đã đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Một số địa phương đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, mặt nước, ao, hồ, đầm nên giữ vững mức thu cao từ khoản thu này như xã Đông Phong, Long Châu, Yên Trung, Tam Đa...
Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản của NSX ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT
Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT
% so sánh cùng kỳ
Dự toán
Thực hiện
% so sánh TH/
DT
% so sánh cùng kỳ Tổng thu 1,500 7,843 523 1,160 2,922 252 37 1,380 4,008 290 137 -Thu từ quỹ
đát công ích 3.560 1.324 1.856
-Thu hoa lợi
công sản 4.283 1.598 2.152
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong Tuy nhiên, mặc dù tỉnh đã quy định việc bố trí từ 5% - 10% quỹ đất canh tác tập trung gọn vào một số khu nhưng thực tế nhiều xã còn để rải rác không tập trung nên khó quản lý. Bên cạnh đó do việc mở rộng các cụm công nghiệp, dãn khu dân cư trên địa bàn huyện vì vậy diện tích đất công ích của các xã ngày càng bị thu hẹp lại, số thu có chiều hướng giảm. Ngoài ra một số xã vẫn chưa thực sự
54
coi trọng nguồn thu này chưa thấy được đây là một khoản thu lớn, có tính ổn định lâu dài vì vậy chưa có những biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả. Hiện nay, các xã thường áp dụng đấu thầu, khoán cho tư nhân quản lý khai thác nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp xã. Tuy nhiên, nhiều xã không có kế hoạch cụ thể và biện pháp quản lý tốt đã để tư nhân khai thác triệt để mà không đầu tư bồi đắp, nuôi dưỡng nguồn thu, dần làm cạn kiệt nguồn thu này. Việc tổ chức thu ngân sách ở một số xã chưa tốt do thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể của xã. Việc thu hoa lợi công sản, đất công ích và một số khoản thu khác mới chỉ giao cho một số cá nhân thuộc Ban Tài chính xã và đội an ninh xã mà chưa sử dụng sức mạnh tổng hợp của các ngành đoàn thể ở xã. Vì vậy vẫn còn hiện tượng nợ đọng khoản thu này trong dân thậm trí có nơi 1 - 2 năm vẫn chưa thu được.
- Thu đóng góp của dân
Đây là một khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu 100% của cấp xã, từ 2-3%. Theo quy định của luật NSNN, cấp xã được phép huy động các khoản đóng góp của nhân dân địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã như: hệ thống điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá xã, hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu... nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân.
Kết quả thu đóng góp của dân qua các năm được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tổng hợp tình hình thu đóng góp của nhân dân giai đoạn 2013-2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thực hiện Thực hiện % so sánh
cùng kỳ Thực hiện % so sánh cùng kỳ
Tổng thu 815 1.682 206 2.432 145
Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Yên Phong Nhìn chung, các xã trên địa bàn toàn huyện đều cố gắng khai thác nguồn thu này để có nguồn chi cho đầu tư phát triển của xã. Khoản thu này đã phát huy được vai trò quan trọng để xây dựng các công trình thiết yếu ở xã như: đường giao thông, trường học, trạm y tế,... Một số xã đã thực hiện tương đối tốt quy chế dân chủ và sử dụng nguồn đóng góp đúng quy định, đạt hiệu quả cao như: xã Trung Nghĩa, xã Tam Đa, xã Đông Tiến, xã Yên Phụ.
55
Tuy nhiên, do khả năng NSX có hạn trong khi nhu cầu chi XDCB lớn nên còn hiện tượng một số xã đã huy động tràn lan không phù hợp với mức thu nhập của dân gây dư luận không tốt dẫn tới khoản thu này bị giảm dần qua các năm.
Đây là hạn chế hết sức đáng tiếc mà các xã cần quan tâm khắc phục. Ngoài ra một số xã xác định mục tiêu huy động chưa hợp với lòng dân nên hiệu quả huy động đóng góp thấp và không phát huy được khả năng nguồn lực tại chỗ, có thể vì vậy mà số thu này trong thời gian gần đây đã bị giảm dần qua từng năm (như số liệu phản ánh). Đây là vấn đề mà các xã cần hết sức lưu ý khắc phục để khai thác tốt hơn nguồn thu này.
- Thu kết dư ngân sách năm trước
Khoản thu này được thể trong các năm như sau: năm 2013 là 1.335 triệu đồng, năm 2014 là 809 triệu đồng. Năm 2015 là 323 triệu đồng.
Số thu kết dư ở một số xã chủ yếu do một số nguồn thu vào chậm, cuối năm mới vào nên xã không kịp chi. Mặt khác thực tế nhiều xã số thu kết dư cao nhưng vẫn còn để nợ nhiệm vụ chi (Đặc biệt là nhiệm vụ chi XDCB). Vì vậy số kết dư NSX chưa phải là số kết dư thực thực tế phản ánh đúng bản chất kinh tế (không phải là do thừa nguồn mà là do cách điều hành ngân sách cuối năm).
b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)
Khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm được thực hiện Quyết định số 154/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh, bao gồm:
- Thuế môn bài hộ kinh doanh
Số thu môn bài hộ kinh doanh đều ổn định qua các năm. Năm 2013 đạt mức 409 triệu đồng, năm 2014 thực hiện: 405 triệu đồng, năm 2015 đạt mức 416 triệu đồng. Tỷ lệ điều tiết cho cấp xã 100% đã tạo điều kiện kích thích các xã phấn đấu thu tốt không để tồn đọng. Tuy nhiên nhiều xã còn chưa coi trọng nguồn thu này, mặc dù số thu thuế môn bài chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu 100% nhưng nếu các xã có sự quản lý tốt, chặt chẽ thì đây là nguồn thu rất thiết thực để thực hiện các khoản chi thường xuyên. Bên cạnh đó nhiều xã chưa phối hợp tốt với cơ quan thuế để bổ sung vào sổ bộ những hộ mới kinh doanh buôn bán trên địa bàn nên còn để sót nguồn thu này.
- Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần
Khoản thu này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu ngân sách xã, tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã là 90%, cho ngân sách thị trấn và xã Văn Môn là