Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam

Đào tạo nghề ở Việt Nam có lịch sử khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề, của sản xuất nông nghiệp. Hầu như ở bất cứ làng quê nào cũng có những dấu ấn của sự học nghề và dạy nghề. Sau này, cùng với sự phát triển và đa

6 Đặng Ngọc Lâm (2007), “Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chuẩn cấp bậc CNKT các nghề trong các Công ty

điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn.

dạng hoá các ngành nghề sản xuất, các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng đã được tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, đào tạo nghề có tính hệ thống và gắn với sản xuất công nghiệp chỉ thực sự bắt đầu, kể từ khi hình thành Tổng cục Đào tạo Công nhân kỹ thuật năm 1969. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đào tạo nghề đã khẳng định được vai trò của mình trong việc tạo ra một đội ngũ lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế quốc dân và để lại một số dấu ấn trong quá trình phát triển của lĩnh vực này.

Giai đoạn từ năm 1969 đến 1975 Đây là thời kỳ khó khăn của cách mạng Việt Nam, khi đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, nhưng Đảng ta vẫn chủ trương thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quyết sách tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Việc thành lập Tổng cục Đào tạo Công nhân Kỹ thuật trực thuộc Bộ Lao động theo Nghị định số 2000/CP của Chính phủ ngày 9 tháng 10 năm 1969 là sự thể hiện rõ quyết sách này và có thể nói đây là mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành dạy nghề. Tổng cục này khi đó có bốn đơn vị là:

Vụ Giáo dục; Vụ Tổ chức Cán bộ và Chính sách; Vụ kế hoạch; Văn phòng ; nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi ấy là xây dựng chiến lược phát triển đào tạo CNKT, trong đó có việc hình thành và phát triển hệ thống các trường CNKT ở miền Bắc.

Chủ trương lớn nhất trong giai đoạn này được thể hiện trong Nghị định 42/CP ngày 10/3/1970 của Chính phủ khi khẳng định ... đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CNKT là một nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếu”. Tính đến năm 1975, riêng miền Bắc đã có 185 trường dạy nghề, 2 trường Sư phạm Kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề, 4.624 giáo viên, quy mô đào tạo hệ dài hạn mỗi năm lên đến 160.000 học sinh, khoảng 600.000 công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Song song với đào tạo ở trong nước chúng ta đã đưa đi đào tạo ở nước ngoài 42.600 học sinh để có thể vận hành được những máy móc, trang thiết bị do các nước XHCN viện trợ. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986 Ngay khi đất nước thống nhất, Tổng cục Đào tạo CNKT đã tiếp quản và đưa 28 trường trung học kỹ thuật và 10 trung tâm huấn nghệ ở phía Nam vào hoạt động, mở thêm trường Sư phạm Kỹ thuật tại Vĩnh Long và Trường Cán bộ Quản lý tại Tp. Hồ Chí Minh. Để có thể ứng dụng những tri thức khoa học vào đào tạo, năm 1977, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề đã được thành lập. Quan hệ quốc tế được mở rộng, một số nước XHCN như Liên Xô, CHDC Đức, Bungari,

Tiệp Khắc, Hungari v.v… đã giúp đỡ xây dựng các trường CNKT bao gồm cả việc đào tạo giáo viên, học sinh và hỗ trợ trang thiết bị dạy và học. Để tăng cường vai trò đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, theo Nghị định 151/CP ngày 24 tháng 6 năm 1978, Tổng cục Dạy nghề được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở Tổng cục Đào tạo CNKT. Theo Nghị định số 109/CP ngày 12/3/1981, Tổng cục Dạy nghề có nhiệm vụ thống nhất quản lý công tác dạy nghề trên phạm vi toàn quốc và hình thành Ban Giáo dục Chuyên nghiệp ở một số địa phương. Trong giai đoạn này, đào tạo nghề đã có những bước tiến đáng kể:

- Hình thành hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật (gồm một trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và 3 trường sư phạm kỹ thuật).

- Từ năm 1981 bắt đầu hình thành hệ thống Trung tâm dạy nghề ở quận, huyện, thị xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động theo phương châm “Nhà nước, tập thể và người dân cùng chăm lo sự nghiệp dạy nghề”. Có thể nói, ngay từ giai đoạn này, dạy nghề đã là một trong những ngành đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện xã hội hóa, nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác này;

- Quan hệ quốc tế được tiếp tục mở rộng. Liên Xô đã giúp đào tạo 16.600 công nhân kỹ thuật, viện trợ nâng cấp 4 trường SPKT và 12 trường dạy nghề; Cộng hòa dân chủ Đức đào tạo hơn 10.000 công nhân kỹ thuật và nâng cấp 3 trường dạy nghề; Tiệp Khắc đã đào tạo và tuyển ở lại lao động 27.000 công nhân kỹ thuật.

Đồng thời, chúng ta cũng gửi 28.000 học sinh học nghề và thực tập sinh sản xuất sang Trung Quốc, Triều Tiên, Hunggari, Rumani, Ba Lan và Bungari. Đội ngũ công nhân kỹ thuật tốt nghiệp từ các nước Đông Âu đã tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến, tác phong công nghiệp nên đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Tính đến hết năm học 1985-1986, toàn quốc đã có 5 trường Sư phạm kỹ thuật đào tạo giáo viên dạy nghề, 298 trường dạy nghề trên toàn quốc.

Việc đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình cải cách quốc gia “Đổi mới” đã mang lại một thách thức rất lớn cho hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề. Nền kinh tế phát triển cần một lực lượng lao động có kỹ năng nghề, nhưng Việt Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn được đào tạo bài bản ở mọi trình độ. Hậu quả là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng và tạo việc làm gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của các quá trình sản xuất,

do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, vấn đề việc làm cũng trở nên căng thẳng. Hàng năm, trên 1 triệu lao động mới cần có việc làm, tuy nhiên tiềm năng sử dụng lao động của các ngành đang tăng trưởng không thể được tận dụng hết do thiếu lực lượng lao động đã qua đào tạo.

Phạm vi của các chương trình đào tạo nghề ban đầu và đào tạo nâng cao hiện nay đều chưa thể đáp ứng được nhu cầu và định hướng trong tương lai, và có xu hướng không linh hoạt. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những vấn đề này và đã nỗ lực đáng kể nhằm cải cách và mở rộng hệ thống đào tạo nghề về:

- Cơ chế cấp tài chính hiệu quả.

- Tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp.

- Sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị hiện đại.

- Biên soạn chương trình đào tạo theo định hướng thị trường.

- Đào tạo các nhân viên quản lý và giảng dạy có năng lực.

- Trao đổi kinh nghiệm trong mạng lưới đào tạo quốc tế.

- Đối thoại trong và liên khu vực và nâng cao tính minh bạch.

Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề định hướng theo nhu cầu được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình cải cách (hiện đại hoá, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hỗ trợ tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vào năm 2020 (Chiến lược của Bộ LĐTBXH).

Việc Luật Giáo dục được thông qua vào năm 2005 và Luật Dạy nghề được thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năng điều hành của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như vai trò của nền kinh tế.

Để có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo nghề và các trường nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề bộ tiêu chí (Thông tư số 19/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 07/7/2010 Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề) với 9 tiêu chí kiểm định gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; Tổ chức và quản lý; Hoạt động dạy và học; Giáo viên và cán bộ quản lý; Chương trình, giáo trình; Thư viện; Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;

Quản lý tài chính; Các dịch vụ cho người học nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)