Đánh giá chất lượng theo kết quả xếp loại học sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 58)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các sở sở dạy nghề của tỉnh Bắc

4.2.1. Đánh giá chất lượng theo kết quả xếp loại học sinh

Thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề tại Bắc Ninh ở các hệ cũng tăng đáng kể năm 2015: hệ sơ cấp và phổ cập nghề: số học sinh đạt tốt nghiệp là 100%, trung cấp là 96,1% và cao đẳng là 95,3%. So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ này tương đối là cao (tính chung cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp học nghề đạt 95%).

Kết quả học tập của các sinh viên là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên sau khi ra trường. Kết quả đào tạo nghề được tính bằng bảng điểm bình quân chung của các môn học trong suốt quá trình học của học sinh. Trong những năm gần đây, số học sinh đạt loại khá giỏi đều chiếm trên 50%, tỷ lệ này ngày càng tăng lên theo từng năm. Theo nhận xét sơ bộ của hiệu trưởng một số trường trong tỉnh cho biết, kết quả học tập của học sinh nghề trong năm học vừa qua có những tiến bộ đáng kể so với những khóa học trước. Điều đó là đáng mừng, kết quả đó đánh giá sự cố gắng phấn đấu dạy và học của giáo viên cũng như của học sinh trong toàn trường.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, kết quả học tập kém, làm giảm thành tích thi đua của nhà trường và ảnh hưởng đến phong trào học tập trong học sinh, sinh viên.

Đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở dạy với mẫu 100 học viên, 20 cán bộ quản lý, 30 giáo viên.

Bảng 4.3. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh Chất lượng đào tạo Học viên

(%)

Cán bộ quản lý (%)

Giáo viên (%)

1.Chấp nhận được 34,6 35,0 36,0

2.Còn thấp so với yêu cầu 12,5 15,0 17,6

3.Đáp ứng yêu cầu, có hướng phát triển 53,9 50,0 56,4

Nguồn: Điều tra của tác giả

Để thấy rõ hơn chất lượng đào tạo nghề thì ngoài kết quả xếp loại học sinh điều quan trọng nhất là năng lực của học sinh. Việc đánh giá năng lực được khảo sát với cả bên đào tạo và bên sử dụng, với cả cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề và giáo viên.Với thang điểm 4 mức như sau:

+ Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng;

+ Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;

+ Mức 3: Chưa phù hợp; Chưa tốt; Chưa đủ; Chưa hài lòng; Ít quan trọng;

+ Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng; Không quan trọng.

Bảng 4.4. Năng lực học viên tốt nghiệp

ĐVT: % Các yếu tố và đối tượng đánh giá Mức đánh giá

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức độ đáp ứng về kiến

thức, kĩ năng nghề của HV theo yêu cầu của doanh nghiệp

Lãnh đạo TTDN - 79,0 21,0 -

Cán bộ quản lý 8,8 45,2 45,2 0,8

Giáo viên 7,6 58,7 32,6 1,1

Cán bộ doanh nghiệp 7,7 37,2 47,4 7,7 Mức độ đáp ứng về tính kỉ

luật và tác phong của HV theo yêu cầu của doanh nghiệp

Lãnh đạo TTDN - 70,0 30,3 -

Cán bộ quản lý 5,4 42,9 37,5 14,2

Giáo viên 6,5 30,4 53,3 9,8

Cán bộ doanh nghiệp 5,7 30,0 51,4 12,9 Khả năng áp dụng được kiến

thức, kĩ năng của HV để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Lãnh đạo TTDN 10,0 70,0 20,0 0

Cán bộ quản lý 16,1 55,4 26,7 1,8

Giáo viên 23,9 48,9 26,1 1,1

Cán bộ địa phương 26,9 43,6 26,9 2,6 Khả năng tự mở cơ sở sản

xuất kinh doanh dịch vụ của HV tốt nghiệp

Lãnh đạo TTDN 0 40,0 60,6 0

Cán bộ quản lý 5,4 32,1 53,6 8,9

Giáo viên 2,2 34,8 53,2 9,8

Cán bộ địa phương 2,6 28,2 60,2 9,0

Khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề của HV

tốt nghiệp

Lãnh đạo TTDN 20,0 30,0 50,0 0

Cán bộ quản lý 14,3 44,6 39,3 1,8

Giáo viên 14.1 58,7 20,7 6,5

Cán bộ doanh nghiệp 21,4 48,6 27,1 2,9 Nguồn: Điều tra của tác giả

Từ bảng 4.4 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; Nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá HV tốt nghiệp có khả năng học tiếp để nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề. Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá HV tốt nghiệp ít có khả năng tự mở được cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Tuy vậy cũng từ bảng 4.4 cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về kiến thức, kĩ năng, tính kỉ luật và tác phong của HV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất. Nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.

Trong khi đó nhiều cán bộ doanh nghiệp cho rằng chưa đáp ứng.

Sự khác biệt đánh giá này có thể xuất phát từ chuẩn đầu ra của các cơ sở ĐTN và chuẩn đầu vào của doanh nghiệp chưa gặp nhau nên nhận xét có khác nhau. Các cơ sở ĐTN xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo dưa trên ý kiến các chuyên gia nghề, trên cơ sở đó đề ra chuẩn kiến thức và kĩ năng nghề mà họ cho rằng sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nên việc đánh giá của các cơ sở ĐTN theo tỉ lệ nêu trên là phù hợp. Nhưng theo quan điểm của ĐBCL thì chất lượng sản phẩm đầu ra của các cơ sở ĐTN chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. các cơ sở ĐTN cần phải nghiêm túc nhìn nhận rằng: Khi tiến hành kiểm tra thi tốt nghiệp, các cơ sở ĐTN chỉ căn cứ vào các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra để đánh giá. Qua kết quả thi tốt nghiệp cho thấy hầu hết HV dự thi đều đạt kết quả từ trung bình trở lên, nên lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng kiến thức, kĩ năng của HV đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Nhưng thực tế theo đánh giá của doanh nghiệp thì ngược lại, do việc tổ chức kiểm tra thi tốt nghiệp còn qua loa đại khái nên chưa đánh giá đúng chất lượng đầu ra của HV.

Đa số lãnh đạo các cơ sở ĐTN cho rằng tính kỉ luật và tác phong của HV đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó nhiều CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp không đồng ý với đánh giá này. Sự khác biệt ở đây là do nhận xét chủ quan của lãnh đạo của các cơ sở ĐTN mang tính kì vọng về lực lượng lao động do mình đào tạo ra. Nhận xét này dựa trên cơ sở quan sát trật tự của lớp học hoặc thông qua báo cáo của bộ phận đào tạo. Còn thực trạng như chúng ta đã biết khá rõ về sự phàn

nàn của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính kỉ luật và tác phong công nghiệp của người lao động.

Kết quả khảo sát cho thấy kể cả người học, người dạy và người quản lý đều thấy rằng mức độ hài lòng của giáo viên về chất lượng đào tạo nghề cao hơn học viên và cán bộ quản lý. Các ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu hiện nay là do chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp nghề của tỉnh thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, người dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nội dung chương trình đào tạo chưa phù hợp với yếu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)