Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các sở sở dạy nghề của tỉnh Bắc
4.2.4 Đánh giá chương trình đào tạo và đổi mới nội dung đào tạo
Kết quả phân tích số liệu điều tra về hoạt động đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề dựa trên các bảng hỏi khảo sát kết hợp với phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia và những người tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 4.6. Chương trình đào tạo
ĐVT:%
Các yếu tố và đối tượng đánh giá Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Có đầy đủ và công
khai chương trình các nghề của các cơ sở ĐTN đang đào tạo nghề
Lãnh đạo CSĐTN 30,1 70,0 0 0
Cán bộ quản lý 30,3 64,3 3,6 1,8
Giáo viên 31,5 52,2 16,3 0
Học viên đang học 26,3 41,4 26,3 6,0 Học viên tốt nghiệp 8,1 45,3 40,8 5,8 Cụ thể hóa chương
trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy
Lãnh đạo CSĐTN 0 70,0 30,0 0
Cán bộ quản lý 17,5 53,6 28,9 1,1
Giáo viên 18,3 55,4 25,2 0
GV đề xuất chỉnh sửa và tham gia xây dựng chương trình
Lãnh đạo CSĐTN 10,0 60,0 30,0 0
Cán bộ quản lý 17,9 58,9 23,2 3,3
Giáo viên 14,1 54,3 28,3 0
Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng
chương trình
Lãnh đạo CSĐTN 0 10,0 90,0 14,2
Cán bộ quản lý 3,6 28,6 53,6 7,6
Giáo viên 9,8 37,0 45,6 18,6
Cán bộ doanh nghiệp 4,3 21,4 55,7 0
Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình
Lãnh đạo CSĐTN 10,0 30,3 60,0 0
Cán bộ quản lý 12,5 16,1 71,4 22
Giáo viên 18,5 23,9 55,4
Nguồn: Điều tra của tác giả Kết quả thu được từ bảng 4.6 cho thấy hầu hết lãnh đạo, CBQL, GV và nhiều HV đang học, HV tốt nghiệp đồng ý đánh giá các cơ sở ĐTN có tương đối đầy đủ chương trình các nghề đang đào tạo và các chương trình này được công khai rộng rãi đến các HV; Nhiều lãnh đạo, CBQL và GV đánh giá chương trình đào tạo của các nghề đang dạy đã được cụ thể hóa thành các mô đun và cho rằng đa số GV đã có đề xuất chỉnh sửa và tham gia xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở ĐTN.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá các cơ sở ĐTN chưa làm tốt việc phối hợp với chuyên gia kĩ thuật doanh nghiệp để xây dựng chương trình và cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV công nhận rằng các cơ sở ĐTN chưa làm tốt việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chương trình cho các nghề đào tạo.
Hiện nay khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng và các chương trình đào tạo cần phải được rà soát chỉnh sửa thường xuyên để cập nhật kiến thức mới; các môn học trong chương trình chủ yếu mới xác định về khung kiến thức chứ chưa đi sâu vào nội dung chi tiết từng môn học. Như vậy các cơ sở dạy nghề cần tiếp tục thực hiện việc rà soát thường xuyên để xác định nội dung kiến thức chi tiết cho từng môn học để chương trình đào tạo ngày càng phù hợp hơn.
4.2.4.2. Đánh giá công tác đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo
Đổi mới nội dung đào tạo và phương.pháp giảng dạy, khuyến khích dạy nghề theo phương pháp chủ động, gắn lý thuyết với thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng lĩnh vực đang là vấn đề cấp thiết của các CSĐTN.
Các CSĐTN xem xét thay đổi nội dung đào tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội những vẫn đảm bảo các yêu cầu nội dung đào nghề.
- Nội dung phải phù hợp với mục tiêu đào tạo.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt - Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học.
Bảng 4.7. Đánh giá công tác đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo
TT Nội dung khảo sát Nhận thức về sự
cần thiết (%)
Đánh giá mức độ thực hiện (%) 1
Đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến nội dung đào tạo nhằm phát huy tính tích cực, tự
giác của học viên 87,4 51,2
2
Kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại
76,7
55,3 3 Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong
dạy học 85,2 57,6
4 Hướng dẫn và kiểm tra việc tự học, tự rèn
luyện của học viên 47,5 50, 7
Nguồn: Điều tra của tác giả
Các ý kiến được khảo sát đều cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học và nội dung đào tạo nhằm phát huy tính tích cực tự giác của học sinh là rất cần thiết.
Đổi mới phương pháp dạy học tạo ra sự hưng phấn, kích thích hoạt động học tập của học viên, tạo sự say mê trong học tập, tạo thành tích tốt trong học tập, đây là yếu tố cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học cũng được đánh giá cáo với nhiều ý kiến đánh giá sự cần thiết về nội dung này. Điều này phù hợp với thực tế vì phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và việc tiếp thu của học viên một cách hiệu quả.
4.2.4.3. Về giáo trình và tài liệu học tập
Giáo trình, bài giảng và các tài liệu học tập khác được coi là nội dung chi tiết của chương trình đào tạo, dựa vào đó mà sinh viên có thể chủ động nghiên cứu để tự trang bị kiến thức cho mình.
Các cơ sở đào tạo cũng đã xây dựng cho mình thư viện sách để sinh viên có thể vào đó tham khảo, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Theo khảo sát thì hầu hết các cơ sở đều có xưởng thực hành, chỉ có 1 - 2 cơ sở là không có do đặc thù của ngành nghề đào tạo. Sự thiếu hụt này cũng phần nào ngăn cản quá trình tự học và rèn luyện của sinh viên.
Hiện nay, hệ thống giáo trình, bài giảng dành cho đào tạo còn rất thiếu và nghèo nàn, mặc dù hằng năm đều rà soát chỉnh sửa nhưng vẫn chưa đi vào nội dung của các môn học, đặc biệt là các môn chuyên ngành, chủ yếu tại thư viện chỉ có sách tham khảo, nhiều môn cũng không có giáo trình nên sinh viên bị thiếu tài liệu học tập, khiến rất khó trong việc học hỏi, tìm tòi của sinh viên. Giáo trình tại thư viện chủ yếu là giáo trình của trường khác, trường có biên soạn nhưng phần lớn cũng chỉ là xào xáo mà chưa có sự lựa chọn kỹ càng về nội dung nên nhiều giáo trình không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, tính cập nhật, số liệu vẫn còn cũ.
Do số lượng sách có chất lượng của phần lớn các thư viện trong các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh không cao nên tỷ lệ độc giả đến thư viện trên tổng số người học và giảng viên là rất thấp. Có những sinh viên và giảng viên trong vòng một năm không đến thư viện một lần nào. Có cả những bạn sinh viên từ khi vào học đến khi ra trường chưa bao giờ bước chân vào thư viện.