Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại các sở sở dạy nghề của tỉnh Bắc
4.2.7 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề
Để thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng đào tạo trong luận văn đã khảo sát ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề nhằm có những cải tiến, điều chỉnh chương trình đào tạo trong thời gian tới.
Chương trình đào tạo ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề ở 3 mức là nhiều, trung bình, ít.
Bảng 4.11. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề Bắc Ninh
ĐVT: % Các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo Mức độ Học viên (%)
Cán bộ quản lý %)
Giáo viên (%) Khung chương trình và nội dung
bài giảng
1 2 3
75,5 14,7 8
51 43 6
51 47,8 2.2 Phương pháp giảng dạy
1 2 3
87,5 9,5 4
55 40 5
58,3 41,7 0 Giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất
1 2 3
80,5 16,5 3
75 25 0
83,3 16,7 0 Công tác tổ chức quản lý
1 2 3
56 29,8 14,2
75 20 5
41,7 55 33 Trình độ đầu vào và ý thức học
tập của học viên
1 2 3
70,2 24,7 5,1
60 40 0
46,7 41,7 11,6 Trình độ, kinh nghiệm thực tế,
tay nghề của giáo viên
1 2 3
91 9 0
65 30 5
58,3 33,3 8,3 Nguồn: Điều tra của tác giả Mức 1: Ảnh hưởng nhiều
Mức 2: Ảnh hưởng trung bình Mức 3: Ít ảnh hưởng.
Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên có sự phù hợp trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được hỏi đến chất lượng đào tạo. Nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo là giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
Tiếp theo là trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên, phương pháp giảng dạy, khung chương trình và nội dung bài giảng.
Ý kiến đánh giá của học viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cho thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên có khác so với quan điểm
của cán bộ quản lý, giáo viên. Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng đòa tạo là vai trò của người thầy trong giảng dạy. Học viên luôn mong muốn luôn mong muốn người thầy phải có kiến thức chuyên môn sau và có nhiều kinh nghiệm thực tế, tiếp theo là phương pháp giảng dạy, giáo trình tài liệu, cơ sở vật chất, khung chương trình, nội dung đào tạo trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên.
- Công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo ở nghề được đánh giá dưới 2 góc độ: Thứ nhất, góc độ của cơ sở dạy nghề: Đạt được những tiêu chuẩn hoặc mục tiêu mà cơ sở dạy nghề đặt ra (Chất lượng bên trong). Thứ hai, là chất lượng được xem là thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người tiêu dùng (Chất lượng bên ngoài).
Chất lượng đào tạo nghề thường do các GV đánh giá theo kết quả đạt được của HV so với các chuẩn đã qui định trong chương trình đào tạo. Phương pháp này gọi là phương pháp "đánh giá trong" hay là tự đánh giá. Tuy nhiên phương pháp này mang tính chủ quan của từng GV, vì thế cần thiết phải có phương pháp đánh giá khách quan "đánh giá ngoài" do người/cơ quan sử dụng nhân lực, bởi lẽ hơn ai hết họ biết họ cần những gì ở người lao động kĩ thuật.
Các đối tượng tham gia đánh giá: từ HV đang học, HV tốt nghiệp, phản hồi từ các đồng nghiệp, CBQL; Cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương.
Đánh giá CLĐTN bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau:
+ Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước quá trình đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định để tổ chức đào tạo có hiệu quả và chất lượng hơn.
+ Đánh giá hình thành: được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để GV và HV kịp thời điều chỉnh trong quá trình đào tạo.
+ Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về CLĐT.
Các kĩ thuật đánh giá bao gồm: phỏng vấn, quan sát, bảng câu hỏi, thảo luận, chuyên gia…
- Tổ chức quản lý đào tạo
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở dạy nghề, sử dụng lao động. Ngoài ra, các sở, ban, ngành và đoàn thể của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
Bắc Ninh luôn khuyến khích các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí,… đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành alapj các cơ sở ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm,...) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp.
Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/209 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề của tỉnh.
Trong nhiều năm qua, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh làm việc, như Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 126/2011/QĐ-UBND ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 14/4/2011 về phát triển nguồn nhân lực giải quyết
việc làm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015. Nhờ có các chính sách nói trên tính đến năm 2015, tỉnh đã bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề ở 7/8 huyện, thị xã, thành phố, cán bộ kiêm nhiệm ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố.
Cơ cấu tổ chức của các trường nghề trong tỉnh được thực hiện theo quy định và được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Trong quy chế có quy định chi tiết cho từng đơn vị về chức năng, nhiệm vụ để phục vụ cho nhiệm vụ chung của toàn trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đôi lúc vẫn còn xảy ra những bất cập chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, điều hành và cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Ở một số trường nghề trong tỉnh, hoạt động Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên được coi là thế mạnh của trường luôn thu hút mọi người tham gia, duy trì sự ổn định của nhà trường. Hơn nữa, hoạt động của những tổ chức này luôn đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai giúp cho cán bộ, học sinh, sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, giúp họ yên tâm công tác và học tập, nâng cao chất lượng đào tạo.