Hệ thống các cơ sở dạy nghề và kết quả đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hệ thống các cơ sở dạy nghề và kết quả đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Thực trạng hệ thống đào tạo

Trong những năm gần đây, công tác dạy nghề luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển cao, thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Nhu cầu về lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo rất lớn. Đây là một trong những địa phương đang khai thác tốt các lợi thế, đồng thời tích cực đầu tư phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề từ mặt bằng, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên giảng dạy được quan tâm bồi dưỡng toàn diện, bởi đây là yếu tố then chốt trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương và các vùng lân cận.

Tính đến năm 2015, tổng số cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh là 49 cơ sở dạy nghề trong đó 7 trường cao đẳng nghề, 12 trường trung cấp nghề, 20 trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề (Phụ lục 1).

Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 11 cơ sở: 06 trường Cao đẳng nghề, 03 trường Trung cấp nghề, 02 trung tâm dạy nghề), gồm: Trường Cao đẳng nghề cơ điện và xây dựng Bắc Ninh, trường Cao đẳng nghề Viglacera, trường Cao đẳng nghề quản lý và công vụ, trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên (cơ sở II, Từ Sơn), trường Cao đẳng Thủy Sản, trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà;

trường Trung cấp Y dược Thăng Long, trường trung cấp kỹ thuật cao; Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe – Trường Đại học kỹ thuật Hậu Cần, trung tâm dạy nghề và ứng dụng công nghệ CTA.

- Cơ sở do tỉnh quản lý có 38 cơ sở dạy nghề trong đó 01 trường cao đẳng nghề, 9 trường trung cấp nghề, 18 trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.

Như vậy, hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh phát triển khá mạnh, năng lực đào tạo lớn. Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 26.000 lao động. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 130.500 lao động.

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở dạy nghề này mới ở cấp độ dạy nghề sơ cấp, trung cấp, nghề thường xuyên. Ở cấp độ nghề cao như cao đằng nghề mới có 7 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp (10% tổng số học sinh học nghề). Phần lớn các nghề đào tạo như may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí,... là những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách, chưa phải là những ngành nghề có hàm lượng chuyên môn, kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó, quy mô của các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh còn nhỏ, năng lực không cao. Chất lượng đào tạo đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. Một số học viên học nghề sau khi được đào tạo qua các trường lớp vẫn không thể đáp ứng yêu cầu làm việc công nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xã hội hóa công tác dạy nghề được nhân rộng và phát triển nhanh trong vài năm gần đây đã đem lại nhiều cơ hội học nghề hơn cho người lao động, nhưng mặt khác cũng thấy được hệ thống cơ sở dạy nghề công lập chưa đáp ứng được vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nghề cho lao động tỉnh Bắc Ninh.

4.1.2 Kết quả đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua

Hằng năm các cơ sở dạy nghề với lưu lượng từ 30.000 đến 33.000 lao động cung cấp cho thị trường ở địa phương, trong đó đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 15.000 đến 16.000; đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng là 16.000 đến 17.000 lao động với các ngành nghề chủ yếu là nghề truyền thống, các nghề dịch vụ và các nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động và các cụm, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần theo các năm: Năm 2010 là 45%, năm 2014 là 57%, năm 2015 là 60%; Đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt 80%. Hiện toàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã đào tạo cho 141.365 lao động, tăng 54.509 người so với giai đoạn 2006-2010.

Kết quả đào tạo nghề: Đến năm 2015, toàn tỉnh có 661.656 người, trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 46,97%; lao động đào tạo dạy nghề ngắn hạn: 31,26%; trung cấp nghề: 2,36%; trung cấp chuyên nghiệp: 4,54%; cao đẳng:

2,45 %; cao đẳng nghề: 3,24; đại học trở lên: 9,18%.

Bảng 4.1. Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị tính: người

STT Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Không có trình độ chuyên môn KT 380.031 389.623 388.427 380.884 355.342 343.983 335.582 310.793

2

Dạy nghề ngắn hạn: 106.277 126.695 140.556 133.673 170.499 189.147 195.565 206.828 - Không có chứng chỉ 83.400 88.450 91.100 95.200 124.800 140.500 157.900 160.105

- Có chứng chỉ 22.877 38.245 49.456 38.473 45.699 48.647 37.665 46.723

3 Trung cấp nghề 8.960 8.330 13.285 13.694 14.125 15.146 16.782 15.630

4 Cao đẳng nghề 12.960 13.782 14.562 15.768 16.751 18.640 19.240 21.456

5 Trung cấp chuyên nghiệp 7.051 8.082 8.507 22.559 21.148 19.667 25.534 30.008

6 Cao đẳng 5.895 7.078 9.517 12.109 11.383 15.971 13.796 16.213

7 Đại học trở lên 15.477 21.885 31.148 32.522 36.023 39.538 51.682 60.728

Tổng số 536.551 575.475 606.002 611.209 625.271 642.092 658.181 661.656 Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.2. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Không có trình độ chuyên môn KT 70,83 67,70 64,10 62,32 56,83 53,57 50,99 46,97

2

Dạy nghề ngắn hạn: 19,81 22,02 23,19 21,87 27,27 29,46 29,71 31,26

- Không có chứng chỉ 78,47 69,81 64,81 71,22 73,20 74,28 80,74 77,41

- Có chứng chỉ 21,53 30,19 35,19 28,78 26,80 25,72 19,26 22,59

3 Trung cấp nghề 1,67 1,45 2,19 2,24 2,26 2,36 2,55 2,36

4 Cao đẳng nghề 2,42 2,39 2,40 2,58 2,68 2,90 2,92 3,24

5 Trung cấp chuyên nghiệp 1,31 1,40 1,40 3,69 3,38 3,06 3,88 4,54

6 Cao đẳng 1,08 1,23 1,57 1,98 1,82 2,49 2,10 2,45

7 Đại học trở lên 2,88 3,80 5,14 5,32 5,76 6,16 7,85 9,18

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)