Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề, trong đó:
+ Trường cao đẳng nghề: 7 trường.
+ Trường trung cấp nghề: 12 trường.
+ Trung tâm dạy nghề: 20 trung tâm
+ Cơ sở khác có hoạt động dạy nghề: 10 cơ sở.
Các cơ sở dạy nghề được chọn khảo sát gồm:
1) Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh 2) Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Băc Ninh 3) Trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh
Lý do chọn các cơ sở dạy nghề này là:
- Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có bề dày hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành. Trường đã trải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Trường Công nghiệp Hà Bắc, trường Công nhân kỹ thuật Hà Bắc, trường Trung cấp nghề Bắc Ninh, trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (tên của trường hiện nay).
Trường đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ với các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện để họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Trường Trung cấp nghề Kinh tế -Kỹ thuật Bắc Ninh đào tạo 3 cấp độ:
Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên. Với đội ngũ giáo viên dầy kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề luôn áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trường là nơi cung cấp lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Trung tâm dạy nghề thành phố Bắc Ninh tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê… từ các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
Thông tin sơ cấp được thu thập từ điều tra theo phiếu thiết kế đối với người lao động, cơ sở dạy nghề, cơ sở sử dụng lao động và tiến hành điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
Nội dung phiếu điều tra được chia thành các nội dung nhỏ tương ứng với mục đích nghiên cứu về xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
Số lượng phiếu điều tra: 200 (lãnh đạo các cơ sở đào tạo nghề, cán bộ quản lý, giáo viên và học viên).
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chất lượng đào tạo ở các cơ sở dạy nghề.
Các số liệu thu thập được đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hóa lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng bảng biểu.
3.2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này trong việc thống kê cơ cấu lao động tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh, thống kê trình độ, độ tuổi, giới tính của lao động trong các cơ sở dạy nghề và kết quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh số lượng học sinh đầu vào của năm sau với năm trước, so sánh kết quả tốt nghiệp của học sinh
giữa các năm, so sánh tỷ lệ học sinh khá giỏi của các năm học để thấy được chất lượng đào tạo giữa các khóa học.
- Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng phương pháp này trong việc điều tra, để có số liệu từ các giáo viên, cán bộ quản lý, các cơ sở sản xuất về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh. Tác giả cũng dùng để điều tra về trình độ tay nghề của học sinh có đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
3.2.4. Chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích 3.2.4.1. Các chỉ tiêu ảnh hưởng chất lượng đào tạo
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường:
TLTN = TSTN/ TSHS (%)
Trong đó: - TLTN: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp - TSTN: Tổng số tốt nghiệp
- TSHS: Tổng số học sinh của trường
Tỷ lệ này phản ánh chất lượng đầu ra của học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phản ánh học lực của học sinh, là con số để đánh giá mức độ uy tín của Nhà trường đối với các doanh nghiệp và xã hội trong công tác đào tạo nghề.
- Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa TLkg = TSKG/ TSTN (%)
Trong đó: - TLkg: Tỷ lệ học sinh khá giỏi mỗi khóa
- TSKG: Tổng số học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi - TSTN: Tổng số học sinh tốt nghiệp
Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa càng cao phản ánh khả năng học tập của học sinh của Nhà trường, thể hiện năng lực của học sinh khi ra trường. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3.2.4.2. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực của các cơ sở dạy nghề - Chỉ tiêu thể hiện năng lực của đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định về chuẩn giáo viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên TLhs/gv = TSHS/ TSGV
Trong đó: TLhs/gv Tỷ lệ số học sinh trên 1 giáo viên TSHS : Tổng số học sinh
TSGV: Tổng số giáo viên
Tỷ lệ này phản ánh số lượng giáo viên cần thiết cho công tác đào tạo của trường. Hiện tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên.
- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu
TLGVCH = SGVCH/ TSGV
Trong đó: TLGVCH : Tỷ lệ giáo viên cơ hữu SGVCH: Số giáo viên cơ hữu TSGV: Tổng số giáo viên
Tỷ lệ này phản ánh số số giáo viên hiện có của nhà trường tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy, theo quy định tỷ lệ này ít nhất là 70% đối với trường trung cấp nghề công lập và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn TLgvđc = SGVĐC/ TSGV (%)
Trong đó: - TLgvđc: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn - SGVĐC: Số giáo viên đạt chuẩn - TSGV: Tổng số giáo viên
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thể hiện trình độ và chất lượng của giáo viên Nhà trường. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện được năng lực đào tạo của đội ngũ giáo viên Nhà trường.
- Chỉ tiêu thể hiện năng lực cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003
“Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:
- Diện tích phòng học lý thuyết:
DTCHLT = DTLT/TSHS (m2) Trong đó: DTCHLT : Diện tích 1 chỗ học lý thuyết DTLT : Tổng diện tích phòng học lý thuyết TSHS : Tổng số học sinh của trường
Chỉ tiêu này phản ánh diện tích phòng học lý thuyết cần thiết để phục vụ cho công tác đào tạo, theo quy định tối thiểu 1,5 m2/chỗ học lý thuyết
- Diện tích phòng học thực hành DTCHTH = DTTH/TSHS (m2)
Trong đó: DTCHTH : Diện tích 1 chố học thực hành DTTH: Tổng diện tích phòng học thực hành TSHS: Tổng số học sinh của trường
Chỉ tiêu này phản ánh diện tích các phòng thực hành đảm bảo tốt cho học sinh thực hành nghề, theo quy định tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành.