1.2. CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐTM LIÊN QUAN TỚI KTKSRĐB Ở VIỆT NAM
1.2.3. Thực trạng tình hình lập ĐTM ở Việt Nam
Có thể chia quá trình nghiên cứu và thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam thành hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 1993 và giai đoạn sau năm 1993.
Giai đoạn trước năm 1993
Năm 1981, Chương trình Nghiên cứu Môi trường Quốc gia đã tổ chức khoá tập huấn những phương pháp luận đầu tiên cho việc áp dụng ĐTM ở Việt Nam với sự tham gia của trên 200 nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu [2]. Trong giai đoạn này, các trường đại học, các viện nghiên cứu đã thực hiện một số nghiên cứu xem xét, đánh giá ban đầu về môi trường hoặc theo hướng đánh giá tác động môi trường đối với một số dự án lớn. Tuy nhiên tại thời điểm đó quá trình quy hoạch phát triển hoàn toàn không có những quy định pháp luật bắt buộc liên quan đến ĐTM; cũng như những phương pháp tiến hành ĐTM chưa được biết đến rộng rãi tại Việt Nam nên những nghiên cứu trên đã thực hiện không theo một chuẩn mực nhất định, và tách biệt hoàn toàn với quá trình quy hoạch cũng nhƣ quá trình xây dựng dự án.
Giai đoạn sau năm 1993
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18 tháng 10 năm 1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường. ĐTM lần đầu tiên được quy định tại điều 17 và 18 của Luật Bảo vệ Môi trường. Theo đó, tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều phải thực hiện ĐTM. Ngoài ra, các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo và đánh giá tác động dưới dạng “kiểm toán Môi Trường” theo
13
quy định của thông tƣ 1420/TT/MTg-ĐKHCNMT ngày 26 tháng 11 năm 1994 về việc hướng dẫn đánh giá tác động của Môi trường đối với cơ sở đang hoạt động.
Đến năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM ngày càng đa dạng và chi tiết hơn. Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã dành 1 chương (chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động của Môi trường và cam kết bảo vệ Môi trường, gồm 6 điều từ Điều 18 đến Điều 23) nhằm quy định về công tác đánh giá tác động môi trường. Theo thống kê ban đầu, từ năm 2006 đến nay, có hơn 20 văn bản pháp luật liên quan đến ĐTM đã đƣợc ban hành. Tính từ khi có quy định về ĐTM, các dự án ở tất cả các lĩnh vực đều đã tiến hành ĐTM; điển hình có thể kể đến một số lĩnh vực nhƣ xây dựng khu công nghiệp, khai thác khoáng sản trong lục địa, cảng biển, nuôi trồng thủy sản,… Đến ngày 23 tháng 6 năm 2014, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua. Luật bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật BVMT ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó, công tác đánh giá tác động môi trường được quy định ở mục 3, chương II: Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm 11 điều, từ điều 18 đến điều 28.
Như vậy, đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường nói chung đã có các quy định pháp luật về việc ĐTM. Đặc biệt, hiện đã có một số hướng dẫn chi tiết về việc ĐTM chuyên ngành như: “Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” của Cục Môi trường ban hành năm 2000, “Đánh giá tác động môi trường lâm nghiệp”
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm 2006, “Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển” của Bộ Thủy sản ban hành năm 2007. Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, đã có Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” (1998), “Hướng dẫn quan trắc và phân tích môi trường biển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam”
(2011) của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Đặc biệt là Thông tƣ 27/2015/TT-
14
BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trên thực tế, đối với các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay, cụ thể ở đây là KTKSRĐB (liên quan tới sa khoáng và vật liệu xây dựng) vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể việc lập đánh giá tác động môi trường cho các dự án KTKSRĐB. Trong khi đó, việc khai thác và sử dụng tài nguyên KSRĐB có những đặc thù riêng nhƣ quá trình phát tán các chất thải trong khi khai thác xảy ra trong không gian rộng bởi môi trường nước biển cùng chế độ dòng chảy phức tạp,…
Mặt khác, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển đòi hỏi phải đưa các khu vực đã và sẽ phát hiện có triển vọng khoáng sản dưới đáy biển là rất cấp bách. Giá trị kinh tế của việc khai thác sẽ đáp ứng một phần phát triển kinh tế của mỗi địa phương, mỗi khu vực. Điều này đòi hỏi các cấp quản lý nhà nước phải sớm đưa ra các văn bản pháp lý quy định về cấp phép thăm dò, khai thác cũng nhƣ ĐTM đối với các quá trình KTKSRĐB.
15