3.1. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƢỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KTKSRĐB
3.1.3. Nhóm đối tƣợng kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Chất lượng môi trường sống của người dân
Hoạt động KTKSRĐB diễn ra gây nên nhiều tiếng ồn, phát thải bụi có chứa các chất gây hại vào không khí, nước thải trong quá trình khai thác chưa được xử lý triệt để xả xuống biển gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước biển ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dân. Tuy nhiên, hoạt động KTKSRĐB có mức độ ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân ở những mức độ khác nhau tùy theo khoảng cách tới khu dân cƣ và sự vận động của dòng chảy lan truyền nồng độ các chất ô nhiễm.
Khí thải và bụi từ các hoạt động lắp đặt thiết bị, vận chuyển máy móc, chạy máy phát điện, khai thác, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân, hoạt động giao thông vận tải phục vụ dự án,… Các hoạt động này sẽ làm tăng lƣợng bụi cũng nhƣ các khí thải (SO2, NxOy, CO, CO2,…) vào không khí và gây ra ô nhiễm không khí, gây nên các bệnh về đường hô hấp cho các công nhân trực tiếp làm việc và vùng dân cư lân cận cũng bị ảnh hưởng.
Nguồn nước bị ô nhiễm là do các chất lơ lửng, dầu nhớt từ máy móc hoạt động khai thác thải ra hoặc bi rò rỉ và trong sinh hoạt của công nhân. Việc lấy đi một khối vật chất bằng gàu xúc và ống hút sẽ làm khấy động, xáo trộn lớp trầm tích đáy biển, làm ảnh hưởng đến sinh kế cộng đồng dân cư: diện tích nuôi trồng thủy sản, khu vực vui chơi giải trí có thể bị thu hẹp do khi hoạt động khai thác diễn ra hoặc do nguồn nước bị ô nhiễm.
32
Nguy cơ xói lở ven bờ do hoạt động KTKSRĐB, đặc biệt là hoạt động khai thác cát làm VLXD không theo quy định, khai thác tràn lan quá mức, đe dọa cuộc sống, tài sản của người dân trong khu vực.
Hình 3.3. Khai thác KTKSRĐB làm VLXD
Hình 3.4. Sạt lở bờ gây mất quỹ đất và ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân do hoạt động khai thác KTKSRĐB làm VLXD.
3.1.3.2. Ảnh hưởng tới diện tích nuôi trồng thủy sản
Việc KTKSRĐB gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của ngư dân ven biển. Trước tiên, vị trí diễn ra hoạt động KTKSRĐB sẽ chiếm mất diện tích nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, cũng gây ra các tác động trực tiếp: Ô nhiễm môi trường sống của sinh vật, làm mất nơi cư trú của sinh vật, giảm đa dạng sinh học,…. Đặc biệt, hoạt động khai thác cát ven bờ có thể ảnh hưởng đến hệ thống đầm nuôi thủy sản: Đầm nuôi tôm, nuôi các loài nhuyễn thể và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Một khối lƣợng lớn cát đƣợc khai thác đi sẽ làm khuấy động dòng chảy dẫn đến quá trình xói lở làm mất diện tích nuôi trồng, quá trình nạo vét hút cát làm khuấy động lớp trầm tích đáy và khuếch tán các chất ô nhiễm có sẵn trong trầm tích khiến một số chất độc hòa tan vào nước, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước tăng lên gây ra sự hủy hoại các loài thủy hải sản, mất diện tích đất rừng ngập mặn. Các tác động đó, làm phá hủy chuỗi sinh học, suy giảm các loài sinh vật, động vật tại khu vực khai thác và khu vực xung quanh. Chính vì thế, nó gây ra các
33
ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới ngư dân trong vùng khai thác, thu nhập bị ảnh hưởng, làm giảm chất lượng cuộc sống.
3.1.3.3. Tác động tới các công trình an ninh quốc phòng
Khai thác khoáng sản rắn đáy biển làm xáo trộn tầng trầm tích dưới đáy biển, thay đổi dòng chảy và làm sạt lở một số vùng đất ven biển, ảnh hưởng tới công trình an ninh quốc phòng đƣợc xây dựng ven biển. Hoạt động khai thác diễn ra, một lượng tàu thuyền lớn lưu thông trên vùng biển đó, gây tình trạng khó kiểm soát được toàn bộ lượng tàu thuyền. Đồng thời, hệ thống cáp ngầm (hệ thống đường cáp thông tin, đường điện, đường ống dẫn dầu) cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này thường là nhỏ vì khi khai thác đã có các biện pháp bảo vệ các công trình trọng điểm này.
3.1.3.4. Gia tăng mâu thuẫn, xung đột và tệ nạn xã hội
Mâu thuẫn, xung đột thường xảy ra giữa các tổ chức KTKSRÐB, giữa người dân với người dân, giữa doanh nghiệp với người dân và giữa người dân với chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, mâu thuẫn thường xảy ra ở nhiều nơi là mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người dân do không thống nhất được vấn đề phân chia lợi ích, môi trường sống của cộng đồng bị ô nhiễm và không được phục hồi như trước đây. Tình trạng các tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp. Trong những năm trở lại đây, ở nhiều địa phương cộng đồng dân cư bức xúc về ô nhiễm môi trường ngăn cản không cho các doanh nghiệp vào khai thác.
Bên cạnh đó, việc gia tăng khai thác khoáng sản cả về số lƣợng doanh nghiệp và quy mô khai thác dẫn đến gia tăng số lượng lao động đến địa phương vùng khai khoáng. Điều này tạo thêm áp lực lớn cho địa phương trong công tác quản lý và làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Khu vực khai khoáng, đặc biệt là khu vực khai thác trái phép là một trong những nơi trọng điểm về tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, lây nhiễm HIV...
Khai thác khoáng sản rắn đáy biển, mặc dù đƣợc đánh giá là ít có những tác động tiêu cực, nhưng dưới góc độ đánh giá tác động môi trường chúng ta cần phải
34
tính toán tất cả các khía cạnh tác động của các dự án này. Từ đó, có thể đƣa ra các phương án giảm thiểu tác động, các phương pháp khai thác thích hợp có hiệu quả.
3.1.3.5. Ảnh hưởng tới hoạt động giao thông, xây dựng cảng biển
Nước ta với lợi thế đường bờ biển dài, tiềm năng xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa và tiếp vận là rất lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng đầu tiên của việc KTKSRĐB đáy biển có thể sẽ chiếm mất vị trí có thể xây dựng cảng biển thuận lợi.
Hoạt động khai thác còn làm biến đổi địa hình đáy biển gây nên sự biến đổi thủy động lực biển, gây xói lở bờ, làm ảnh hưởng xấu tới vị trí xây dựng cảng biển. Ngoài ra, làm tăng lượng tạp chất lơ lửng, thay đổi dòng hải lưu,... có thể làm bồi lấp luồng lạch gây khó khăn cho việc đi lại của tàu thuyền, giảm giá trị kinh tế trong việc khai thác các cảng đang hoạt động.
Đồng thời, trong quá trình KTKSRĐB có thể ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và các công trình trên biển quanh khu vực khai thác ở nhiều mức độ khác nhau:
- Các phương tiện khai thác, vận chuyển sẽ cùng tham gia hoạt động trên tuyến vận tải thủy, làm gia tăng mật độ phương tiện di chuyển; gây cản trở giao thông đường thủy (khi khai thác cát bằng tàu hút tự hành).
- Khi KTKSRĐB ở một khu vực, lƣợng tàu thuyền sử dụng ở khu vực đó tăng lên một cách đáng kể; gây áp lực lớn cho hệ thống cảng biển và các khu neo đậu tàu thuyền.
- Khi tàu di chuyển nhiều tạo thành những con sóng, ảnh hưởng đến độ ổn định của các công trình đường thủy (bến cảng, kè, báo hiệu,...), các công trình thủy lợi (đê điều, cầu cống,...).
Việc KTKSRĐB nếu không đƣợc kiểm soát mà khai thác ngoài phạm vi cho phép sẽ gây những tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và vật chất, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc tế của Việt Nam.
Hoạt động KTKSRĐB không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động giao thông đường thủy mà còn ảnh hưởng lớn tới giao thông đường bộ quanh khu vực khai thác:
lượng xe đi lại lớn, ảnh hưởng tới giao thông, đường xuống cấp nhanh, dễ gây tai
35
nạn giao thông.
Vì vậy, cần đánh giá khả năng gây biến động đường bờ, các tai biến đới bờ của hoạt động khai thác và khả năng ảnh hưởng tới giao thông đường thủy để tìm ra những phương thức tối ưu nhất làm giảm ảnh hưởng của những tác động tới mức thấp nhất, đảm bảo phát triển bền vững cả việc KTKSRĐB, xây dựng phát triển cảng biển và các hoạt động giao thông trên biển.