Để xây dựng bộ tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án KTKSRĐB trên thế giới người ta chỉ lựa chọn một số thông số ô nhiễm có tính đặc trƣng, đại diện nhất. Vì vậy, đối với mỗi nhóm đối tƣợng chịu tác động, học viên cũng chỉ lựa chọn một số thông số có tính đặc trƣng, đại diện. Cụ thể
43
nhƣ sau:
a. Nhóm môi trường tự nhiên
* Môi trường không khí:
Nhƣ đã phân tích ở phần 3.1, ô nhiễm không khí của hoạt động KTKSRĐB chủ yếu là bụi và khí thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, học viên đã lựa chọn các thông số để đánh giá chất lượng môi trường không khí như sau:
- Lưu huỳnh đioxit (SO2), - Cacbon monoxit (CO), - Nitơ đioxit (NO2), - Tổng bụi lơ lửng (TSP) - Cacbon dioxit (CO2).
* Môi trường nước biển:
Trầm tích trong các khu vực KTKSRĐB có thể là nơi tích đọng các nguyên tố kim loại nặng. Quá trình khai thác sẽ làm các kim loại nặng này xuất hiện và giải phóng vào môi trường nước. Một số kim loại nặng dễ hòa tan trong nước biển một số khác khó hòa tan thì tái lắng đọng lại môi trường trầm tích. Vì vậy, thông số về kim loại nặng cần được chú ý trong việc đánh giá chất lượng môi trường nước biển.
Việc bóc tách lớp trầm tích trên bề mặt đáy biển còn làm tăng nồng độ bùn, cặn lơ lửng trong nước biển tại khu vực khai thác, do đó ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, quang hợp của các loài sinh vật dẫn đến khả năng di chuyển tạm thời khỏi vùng khai thác hoặc bị tiêu diệt.
Quá trình xả thải cặn bẩn, dầu nhớt và các chất hữu cơ trong khai thác sẽ làm ô nhiễm môi trường nước biển, tăng nguy cơ phú dưỡng trong khu vực. Mặt khác, các sự cố trên biển nhƣ tràn dầu, chìm tàu, quá trình bơm hút dầu trên biển cũng góp phần làm tăng hàm lượng dầu trong môi trường nước. Một mặt làm chết các hệ sinh thái có độ nhạy cao nhƣ san hô, cỏ biển,… mặt khác làm chết tôm cá và sinh
44
vật phù du,…
Qua đó, đối với môi trường nước biển, học viên đã lựa chọn các thông số sau:
- pH, Eh.
- Hàm lƣợng kim loại nặng.
- Hàm lƣợng dầu.
- Amoni (NH4+) (tính theo N).
* Môi trường trầm tích
Hoạt động của các tàu khai thác cát với tần suất cao trong khu vực, kết hợp với thải trực tiếp rác thải, nước sinh hoạt, các sự cố về tràn dầu, đắm tàu, làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng đối với môi trường trầm tích.
Ngoài ra, hàm lƣợng H2S trong trầm tích hình thành do vật chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng và được vi sinh vật phân hủy trong điều kiện yếm khí (không có oxy). Tác hại của H2S là gây thiếu hụt oxy trầm trọng, tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sinh vật biển. Nồng độ H2S trong nước biển từ 0,1- 0,2ppm thì sinh vật đáy có triệu chứng mất cân bằng và chết ngay lập tức khi ở nồng độ 4ppm (FAO-LHQ).
Mỗi loài sinh vật thích nghi với một kiểu môi trường cư trú nhất định. Các yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của chúng có thể kể tới là: hàm lƣợng muỗi, pH, chất hữu cơ, nhiệt độ và ánh sang. Trong số các yếu tố này, thông số pH là dễ bị thay đổi do tác động của hoạt động KTKSRĐB. Việc thay đổi độ pH trong môi trường trầm tích, làm ảnh hưởng đến số lượng các loài sinh vật đáy biển.
Như vậy, đối với môi trường trầm tích, nên lựa chọn các thông số sau:
- pH
- Hàm lƣợng kim loại nặng.
- Hàm lƣợng H2S.
45
b. Nhóm tài nguyên
* Tài nguyên sinh vật
Việc lồng ghép tiêu chí sinh vật vào ĐTM hiện nay còn gặp nhiều khó khan, do: chƣa có hệ thống số liệu đầy đủ về sinh vật biển, chƣa có các quy định về phương pháp lấy mẫu, đánh giá hiện trạng sinh vật,… Chính vì vậy, để đảm bảo các đối tƣợng sinh vật sử dụng làm tiêu chí đánh giá phải dễ dàng phân loại, dễ thu mẫu, không cần nhiều thao tác và thiết bị tốn kém mà vẫn có thể định lƣợng đƣợc, học viên đề xuất lựa chọn các đối tƣợng: thực vật nổi, động vật phù du và động vật đáy. Việc lựa chọn này, dựa trên các ƣu điểm của thực vật nổi, động vật phù du và động vật đáy trong việc đánh giá chất lượng môi trường như sau:
+ Đã được lựa chọn làm chỉ thị sinh học môi trường để đánh giá chất lượng môi trường nước trên đất liền.
+ Phân bố rộng và nhiều trong khu vực.
+ Di chuyển không quá nhanh, do vậy dễ thu lƣợm.
+ Hệ thống phân loại ổn định, các tiêu chuẩn rõ ràng, dễ định loại.
Đối với động vật đáy còn có một số ƣu điểm sau:
+ Tập trung ở các vùng đáy biển, do đó, nó là chỉ thị tốt đối với sự thay đổi của chất lượng nước.
+ Có vòng đời dài nên việc thu mẫu không phải làm thường xuyên.
+ Các đơn vị phân loại thu đƣợc không đồng nhất, nhƣ vậy có thể có những phản ứng với những thay đổi nào đó trong chất lượng nước.
Việc đánh giá chất lượng môi trường dựa vào các sinh vật chỉ thị bao gồm các tiêu chí:
- Số lƣợng loài.
- Mật độ.
46
- Sinh khối.
* Tài nguyên khoáng sản:
Hoạt động KTKSRĐB trước tiên làm mất đi chính các loại khoáng sản khai thác. Đặc biệt, nếu trước khi khai thác mỏ mà chưa có sự đánh giá than quặng và trữ lƣợng một cách đầy đủ nên khai thác khoáng sản không triệt để sẽ làm thất thoát một lƣợng lớn khoáng sản. Mà nguồn khoáng sản thất thoát này hầu nhƣ không thể khai thác lại đƣợc nữa, do chúng tồn tại phân tán và có khả năng bị xáo trộn sau này khai thác đầu tiên. Ngoài ra, trong khai thác VLXD, nếu không tính toán chính xác chiều sâu mỏ khai thác mà tác động quá xuống các tầng trầm tích phía dưới, có thể sẽ xâm hại đến các nguồn tài nguyên khoáng sản khác.
Chính vì vậy, các thông số làm tiêu chí đánh giá nhóm tài nguyên khoáng sản đƣợc lựa chọn gồm:
- Khối lƣợng trầm tích chứa khoáng sản bị bóc dỡ so với lƣợng trầm tích đƣợc bồi hoàn.
- Tỷ lệ thất thoát khoáng sản.
* Tài nguyên vị thế:
Đƣợc đánh giá dựa trên 3 tiêu chí:
- Giá trị vị thế tự nhiên.
- Giá trị vị thế kinh tế.
- Giá trị vị thế chính trị.
c. Nhóm kinh tế - xã hội
Dựa trên các tác động lớn và trực tiếp của hoạt động này, có thể lựa chọn một số ngành kinh tế, cũng như các mặt xã hội để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động này:
- Đánh bắt thủy sản
47
- Nuôi trồng thủy sản - Giao thông đường biển - Du lịch.
Trên cơ sở phân tích các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với tài nguyên – môi trường biển do hoạt động KTKSRĐB, xác định các đối tượng chịu tác động và những dấu hiệu đặc trƣng cho sự tác động, kết hợp với các tiêu chuẩn chất lƣợng môi trường nước, trầm tích, không khí, học viên đề xuất các tiêu chí cần thiết phục vụ cho việc ĐTM các dự án KTKSRĐB nhƣ tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Bộ tiêu chí phục vụ cho công tác ĐTM các dự án KTKSRĐB
TT Nhóm tiêu
chí Tiêu chí Yêu cầu kỹ thuật
1
Tài nguyên Tài nguyên sinh vật
Loài Xác định đƣợc số loài trong khu vực khai thác
2 Mật độ cá thể/m3 đối với động - thực vật phù du, các thể/m2 đối với động vật đáy
3 sinh khối Đánh giá đƣợc sự biến đổi về sinh khối và dự báo khả năng phục hồi sinh khối sau khi khai thác (g/m2).
4
Tài nguyên khoáng sản
Khối lƣợng trầm tích chứa khoáng sản bị bóc dỡ so với lƣợng trầm tích đƣợc bồi hoàn
Dự báo lƣợng trầm tích bị bóc dỡ và khả năng bồi hoàn trầm tích.
5 Thất thoát
khoáng sản Tính toán tỷ lệ thất thoát khoáng sản trong quá trình khai thác
6
Tài nguyên vị thế
Giá trị vị thế tự nhiên
Đánh giá đƣợc mức độ tổn hại đến các giá trị vị thế tự nhiên, kinh tế, chính trị
7 Giá trị vị thế
kinh tế
8 Giá trị vị thế
chính trị 9
Môi trườn gMôi trườn g nướcpH, Eh Đánh giá, so sánh với Quy chuẩn Việt Nam
về chất lượng nước biển ven bờ, xa bờ
10 Tổng chất rắn lơ
48
TT Nhóm tiêu
chí Tiêu chí Yêu cầu kỹ thuật
lửng 11
Hàm lƣợng kim loại (As, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn, Mn, Fe, Hg)
12 Amoni (NH4+)
(tính theo N)
13 Hàm lƣợng dầu
14
Môi trường trầm tích
pH
Đánh giá, so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng trầm tích.
15
Hàm lƣợng kim loại (As, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn, Hg)
16
Hàm lƣợng H2S Địa hình đáy biển
Đánh giá đƣợc mức độ biến đổi địa hình đáy biển trước khi khai thác và sau khi kết thức khai thác
17
Môi trường không khí
SO2, CO, NO2, O3, CO2, Tổng bụi lơ lửng (TSP)
Đánh giá, so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh.
18
Kinh tế - xã hội
Đánh bắt thủy
sản Đánh giá đƣợc khả năng, mức độ xảy ra các mối xung đột giữa khai thác khoáng sản biển với đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, với hoạt động giao thông đường biển và du lịch
19 Nuôi trồng thủy
sản
20 Giao thông
đường biển
21 Du lịch
49