3.2. CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ TRONG XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐTM KTKSRĐB
3.2.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý trong xây dựng bộ tiêu chí
Tiêu chí ĐTM là các tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét hoặc đánh giá mức độ tác động đến môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội.
Tiêu chí ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB là các tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét hoặc đánh giá mức độ tác động đến môi trường từ các hoạt động KTKSRĐB.
Tiêu chí khi đƣợc lƣợng hóa (định lƣợng) sẽ trở thành các chỉ số, các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng ở mức độ cao hơn.
Việc xây dựng bộ tiêu chí của ĐTM KTKSRĐB dựa trên các cơ sở sau:
a. Cở sở khoa học:
Một trong những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững là: “Trong khi đạt tới điều kiện và chất lượng cuộc sống tối ưu cho con người đương đại, sự phát triển hiện tại không đƣợc làm tổn hại tới tiềm năng thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của thế hệ mai sau”. Khai thác khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp có liên quan nhiều với nguyên tắc nêu trên, vì:
Thứ nhất, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo. Có nghĩa là mọi hoạt động khai thác khoáng sản cho hôm nay đều làm giảm tiềm năng về tài nguyên khoáng sản cho thế hệ mai sau.
36
Thứ hai, khai thác khoáng sản là một trong những ngành có tác hại lớn nhất tới môi trường. Có nghĩa là khai thác khoáng sản cho hôm nay có thể để lại những hậu quả môi trường lớn, thậm chí khôn lường cho thế hệ mai sau.
Do đó, việc xây dựng bộ tiêu chí cho hoạt động KTKSRĐB đƣợc dựa trên việc phân tích, xác định các tác động của hoạt động này đến các thành phần: môi trường, tài nguyên và kinh tế - xã hội. Để từ đó rút ra được các tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét hoặc đánh giá mức độ tác động của hoạt động này.
* Đối với nhóm môi trường tự nhiên:
Ở hầu hết các nước trên thế giới đều đã ban hành các tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường quốc gia, như là chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường nước biển ven bờ... Trong các tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường đều quy định giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường tối đa cho phép, tương xứng với điều kiện khi mà con người sinh cư, tiếp xúc với môi trường đó thường xuyên, lâu dài, cũng không gây ra tổn hại đến sức khỏe và điều kiện sinh tồn, không gây ra bất cứ một triệu chứng bệnh tật nào.
Môi trường bị ô nhiễm là môi trường hàm chứa một hay nhiều chất ô nhiễm có nồng độ vƣợt quá giới hạn tối đa cho phép đƣợc quy định trong tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường. Mức độ ô nhiễm cao hay thấp được xác định theo tỷ lệ giữa nồng độ chất ô nhiễm thực tế và trị số nồng độ cho phép.
Tiêu chí phục vụ cho việc nhận biết, xem xét tác động của hoạt động KTKSRĐB đối với nhóm đối tượng môi trường tự nhiên chính là các chỉ tiêu cụ thể (định lượng) để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường.
Trên cơ sở xác định các đối tƣợng chịu tác động của hoạt động KTKSRĐB ở phần 3.1, đã xác định được ảnh hưởng của hoạt động này đến các thành phần môi trường:
- Môi trường nước
37
- Môi trường không khí - Môi trường trầm tích.
* Đối với nhóm tài nguyên
Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật nhƣ đất, nước, băng, khoáng sản nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một vùng thường xuyên hoặc tạm thời hoặc theo mùa vụ. Tài nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên sinh vật biển (động và thực vật), nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể. Nó còn bao gồm các tài nguyên văn hoá có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hoá của cộng đồng bản địa. Chủ thể đƣợc xác lập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều các đặc trƣng tự nhiên và văn hoá.
Theo nguồn gốc tài nguyên biển đƣợc chia ra thành:
- Tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh nhƣ: các rừng ngập mặn, rạn san hô, tôm, cá, cua, động vật phù du, động vật bám đáy (ngao, sò, ốc,…)…
Mọi sinh vật, kể cả con người trong đời sống đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện vật lý, hóa học ở môi trường xung quanh. Trên cơ sở hiểu biết ngày càng sâu rộng mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, nhiều bí ẩn về mối tương tác này đã đƣợc khám phá. Đối với thực vật, động vật, đặc biệt là những sinh vật bậc thấp, sự có mặt hay vắng mặt chúng trong môi trường nước nhất định có thể nhận diện đƣợc chủng loại và nồng độ các chất gây ô nhiễm mà không nhất thiết phải tiến hành phân tích hóa – lý học. Bởi vì, các sinh vật sống trong nước hấp thụ các chất ô nhiễm từ nước hoặc các hạt lắng đọng dưới đáy, và tích tụ trong cơ thể của chúng.
Các sinh vật sống có phản ứng khác nhau khi bị nhiễm các chất độc hại. Một số loài chịu tác động mạnh bởi ngay hàm lƣợng thấp của các chất độc hại trong khi một số loài có khả năng tích tụ lƣợng lớn chất ô nhiễm mà không chịu một tác động xấu nào.
38
Những sinh vật này được gọi là những sinh vật chỉ thị môi trường và thông qua chúng có thể nhận diện đƣợc sự có mặt của các chất và đánh giá chất lƣợng môi trường. Vì vậy, môi trường nước biển, cũng có thể sử dụng các sinh vật chỉ thị môi trường để đánh giá chất lượng môi trường nước biển.
Trong môi trường nước hiện nay, một số loài sinh vật được sử dụng là sinh vật chỉ thị nhƣ sau: Thực vật nổi, tảo, động vật phù du, động vật đáy, các loài cá,…
- Tài nguyên phi sinh vật, bao gồm các dạng vật chất của thế giới vô sinh nhƣ: quặng kim loại, dầu khí, vật liệu xây dựng, năng lƣợng biển,..
- Tài nguyên vị thế:
Tài nguyên vị thế biển Việt Nam đƣợc đánh giá theo ba tiêu chí. Giá trị về vị thế (địa) tự nhiên là các lợi ích có đƣợc từ vị trí không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó và tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai. Giá trị vị thế (địa) kinh tế là các lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực. Giá trị địa kinh tế gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ và lãnh hải, từ giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng. Giá trị vị thế (địa) chính trị là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định. Vị thế tự nhiên có tính ổn định khá cao, trong khi vị thế kinh tế có tính ổn định tương đối và vị thế chính trị có tính ổn định thấp, có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế.
Một số tiêu chỉ để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động KTKSRĐB đối với tài nguyên vị thế bao gồm: tiềm năng phát triển du lịch, tiềm năng phát triển giao thông - cảng biển và tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản.
* Đối với nhóm kinh tế - xã hội
Ngoài những lợi mang lại nhƣ tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương, phát triển kinh tế,… Hoạt động KTKSRĐB cũng ảnh hưởng trực
39
tiếp đến các ngành kinh tế khác, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong vùng khai thác. Một số đối tƣợng kinh tế - xã hội vùng biển có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động KTKSRRĐB như sau:
+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Chế biến thủy hải sản.
+ Công nghiệp đóng tàu.
+ Chất lƣợng đời sống của nhân dân trong vùng.
+ Giao thông đường biển
+ Các công trình ngầm, các công trình an ninh quốc phòng, đê điều, cảng biển,…
b. Cở sở pháp lý
Tại Việt Nam, hoạt động KTKSRĐB là lĩnh vực mới, do đó công tác ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB đang gặp phải khó khăn do chƣa có tiêu chí ĐTM rõ ràng. Vì vậy, học viên đã tham khảo tài liệu trong và ngoài nước để xác định các đối tượng chịu tác động và đánh giá, phân tích các tác động môi trường của hoạt động KTKSRĐB, kết hợp với các văn bản quy phạm làm cơ sở xây dựng các tiêu chí của ĐTM. Trong đó, bốn văn bản cấp quốc gia đánh giá các chỉ tiêu môi trường biển, đó là: Quy chuẩn quốc gia về nước biển ven bờ, Quy chuẩn quốc gia về nước biển xa bờ và Quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng trầm tích, Quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh.
Đối với nước biển ven bờ, được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước biển ven bờ - QCVN 10:2008/BTNMT. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác, áp dụng cho những vùng vịnh, cảng và những nơi cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoảng 5,5 km) (Phụ lục 1).
40
Đối với nước biển xa bờ, được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước biển xa bờ - QCVN 44:2012/BTNMT. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nước biển xa bờ, phục vụ mục đích bảo vệ môi trường biển cách bờ 44,25km (tương đương với 24 hải lý) đến giới hạn ngoài của vùng biển Việt Nam (Phụ lục 2).
Đối với chất lƣợng trầm tích, đƣợc đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng trầm tích – QCVN 43:2012/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng trầm tích nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Quy chuẩn này cũng áp dụng để đánh giá, kiểm soát chất lƣợng trầm tích cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh, đánh giá chất lƣợng trầm tích nằm ở độ sâu không quá 15cm tính từ bề mặt đáy của vực nước, các hạt có kích thước nhỏ hơn 2mm hoặc lọt qua rây có đường kính lỗ 2mm (Phụ lục 3).
Đối với chất lượng môi trường không khí xung quanh, được đánh giá theo QCVN 05:2013/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giá trí giới hạn các thông số chất lượng môi trường không khí xung để giám sát, đánh giá chất lượng (Phụ lục 4).
c. Cở sở thực tiễn
Tham khảo tài liệu về phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động KTKSRĐB của các nước trên thế giới. Nguồn tài liệu đầu tiên mà học viên đã tham khảo là nhóm tài liệu phân tích chi tiết mức độ tác động đến môi trường tự nhiên, cùng những kỹ thuật giảm thiểu tác động môi trường tại bốn dự án liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản biển trên vùng thềm lục địa của Hoa Kỳ (U.S outer Continental Sheft – OCS), từ đó đánh giá được các ảnh hưởng có thể xảy ra đối tƣợng chịu tác động và những dấu hiệu đặc trƣng cho sự tác động này từ đó xác định các tiêu chí cần thiết phục vụ cho việc ĐTM.
Dự án thứ nhất là hoạt động khai thác vàng trên quy mô lớn tại ngoài khơi vùng biển Nome, Alaska, đƣợc thực hiện bởi Công ty Western Gold Exploration and Mining (WestGold). Đây là hoạt động KTKSRĐB trên quy mô lớn trên biển tại Mỹ cho đến nay. Dự án đã cung cấp những hướng dẫn có giá trị với những tài liệu
41
và kinh nghiệm thực tế trong việc phân tích các tác động cũng nhƣ đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với hoạt động KTKSRĐB.
Dự án thứ hai có liên quan tới hoạt động khai thác kim loại quý bằng cách sử dụng hệ thống đào di động dưới nước. Dựa trên những thử nghiệm “phi sản xuất”
(non-production) đã đƣợc thực hiện thực tế vào khoảng thời gian cuối của Dự án WestGold. Hai phương pháp khai khoáng được sử dụng tại cùng thời điểm, chúng cung cấp những kết quả đối sánh hữu ích về hiệu quả khi sử dụng những kỹ thuật khác nhau để khai thác cùng một loại khoáng sản, cũng nhƣ mức độ tác động đến môi trường của môi phương pháp.
Dự án thứ ba liên quan đến hoạt động khai thác hỗn hợp nhiều khoáng sản biển đƣợc thực hiện ở khu vực vịnh Massachusetts (Hoa Kỳ) để tiến hành khai thác thử nghiệm hỗn hợp nhiều khoáng sản chủ yếu dựa vào những dữ liệu môi trường hiện có. Một nghiên cứu cơ bản toàn diện về môi trường đã được thực hiện để phục vụ cho dự án khai thác thử nghiệm hỗn hợp nhiều khoáng sản biển.
Dự án thứ tƣ liên quan đến việc khai thác cát biển – khoáng vật nặng ở vùng biển ngoài khơi bang Virginia (Hoa Kỳ). Đây là khu vực có mật độ các khoáng vật nặng đạt hàm lượng giá trị công nghiệm và có đặc điểm môi trường và địa chất đƣợc cho là đại diện cho hầu hết các khu vực của vùng thềm lục địa Hoa Kỳ - nơi có các khoáng vật nặng cần khai thác. Dự án cũng đặt ra vấn đề giải quyết các xung đột có thể có giữa khai thác khoáng sản biển với các lợi ích khác, bao gồm cả đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy cũng như các hoạt động diễn tập quân sự.
Ngoài ra, học viên còn tham khảo tài liệu về đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản biển đến sinh vật biển, ảnh hưởng đến môi trường biển và chế độ song – hải lưu tại các khu vực khai thác khoáng sản biển của các nước trên thế giới và quan sát tại thực tế việc khai thác VLXD tại khu vực ven biển Thừa Thiên Huế, từ đó xây dựng bộ tiêu chí trong ĐTM đối với hoạt động KTKSRĐB.
42