Nhóm đối tƣợng tài nguyên

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí và nội dung đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản rắn đáy biển (Trang 35 - 40)

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƢỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KTKSRĐB

3.1.2. Nhóm đối tƣợng tài nguyên

* Ảnh hưởng làm mất nơi cư trú của sinh vật

Mỗi loài sinh vật biển lại thích nghi với một kiểu môi trường cư trú riêng. Các yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của chúng có thể kể tới là: hàm lƣợng muối, chất hữu cơ, pH, nhiệt độ và ánh sáng. Vì thế, có những loài tôm có thể sống đƣợc ở độ sâu dưới 50m nước, có loài lại sống ở độ sâu rất lớn (50-200m nước); có những loài cá chỉ sinh sống trong các đầm phá cửa sông (nơi phát triển các hệ sinh thái rừng ngập mặn) nhưng lại có những loài chỉ sống quanh các rạn san hô, nơi có nước trong sạch, nhiều loài sinh vật trú ngụ… Nhưng những ảnh hưởng từ hoạt động khai thác có thể sẽ làm chết các rạn san hô, cỏ biển hay trơ trụi các khu rừng ngập mặn. Khi đó, các tài nguyên thủy sinh nhƣ tôm, cá, trai, ốc,… sẽ mất nơi cƣ trú, mất nguồn thức ăn và phải di cƣ tới một nơi mới thích hợp. Hiện tƣợng này sẽ làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên tại một số khu vực. Những nơi tập trung mật độ sinh vật quá cao sẽ làm thiếu thức ăn, thiếu oxy,… sự cạnh tranh sinh tồn của các sinh vật sẽ khốc liệt hơn và sẽ khó khăn hơn cho việc bảo tồn và phát triển các giống loài.

Đặc biệt, trong các khâu bóc, tách lớp trầm tích bên trên bề mặt đáy biển trước khi khai thác khoáng sản là hoạt động trực tiếp làm mất đi môi trường cư trú

27

của các động vật bám đáy nhƣ: ngao, sò, trai, ốc,… Thêm vào đó, việc KTKSRĐB bằng gàu xúc hay vòi hút thủy lực còn có thể tạo nên dòng nước xoáy làm vẩn đục các hạt mịn trên một diện tích rộng và tái tích tụ trên đáy biển, sự tích tụ này cùng với sự gia tăng độ đục của nước sẽ làm thay đổi đặc điểm của lớp trầm tích tầng mặt. Do đó, làm mất nơi cư trú và môi trường sống của sinh vật, đồng thời làm thay đổi bản chất quần thể thực vật trong khu vực. Bên cạnh đó, việc nạo hút khoáng sản rắn làm khuấy động lớp trầm tích đáy, làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong nước tăng lên. Cùng với đó là hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước tăng lên gây cản trở ánh sáng chiếu xuống tầng đáy và làm cản trở quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, kéo theo sự suy giảm hàm lƣợng thức ăn của động vật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bắt buộc di chuyển nơi cƣ trú của các loài động vật tại khu vực KTKSRĐB.

Địa hình đáy bị xáo trộn là nguyên nhân làm thay đổi môi trường sống và trú ngụ của các loài sinh vật biển (thực vật phù du, động vật nổi, động vật đáy,…) tại khu vực khai thác. Hệ sinh vật đáy có thể phục hồi sau khi hoạt động nạo vét chấm dứt, lớp trầm tích đáy đƣợc bồi hoàn ổn định.

* Khả năng làm giảm đa dạng sinh học

Quá trình xây dựng cơ bản liên quan tới KTKSRĐB nhƣ VLXD, một số công trình như đường ống nổi trên biển đưa VLXD được khai thác trực tiếp đến nơi tiêu thụ (hình 3.2) hay khai thác tuyến giao thông vận chuyển khoáng sản rắn vào bãi rất có thể cần giải phóng một số vị trí phát triển rừng ngập mặn. Làm mất đi sự đa dạng của hệ thống rừng phòng hộ ven biển này, đồng thời làm tăng nguy cơ xói lở bờ, gián tiếp ảnh hưởng tới tiềm năng phát triển du lịch và cảng biển trong vùng.

28

Hình 3.2. Tàu và quy trình khai thác cát

Ngoài ra, quá trình xả thải cặn bẩn, dầu nhớt và các chất hữu cơ (rác thải sinh hoạt) trong khai thác sẽ làm ô nhiễm môi trường nước biển, tăng nguy cơ phú dƣỡng trong khu vực. Một mặt, làm chết các hệ sinh thái có độ nhạy cảm cao nhƣ san hô, cỏ biển, mặc khác làm chết tôm cá và các sinh vật phù du,… Suy giảm cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng của các giống loài thủy sinh trong khu vực.

Một số nhà khoa học nước ngoài đã chứng minh các hoạt động khai thác cát xa bờ thường tác động đáng kể đến đặc điểm vật lý và sinh vật các vùng khai thác.

Ngoài vùng điều tra, ảnh hưởng của việc khai thác cát lên các quần thể sinh vật đáy là rất lớn, đặc biệt là ngay sau khi khai thác, và chủ yếu là do sự di chuyển của quần thể động vật bám đáy. Thực tế, các hoạt động khai thác cát làm di chuyển cát bề mặt (đến độ sâu 50 -150m nước), là nguyên nhân chính thay đổi hệ sinh vật [21]. Các tài liệu ghi nhận các dấu vết của các khu vực nạo hút cát và sự thay đổi độ sâu đáy biển sau khai thác cát cho thấy rằng việc khai thác đã tác động chủ yếu đến phần phía nam và trung tâm khu vực khai thác [22], đặc điểm thủy động lực và trầm tích của vùng nghiên trong khai thác cát trên đáy biển có ảnh hưởng rất lớn đến quần thể sinh vật đáy. Họ dự đoán rằng các hoạt động khai thác cát có thể làm suy giảm số lƣợng sinh vật đáy lớn trong vùng khai thác cát và vùng lân cận; sự tái cân bằng của đáy biển có thể mất 12 - 18 tháng sau khi khai thác trong khi sự phục hồi các quần thể nguyên thủy có thể cần đến 2 - 4 năm sau khai thác.

Nhƣ vậy, KTKSRĐB làm suy giảm tính đa dạng sinh học của các giống loài Tàu

hút

Bơm Ống vận

chuyển cát Vị trí san lấp

29

trong vùng khai thác. Vì vậy, cần đánh giá và đƣa ra biện pháp cải tạo, phục hồi tài nguyên hợp lý, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững kinh tế trong khu vực có liên quan tới dự án.

3.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

Hoạt động KTKSRĐB có khả năng làm thất thoát và cạn kiệt tài nguyên.

Trước hết, mọi hoạt động khai thác khoáng sản đều làm cạn kiệt chính nguồn tài nguyên đó. Tuy nhiên, đối với một số loại tài nguyên tái tạo thì khả năng phục hồi là có thể.

Trong lĩnh vực KTKSRĐB, nếu khai thác quá độ sâu cho phép có thể làm ảnh hưởng đến loại tài nguyên khác.

Vì vậy khi KTKSRĐB cần tính toán một cách tỉ mỉ các đối tƣợng tài nguyên tiềm năng có trong khu vực dự án để tránh, giảm thiểu lãng phí tài nguyên một cách thấp nhất, đảm bảo phát triển ngành công nghiệp KTKSRĐB một cách bền vững.

3.1.2.3. Tài nguyên vị thế

a. Tiềm năng phát triển du lịch có khả năng bị suy giảm

Du lịch biển đang trở thành một chiến lƣợc phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, nhằm tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

Nếu tiến hành KTKSRĐB trong khu vực có tiềm năng du lịch sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch, trước hết là có thể mất đi vị trí thuận lợi để phát triển du lịch. Mặt khác, gây ra những ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng và sức hấp dẫn của ngành du lịch: ô nhiễm nước mặt, làm đục nước biển gây mất đi mỹ quan các bãi tắm, không khí bị ô nhiễm tiếng ồn,... Đối với các hoạt động du lịch sinh thái, việc chặt phá rừng ngập mặn để làm cơ sở hạ tầng cho việc khai thác sẽ làm giảm đa dạng sinh học các giống loài trong rừng sinh thái ven biển. Do đó, chất lƣợng phục vụ khách thăm quan giảm, cũng nhƣ làm suy giảm nguồn ẩm thực độc đáo, riêng biệt của kiểu hình du lịch này.

30

Vì vậy, giữa việc KTKSRĐB để làm động lực phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên cho ngành du lịch cần có sự tính toán tỉ mỉ, chọn lựa kỹ lƣỡng của các ngành chức năng và cần phải căn cứ vào mục tiêu phát triển lâu dài theo định hướng của Nhà nước.

b. Khả năng làm giảm tiềm năng phát triển giao thông, cảng biển

Biển Đông của nước ta nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có hàng trăm tàu các loại qua lại Biển Đông.

Với những lợi thế nhƣ vậy, tiềm năng phát triển về giao thông - cảng biển đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa và tiếp vận của nước ta là rất lớn, cả cảng biển và cảng sông. Song song với việc tiến hành khai thác khoáng sản khu vực ven biển, chúng ta cũng phải đánh giá các ảnh hưởng có khả năng xảy ra với việc phát triển tiềm năng về giao thông hàng hải và phát triển cảng biển.

Ảnh hưởng đầu tiên có thể xảy đến là việc khai thác sẽ chiếm mất địa thế có thể xây dựng cảng biển thuận lợi hoặc cản trở việc hàng hải của các tàu thuyền qua khu vực. Làm tăng mật độ giao thông trên các luồng tàu và đồng thời làm tăng nguy cơ rủi ro tai nạn giao thông hay làm chậm khả năng lưu thông hàng hóa trên biển.

Ngoài ra, hoạt động khai thác còn làm thay đổi địa hình đáy biển kéo theo sự biến đổi thủy động lực biển, gây xói lở bờ, ảnh hưởng xấu tới các vị trí xây dựng cảng biển. Mặt khác, còn làm tăng lượng tạp chất lơ lửng, thay đổi dòng hải lưu … có thể gây bồi lấp các luồng ra vào cảng của tàu bè và các vùng lân cận làm giảm giá trị kinh tế trong việc khai thác các cảng đang hoạt động. Qua đó, cho thấy việc đánh giá những xung đột về lợi ích phát triển kinh tế của hai hoạt động khai khoáng và cảng biển cần được tiến hành trước khi phát triển các dự án để tìm ra những phương thức tối ưu nhất giảm tác động ảnh hưởng xuống mức thấp nhất, đảm bảo phát triển bền vững cả hai lĩnh vực kinh tế này.

c. Khả năng làm suy giảm tiềm năng phát triển ngư nghiệp

31

Việc khai thác khoáng sản ở khu vực ven bờ cũng gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của ngƣ dân, mà đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản khu vực ven bờ. Do hoạt động khai thác gây ra các tác động trực tiếp đến hệ sinh thái và các loài thủy sinh, động vật… làm phá hủy chuỗi sinh học, làm tiêu giảm các loài sinh động vật không chỉ tại khu vực khai thác mà còn ảnh hưởng rộng đến khu vực xung quanh. Chính vì thế nó gây ra các ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến các ngƣ dân trong vùng nhƣ thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của ngƣ dân.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí và nội dung đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản rắn đáy biển (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)