Nội dung chính của báo cáo ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB đƣợc thể hiện trong hình dưới đây.
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 3. Tổ chức thực hiện ĐTM
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I.1. Tên dự án
I.2. Chủ dự án
I.3. Vị trí địa lý của dự án I.4. Nội dung chủ yếu của dự án
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN II.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
II.1.1. Đặc điểm địa chất II.1.2. Đặc điểm khí hậu II.1.3. Đặc điểm địa hình II.1.4. Đặc điểm khoáng sản II.1.5. Chế độ thuỷ văn, hải văn II.1.6. Hiện trạng môi trường nền II.1.7. Hiện trạng tài nguyên sinh vật II.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN III.1. Nguồn gây tác động
III.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải III.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải III.1.3. Những rủi ro về sự cố môi trường do dự án có thể gây ra III.2. Đối tƣợng và quy mô bị tác động
III.3. Đánh giá tác động môi trường
CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP PHÕNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG V. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG V.1. Chương trình quản lý môi trường
V.2. Chương trình giám sát môi trường CHƯƠNG VI. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
VI.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng VI.2. Kết quả tham vấn cộng đồng
VI.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án VI.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cƣ chịu tác động trực tiếp bởi dự án
VI.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các ý kiến, kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cƣ đƣợc tham vấn.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. Kết luận
2. Kiến nghị 3. Cam kết
Một số nội dung cơ bản cần trình bày trong mỗi mục thuộc dự thảo nội dung chính của báo cáo ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB đƣợc mô tả và thể hiện trong phần mô tả cụ thể tiếp theo.
50
MỞ ĐẦU
Phần mở đầu của báo cáo ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB cần trình bày những nội dung sau:
1. Xuất xứ của dự án
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tƣ, trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng hay dự án loại khác.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tƣ (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án).
- Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đã đƣợc phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
- Liệt kê các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
- Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác đƣợc nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu), bao gồm:
+ Báo cáo kết quả thăm dò, điều tra địa chất khoáng sản biển phục vụ xây dựng báo cáo khả thi của dự án,
51
+ Số liệu, tài liệu nguyên thuỷ về đặc điểm môi trường nước và môi trường trầm tích biển;
+ Số liệu, tài liệu các trạm quan trắc môi trường các cấp + …..
3. Tổ chức thực hiện ĐTM
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo ĐTM.
Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch vụ;
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tƣ vấn, nêu rõ học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Liệt lê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp ĐTM, các phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp khác.
4.1. Nhóm các phương pháp truyền thống của công tác ĐTM a. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường hay gọi tắt là phương pháp danh mục (Checklist method) được sử dụng rất phổ biến từ trước những năm 1970 cho đến nay. Nguyên tắc của phương pháp này là liệt kê thành danh mục tất cả những nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá.
Danh mục đó sẽ đƣợc các chuyên gia đánh giá, hoặc ý kiến đánh giá cũng có thể do các tập thể liên ngành thảo luận và đi đến đánh giá chung.
Có thể phân biệt những loại danh mục sau:
52
1. Danh mục đơn giản: chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một loại hình hoạt động phát triển.
2. Danh mục có mô tả: cùng với việc liệt kê các nhân tố môi trường, có thể thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập các số liệu được ghi vào danh mục.
3. Danh mục có ghi mức độ tác động với từng nhân tố môi trường: bên cạnh phần mô tả có ghi mức độ tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố.
4. Danh sách có xét mức độ của tác động (weighting checklist): bên cạnh phần mô tả có ghi mức độ tác động của hoạt động phát triển đến từng nhân tố môi trường.
5. Danh mục dạng câu hỏi (Questionnaires checklist): bao gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh môi trường cần đánh giá.
Trong ĐTM đối với dự án KTKSRĐB, phương pháp danh mục các điều kiện môi trường cần thực hiện các nôi dung:
- Liệt kê toàn bộ quy trình KTKSRĐB;
- Tiến hành phân tích các hoạt động phát triển của dự án, chọn và liệt kê ra các yếu tố gây tác động tới môi trường (phương tiện vận chuyển trên biển, lắp đặt thiết bị lấy mẫu và khai thác,…)
- Liệt kê các đối tượng bị tác động (môi trường nước, ôi trường trầm tích, hệ sinh thái,…) và mức độ (quy mô) chịu tác động của các yếu tố đó.
- Liệt kê các sự cố và mức độ nguy hại của các sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác: sự cố do thiên tai (gió to, bão lớn, dẫn đến đắm thuyền,… dễ gây ô nhiễm dầu loang làm ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái biển); sự cố rò rỉ, tràn dầu, hóa chất của tàu khai thác (hệ thống nhiên liệu của tàu hút cát gồm két chứa, két dự trữ và hệ thống dẫn nhiên liệu, các điểm nối, van,.. khi hệ thống nhiên liệu không đảm bảo kín, dầu có thể rò rỉ ra ngoài); sự cố do tai nạn lao động,…
53
Bảng 3.4. Danh mục một số tác động đến môi trường của hoạt động KTKSRĐB
STT Đối tƣợng chịu tác động Tác động tích cực Tác động tiêu cực NH DH L BT NH DH ĐP RL
1 Hệ sinh thái x x
2 Động, thực vật biển quý hiếm x x
3 Đường bờ x
4 Chế độ thủy – hải văn x
5 Du lịch ven biển 6 Khu bảo tồn
7 Hoạt động nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản x x
8 Hoạt động giao thông vận tải x x
9 Chất lượng môi trường nước
biển x
10 Xã hội x x
Chú giải: NH- ngắn hạn, DH- dài hạn, L – lớn, BT – bình thường, ĐP – địa phương, RL – rộng lớn.
b. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có từ trước để làm tiền đề cho các điều tra, nghiên cứu và đánh giá thực trạng môi trường sau này là việc làm rất cần thiết.
Vì vậy, phương pháp kế thừa được đưa vào đánh giá trong các báo cáo ĐTM nói chung và ĐTM cho khai thác khoáng sản biển nói riêng.
* Nguyên tắc:
Phương pháp được thực hiện trên nguyên tắc kế thừa có chọn lọc các tài liệu có từ trước, có nội dung liên quan đến; công tác ĐTM, các hoạt động khai thác khoáng sản biển và những tài liệu điều tra địa chất khoáng sản biển đã thực hiện tại khu vực triển khai dự án.
54
* Nội dung phương pháp
Cụ thể, phương pháp trong ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB cần kế thừa các tài liệu có nội dung nhƣ sau:
- Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và lập báo cáo ĐTM; các thông tư, nghị định đính hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường và ĐTM.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường biển có liên quan đến việc KTKSRĐB nhằm kiểm soát tác động xấu,...
- Các nguồn số liệu tổng hợp từ các báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường biển đã thực hiện trước. Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học và số liệu của các dự án có nội dung phù hợp.
c. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
* Nguyên tắc:
Thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan từ các đề tài, dự án, chương trình đã được thực hiện tại khu vực triển khai dự án và lân cận.
* Nội dung phương pháp:
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác ĐTM cho hoạt động KTKSRĐB đã được thực hiện ở các nước trên thế giới để tham khảo cách thức thực hiện ĐTM của họ. Từ đó, lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá ĐTM cho loại hình KTKSRĐB (sa khoáng và cát san lấp) trong khu vực;
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu địa chất – địa vật lý (đặc điểm địa chất, kiến tạo,…) trong khu vực triển khai dự án. Từ đó, đánh giá mức độ khả thi của dự án hoặc tiềm năng tác động xấu tới môi trường (ô nhiễm trầm tích, thay đổi kết cấu địa hình, đường bờ,…) khi thực hiện dự án.
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu điều tra, thăm dò khoáng sản đã đƣợc triển
55
khai tại khu vực để có những đánh giá tổng quan về điều kiện môi trường xung quanh khu vực khai thác.
Sau đó, kết hợp các tài liệu trên với kết quả khảo sát thực địa, kết quả phân tích mẫu mới thu thập để có những đánh giá chính xác về hiện trạng môi trường nhằm đƣa ra những biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động xấu tới tài nguyên và môi trường biển trong khu vực.
* Hiệu quả phương pháp:
Đánh giá đƣợc tổng quan các vấn đề liên quan đến ĐTM trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm thực tế quý báu. Từ đó, xác định nội dung nghiên cứu cũng như cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ ĐTM trong quá trình KTKSRĐB một cách hợp lý.
d. Phương pháp chuyên gia
Mục đích: nhằm tham khảo ý kiến từ các đơn vị, cá nhân, tổ chức tƣ vấn môi trường có kinh nghiệm trong việc lập báo cáo ĐTM, các chuyên gia trong các lĩnh vực môi trường, địa chất, khai khoáng, công nghệ khai thác,… thẩm định báo cáo ĐTM cho hoạt động khai thác khoáng sản.
e. Phương pháp ma trận môi trường
Phương pháp ma trận môi trường (gọi tắt là phương pháp ma trận) thực hiện phối hợp, liệt kê các hoạt động của dự án với liệt kê từng nhân tố môi trường có thể bị tác động vào môi trường. Hoạt động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét các quan hệ nhân – quả của từng tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chung dựa trên sự đánh giá định lượng các tác động riêng lẻ đối với từng nhân tố. Có thể chia phương pháp này thành hai dạng như sau:
* Phương pháp ma trận đơn giản:
- Nội dung phương pháp:
56
+ Trong phương pháp này các tác động được bố trí theo trục tung và các đối tượng chịu sự tác động, nhân tố môi trường được bố trí trên trục hoành. Việc đánh giá chỉ mang tính chất định tính hoặc bán định lƣợng về các mức độ tác động. Có thể chia thành 4 kiểu mức độ tác động nhƣ: kr (không rõ ràng), o (không tác động), - (tác động tiêu cực), --(tác động rất tiêu cực).
+ Các tác động khi tiến hành KTKSRĐB bao gồm: khoan biển, hoạt động đào xúc, tuyển lựa trầm tích, tuyển sa khoáng, rửa mặn – vận chuyển, lắp đặt thiết bị, đổ thải, sinh hoạt hàng ngày của công nhân khai thác trên biển.
+ Đối tượng chịu sự tác động gồm: không khí, nước biển, bề mặt địa hình, môi trường trầm tích, hệ sinh thái biển, chế độ dòng chảy biển và sức khỏe của công nhân khai thác,…
- Hiệu quả phương pháp:
+ Cho phép xem xét đồng thời nhiều tác động lên một nhân tố và ngƣợc lại.
* Phương pháp ma trận có định lượng - Nội dung phương pháp
Các thông tin được biểu diễn trên bảng ma trận giống như trong phương pháp ma trận đơn giản và bổ sung thêm một số thông tin sau:
+ Trên các ô ma trận không chỉ ghi có hay không tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của các tác động. Theo quy ước của Leopold, người đầu tiên đề xuất phương pháp ma trận vào năm 1971, thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi theo 10 cấp, hết sức quan trọng đƣợc điểm 10, ít quan trọng nhất là 1 điểm. Việc cho điểm cho mỗi loại tác động sẽ do các chuyên gia quyết định.
+ Tiêu chí cho điểm đánh giá từng tác nhân tác động đến môi trường của dự án dựa vào yếu tố: quy mô nguồn gây ô nhiễm (cường độ hoạt động, tần suất gây ô nhiễm,…), tải lƣợng các chất gây ô nhiễm do từng hoạt động của dự án chuyển tải vào môi trường, quy mô về không gian và thời gian, tần suất của từng yếu tố môi
57
trường bị tác động, khả năng thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, khắc phục ô nhiễm trong khuôn khổ dự án và tính khả thi.
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp ma trận môi trường đạt được một số hiệu quả sau:
+ Phương thức thực hiện tương đối đơn giản;
+ Đƣợc sử dụng khá phổ biến, không đòi hỏi quá nhiều các số liệu về môi trường, số liệu hệ sinh thái;…
+ Cho phép xem xét một cách tổng thể và đồng thời các tác động của hoạt động phát triển đến từng nhân tố môi trường, cũng như nhân tố môi trường nào sẽ chịu tác động nhiều nhất khi dự án triển khai.
Tuy nhiên, phương pháp này còn một số hạn chế sau:
+ Chƣa xem xét đƣợc sự diễn biến của các tác động theo không gian và thời gian (sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với phương pháp xây dựng mô hình).
+ Chưa phân biệt được các tác động trước mắt, cũng như lâu dài đối với từng nhân tố môi trường.
+ Việc xác định tầm quan trọng của các nhân tố môi trường và chỉ tiêu chất lượng môi trường còn mang tính chủ quan.
+ Sự phân biệt khu vực chịu tác động, khả năng phòng tránh, giảm thiểu tác động chƣa thể hiện đƣợc trên ma trận.
58
Bảng 3.5. Ma trận một số tác động môi trường đơn giản của hoạt động KTKSRĐB Các hoạt động
KTKSRĐB
Đối tƣợng chịu Tác động
Khoan thăm
dò
Đào xúc trầm
tích
Thải bỏ trầm
tích mịn
Vận chuyển,
di chuyển
trên biển
Rác thải, nước thải sinh
hoạt trên tàu
khai thác
Rác thải công nghiệp của tàu khai thác
Khói bụi
Tiếng ồn
Chất lượng nước biển x x x x x
Chất lƣợng không khí x
Môi trường trầm tích x x x x x
Hệ sinh thái x x x
Đường bờ x
Chế độ thủy văn – hải
văn x
Du lịch ven biển x x x
Hoạt động nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản x
Hoạt động giao thông
vận tải biển x
Xã hội
4.2. Nhóm các phương pháp mô hình hóa tính toán đối với loại hình dự án KTKSRĐB
Các phương pháp mô hình hóa rất đa dạng, có thể đơn giản nhưng có khi lại khá phức tạp phụ thuộc vào từng bài toán cụ thể. Trong quá trình ĐTM, chúng ta có thể sử dụng các mô hình để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm,… Hiện nay, ĐTM KTKSRĐB thường sử dụng phổ biến một số mô hình nhƣ sau: mô hình tính toán khả năng biến dạng đáy biển, mô hình xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ thủy động lực đến môi trường, mô hình lan truyền vật chất trong nước biển,…