4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Đất nông nghiệp: có diện tích là 197.648 ha, chiếm 58.8% so với tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 79,54% diện tích đất nông nghiệp và 46,80% tổng diện tích tự nhiên của thành phố và tập trung chủ yếu ở các quận huyện như Long Biên, Hoàng Mai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì….
- Đất phi nông nghiệp có diện tích 131.975ha, chiếm 39,3% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất ở có diện tích 39.991ha, chiếm 30,30% đất phi nông nghiệp và chiếm 11,91% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Tập trung chủ yếu ở các quận Long Biên (1.359,82ha), Hoàng Mai (1.116,77ha), Sóc Sơn (5.276,73ha), Đông Anh (2.513,98ha)….; Đất chuyên dùng diện tích 62.838ha chiếm 47,61% đất phi nông nghiệp và chiếm 18,71% tổng diện tích tự nhiên; Diện tích còn lại là các loại đất khác.
- Đất chưa sử dụng có diện tích 6.277,84 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên;
Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội năm 2015
Theo kết quả thống kê năm 2015, tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 335.901,12 ha. Đất đai được sử dụng như sau:
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 335.901 100,0
1 Đất nông nghiệp NNP 197.648 58,8
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 157.212 46,8
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 136.903 40,76
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 20.309 6,0
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 22.280 6,6
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.699 4,1
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 4.457 1,3
2 Đất phi nông nghiệp PNN 131.975 39,3
2.1 Đất ở OTC 39.991 11,9
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29.170 8,7
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 10.821 3,2
2.2 Đất chuyên dùng CDG 62.838 18,7
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 7.346 2,2
2.2.2 Đất Quốc phòng, an ninh CQP/CAN 7.439 2,2
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.829 2,9
STT Loại đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 38.224 (%) 11,4
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.199 0,4
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.051 0,9
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 24.640 7,3
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 256 0,1
3 Đất chưa sử dụng CSD 6.278 1,9
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, (2015) Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của quá trình gia tăng dân số tự nhiên cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác, đến 31/12/2015 toàn thành phố có tổng diện tích đất tự nhiên là 335.901,12ha, tăng 3.012,13ha so với năm 2011(332.888,99 ha).
Sở dĩ có sự biến động này là do sai số giữa 2 phương pháp của 02 kỳ kiểm kê;
điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định 1860/QĐ-TTg của Chính phủ về xác định hành chính với tỉnh Hòa Bình ở huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai; và do sai số trong đo đạc lại bản đồ địa chính.
Ngoài ra, đất đai của thành phố Hà Nội biến động theo quy luật sau:
- Đất nông nghiệp tăng do các loại đất khác chuyển sang hoặc do các dự án đã có quyết định nhưng chưa thực hiện nay thu hồi trả về mục đích cũ…
- Đất phi nông nghiệp giảm 2.972,44ha so với năm 2011, cụ thể:
+ Đất ở nông thôn và đất ở đô thị tăng do chuyển từ các loại đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, lâu năm và đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác sang.
+ Đất Quốc phòng an ninh giảm do chuyển sang sử dụng các mục đích sau:
đất trồng lúa, đất ở nông thôn, đất ở đô thị….
+ Đất sản xất kinh doanh PNN và đất có mục đích công cộng giảm do chuyển sang sử dụng các mục đích khác như đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan….
- Đất chưa sử dụng giảm 3.062,67ha do chuyển sang các loại đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác,đất ở…. (Sở Tài nguyên môi trường, 2015).
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
STT Loại đất Mã Diện tích
2015 (ha)
Diện tích 2011 (ha)
Biến động (ha) tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 335.901,12 332.888,99 3.012,13 1 Đất nông nghiệp NNP 197.648,31 188.601,07 9.047,24 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 157.212,00 152.378,63 4.833,37 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 136.903,00 136.450,91 452,09 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 20.308,75 15.927,72 4.381,03
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 22.280,15 24.257,68 -1.977,53
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.698,57 10.720,65 2.977,92 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 4.457,00 1.244,11 3.212,89 2 Đất phi nông nghiệp PNN 131.974,97 134.947,41 -2.972,44
2.1 Đất ở OTC 39.990,88 35.688,62 4.302,26
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29.170,20 27.917,60 1.252,60
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 10.820,67 7.771,02 3.049,65
2.2 Đất chuyên dùng CDG 62.838,00 68.710,47 -5.872,47
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 7.346,00 5.223,63 2.122,37
2.2.2 Đất Quốc phòng, an ninh CQP/CAN 7.438,90 8.815,23 -1.376,33 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp CSK 9.828,51 11.816,46 -1.987,95
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 38.224,21 42.855,15 -4.630,94 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.198,55 836,47 362,08 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.050,92 2.848,87 202,05 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN
24.639,64 26.339,40 -1.699,76
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 256,21 523,58 -267,37
3 Đất chưa sử dụng CSD 6.277,84 9.340,51 -3.062,67 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội (2015)
* Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai
Những năm qua, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã có những hoạt động tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những thành tựu mà thành phố đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên đất đai là tài sản đặc biệt, các
quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm như:
- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế… chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác
- Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất.
- Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.
- Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến là thực tế rất khó để có thể đạt hiệu quả cao trong việc khai thác tiềm năng đất đai;
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng các dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai thực hiện trong những năm qua dẫn đến lãng phí đất;
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai. Mặt khác, cần tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng người dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất.
4.1.4. Tình hình chung về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là một việc rất quan trọng, phức tạp và khó khăn. Khi một phương án được đề ra cần đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa Người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp đầu tư. Đây là công việc vừa đòi hỏi tuân theo nguyên tắc chung nhưng cũng cần phải có tính linh hoạt. Vì vậy mà chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải ngày càng được hoàn thiện hơn.
Ngày nay, có nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: Thu hồi đất; đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai… Bên cạnh đó, vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho các dự án, công trình
phúc lợi công cộng… gặp rất nhiều khó khăn; nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, nhằm giảm tải cho các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc thu hồi đất, đồng thời góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác xã hội hóa trên địa bàn, nên thành phố Hà Nội đã giao một phần công việc cho các doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các phương thức thực hiện và rút ngắn thời gian thực hiện dự án. Bù lại, bên cạnh việc phải bàn giao lại cho Nhà nước 20% quỹ đất thuộc dự án, doanh nghiệp Chủ đầu tư được sử dụng một phần diện tích để đầu tư, kinh doanh nhằm mục đích thu hồi lại số vốn đã bỏ ra trong quá trình thực hiện.
Tuy vậy, trên thực tế vẫn có nhiều mặt hạn chế như sau:
+ Nhiều người dân có nhà, đất luôn đòi doanh nghiệp chấp thuận giá bồi thường và các chính sách cao hơn rất nhiều so với quy định mà không căn cứ vào loại đất, mục đích sử dụng như khi Nhà nước thu hồi.
+ Việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi các dự án.
+ Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, song chất lượng đào tạo chưa bảo đảm theo yêu cầu của các nhà máy, xí nghiệp.
+ Mức hỗ trợ kinh phí để người dân chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm thấp.
+ Đơn giá bồi thường về đất, tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu..., thấp hơn so với thực tế tại địa phương.
+ Một số địa phương, nhất là các địa phương triển khai nhiều dự án, việc đầu tư xây dựng khu TĐC chậm so với kế hoạch GPMB của dự án.
+ Các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án kiến nghị được bố trí đất TĐC theo hình thức đổi đất ngang mức giá đất bị thu hồi, gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng khu TĐC.
+ Thời gian thực hiện của một số dự án kéo dài, trong khi đó ở khu vực lân cận dự án được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dẫn tới giá đất thị trường tăng, nên đã phát sinh kiến nghị của người dân về giá đất bồi thường.
+ Công tác giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, quản lý đất đai thiếu chặt chẽ;
Từ đó, dễ phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong quá trình bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Mặc dù Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu “Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, hiện có khoảng 80% các dự án do doanh nghiệp tự thực hiện theo nhiều hình thức. Tuy nhiên do gặp khó trong các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ dẫn tới nhiều dự án kéo dài trên 10 năm vẫn chưa triển khai được, thậm chí để hoang.
Trước tình hình trên, thành phố đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp, rà soát, thống nhất ban hành nhiều cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố. Mới đây, ngày 20/6/2014, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 và thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009, Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 và Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND Thành phố.
Từ đó các cấp, ngành, cơ quan chức năng của thành phố đã trực tiếp xem xét, khảo sát, vào cuộc quyết liệt và đồng bộ, thực hiện nghiêm túc để kiểm tra xử lý những khó khăn, vướng mắc về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người phải di dời ở một số dự án trọng điểm. Tiến hành tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn về công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền đối với nhân dân được thực hiện thường xuyên, đặc biệt qua các chuyên mục về cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên các báo, đài của thành phố Hà Nội.
Nhờ vào những động thái tích cực như vậy từ năm 2010 đến tháng 6/2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất, trong đó: Đã hoàn thành GPMB 1.711 dự án với tổng diện tích đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở (Nghị Quyết 08-NQ/TU, 2016)
Với những giải pháp đồng bộ, kịp thời của thành phố về các vấn đề như: Quy hoạch, thu hồi đất, quy trình và chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC nêu trên, với phương thức giải quyết, giải đáp tại chỗ, rà soát rút ngắn quy trình bồi thường, hỗ trợ, TĐC đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố đã tạo nên chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn (UBND thành phố Hà Nội, 2014).