Đánh giá của các hộ dân chịu ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì tp hà nội (Trang 80 - 86)

4.2. Kết quả bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu

4.3.1. Đánh giá của các hộ dân chịu ảnh hưởng

Những năm qua, sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã và đang phải chịu áp lực đô thị hóa rất lớn. Cùng với đó là sự phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu đời sống, vật chất của người dân tăng lên đáng kể. Ngoài những nhu cầu cơ bản mà còn những nhu cầu có chất lượng cao và cả nhu cầu văn hóa, tinh thần, học tập. Do vậy, việc các dự án thu hồi đất diễn ra trên phạm vi rộng tại nhiều quận, huyện đã khiến cho nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, việc bố trí sắp xếp nơi ở tái định cư cũng là một trong những vấn đề nổi cộm và là một trong những nguyên nhân chính khiến các hộ dân bị mất đất không phối hợp với đơn vị chủ đầu tư bàn giao mặt bằng.

Thực tế tại 2 dự án nghiên cứu nói riêng và cũng như hầu hết các dự án thu hồi đất trên địa bàn thành phố nói chung, việc bồi thường chủ yếu được thực hiện bằng tiền. Đất bị thu hồi phần lớn là đất nông nghiệp và cả công trình được xây dựng trên đất.

Tiến hành điều tra phiếu với 60 hộ dân của 02 dự án, có 297 nhân khẩu, bình quân là 4,5 người/hộ. Trong đó số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là: 175 nhân khẩu, (chiếm 59% tổng số nhân khẩu).

Kết quả tổng hợp được thể hiện như sau:

Bảng 4.8. Thông tin về các hộ điều tra

STT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Tổng

Tổng số nhân khẩu 121 176 297

Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động 63 112 175

1 Trình độ văn hóa 0

1.1 Chưa tốt nghiệp PTTH 12 12 24

1.2 Đã tốt nghiệp PTTH 12 9 21

1.3 Cao đẳng, đại học trở lên 6 9 15

2 Ngành nghề 0

2.1 Thuần nông 12 9 21

2.2 Buôn bán, kinh doanh, dịch vụ 7 7 14

2.3 Cán bộ, công chức Nhà nước 4 6 10

2.4 Ngành nghề khác 7 8 15

- Qua điều tra có thể nhận thấy, tổng số nhân khẩu trong phiếu điều tra của dự án 1 là 121 người, còn dự án 2 là 176 người. Trong đó,

+ Số người trong độ tuổi lao động của dự án 1 là 63 người + Số người trong độ tuổi lao động của dự án 2 là 112 người.

Tại dự án 1, số lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 12/30 người được hỏi, còn lại 4 trường hợp cán bộ công chức viên chức, công nhân viên, 7 trường hợp bán hàng và kinh doanh dịch vụ tại nhà và 7 trường hợp làm các ngành nghề tự do khác.

Đối với dự án 2, có 9/30 người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, 6 trường hợp là cán bộ công chức,công nhân viên, có 7 trường hợp bán hàng và kinh doanh dịch vụ, còn lại 8 trường hợp làm các ngành nghề khác.

Vậy, qua những kết quả thu thập được của phiếu điều tra tại 2 dự án cho ta thấy: Nguồn gốc đất của 02 dự án chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng trực tiếp của quá trình CNH-HĐH, đô thị hóa đã khiến cho các hộ dân bị mất đất canh tác, dần dần họ đã chuyển sang các ngành nghề khác như kinh doanh, buôn bán để mưu sinh kiếm sống. Lý do chủ yếu là sau khi có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, các cơ quan ban ngành đã ra thông báo cho các hộ dân ngừng xây dựng công trình, trồng mới cây cối hoa màu trên đất thuộc phạm vi dự án, tuy nhiên do việc thu hồi đất được thực hiện kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của các hộ dân bị mất đất canh tác.

- Đối với dự án 1, tại thời điểm thu hồi đất, chi trả tiền BT, HT giai đoạn 2008-2011 trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì vẫn là xã thuần nông, phần lớn số lao động đều trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên việc thu hồi đất đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ dân. Tuy nhiên cũng ở thời điểm này, Nhà nước đã tích cực tuyên truyền vận động, cộng thêm chính sách hỗ trợ được nhận đất dịch vụ, tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp nên các hộ dân đã dần dần từng bước ổn định đời sống (điều 48 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ).

Còn trên địa bàn phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, nguồn gốc đất chủ yếu vẫn là đất nông nghiệp do Hợp tác xã dịch vụ Hạ Đình giao cho các hộ xã viên sử dụng (Văn bản giao đất sản xuất nông nghiệp năm 1993). Tuy nhiên, do sự phát triển của đô thị hóa quá nhanh, kèm theo đó là sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền nên hiện trạng khu đất đã có nhiều biến động. Bên cạnh những hộ dân vẫn

trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì tình trạng các hộ dân tự ý mua bán, chuyển nhượng và xây dựng công trình trên đất nông nghiệp diễn ra phổ biến. Phần lớn diện tích đất do các hộ dân tự tôn tạo để sử dụng sau ngày 01/7/2004 nên chỉ được hỗ trợ chứ không được tính bồi thường, do đó đời sống sau khi bị thu hồi đất của các hộ dân bị ảnh hưởng nhiều

Đối với dự án 2, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp nhưng sau khi có quyết định thu hồi đất và chấp hành thực hiện theo thông báo số 116/TB-HĐ ngày 09/3/2009 UBND huyện Từ Liêm về việc giữ nguyên hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án đã dẫn đến tình trạng đất đai bị bỏ hoang, người dân không có đất để canh tác. Bị mất tư liệu sản xuất, người nông dân phải chuyển sang nghề mới trong khi phần lớn lao động ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng học nghề đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao. Các cơ chế chính sách Trung ương và thành phố về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất chưa đồng bộ và chưa hiệu quả dẫn tới nguy cơ về mất việc làm, thất nghiệp là rất lớn. Do vậy, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho các hộ dân tại dự án là cấp thiết.

- Trong thời điểm khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra, đời sống của người dân nói chung đặc biệt là người nông dân đang bị ảnh hưởng nặng nề, giá cả leo thang, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Trong khi đó diện tích đất sản xuất họ ngày càng bị thu hẹp do việc thu hồi đất diễn ra nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Nhà nước đã thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ đảm bảo được ổn định cuộc sống của người dân trong thời gian ngắn mà quá trình thực hiện thu hồi đất thì kéo dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Ngoài ra mức giá bồi thường về đất và tài sản trên đất chưa hợp lý dẫn đến sự bất hợp tác trong quá trình thực hiện.

- Do quỹ đất có hạn, nên thực tế hiện nay nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, việc BT-HT khi nhà Nước thu hồi đất chủ yếu là bồi thường bằng tiền mặt. Theo số liệu điều tra các hộ dân tại 02 dự án cho thấy, có 40 trên tổng số 60 hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất thực hiện dự án GPMB đều muốn nhận bồi thường bằng đất tương ứng với diện tích đất mà gia đình bị thu hồi (chiếm 66,7%).

20 hộ gia đình còn lại (chiếm 33%) có mong muốn nhận tiền BT, HT.

* Đánh giá của các hộ gia đình về mức giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất

- Sở dĩ các hộ dân đều có mong muốn nhận bồi thường bằng đất tương ứng vì theo họ mức giá bồi thường, hỗ trợ bằng tiền của các dự án rất thấp so với giá thị trường nhà đất ở thực tế, cụ thể:

+ Về đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất: 100% ý kiến người dân ở 02 dự án đều cho rằng đơn giá bồi thường bằng tiền về đất quá thấp so với giá thị trường.

+ 72% tổng số hộ dân điều tra cũng cho rằng giá bồi thường về nhà ở, công trình vật kiến trúc trên đất và 55% cho rằng đơn giá bồi thường đối với cây cối hoa màu đều thấp hơn rất nhiều so với đơn giá ngoài thị trường. Do vậy, họ mong muốn được nhận bồi thường về đất để ổn định nơi ăn ở sinh hoạt hàng ngày.

Bảng 4.9: Đánh giá của các hộ gia đình về mức giá bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

STT Nội dung Trả lời

Kết quả điều tra

Tổng số (60 hộ) Tỷ lệ Dự án (%)

1 Dự án

2 Cộng 1 Đơn giá BTHT về đất so với

giá thị trường

Thấp hơn 30 30 60 100

Tương đương

Cao hơn

2 Giá BT về nhà ở và công trình xây dựng trên đất

Thấp hơn 22 21 43 72

Tương đương 8 9 17 28

Cao hơn

3 Giá BTHT đối với cây cối, hoa màu, tài sản khác

Thấp hơn 18 15 33 55

Tương đương 12 15 27 45

Cao hơn

4 Các khoản hỗ trợ khác

4.1 Hỗ trợ ổn định đời sống

Thấp hơn 21 21 42 70

Tương đương 9 9 18 30

Cao hơn

4.2 Hỗ trợ di chuyển chỗ ở

Thấp hơn 19 16 35 58

Tương đương 11 14 25 42

Cao hơn

4.3 Hỗ trợ thuê nhà tạm cư

Thấp hơn 19 18 37 62

Tương đương 11 12 23 38

Cao hơn

4.4 Hỗ trợ khác (thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng)

Thấp hơn 9 11 20 33

Tương đương 21 19 40 67

Cao hơn

+ Ngoài ra, về các khoản hỗ trợ khác như: Hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ di chuyển chỗ ở, hỗ trợ thuê nhà tạm cư thì tỷ lệ ý kiến các hộ dân được hỏi lần lượt là 70%, 58%, và 62% cũng cho tiêu chí mức giá thấp hơn so với thị trường.

+ Riêng khoản hỗ trợ khác là thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng thì tỷ lệ là 67% cho ý kiến mức giá tương đương.

Qua đây, hầu hết ý kiến của các hộ dân thuộc diện GPMB của cả 2 dự án đều cho rằng về hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ thuê nhà tạm cư đều thấp.

* Đánh giá của hộ dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất tại 02 dự án đến việc làm và các vấn đề xã hội khác

Khi thu hồi đất thực hiện các dự án, nhất là việc lấy đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm của người nông dân. Số tiền được chi trả trên thực tế đã được nhiều người dân sử dụng chưa đúng mục đích dẫn tới việc người dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn sau khi diện tích đất sản xuất bị thu hồi, đặc biệt là người nông dân.

- Số liệu điều tra cho thấy có 35% tổng số hộ dân cho biết họ sẽ sử dụng tiền BTHT để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, 20% hộ dân sẽ gửi tiết kiệm, 22%

dùng để xây dựng nhà cửa và 23% dùng để mua sắm đồ dùng. Có thể thấy việc ổn định cuộc sống sau thu hồi đất là nhu cầu cấp thiết nhất đối với các hộ gia đình bởi khu vực thu hồi đất của 2 dự án là nơi vẫn mang đậm nét văn hóa làng xã truyền thống, chỉ một số bộ phận người dân làm việc và công tác trong các cơ quan, xí nghiệp. Với nhịp độ phát triển nhanh và mang tính cạnh tranh của kinh tế thị trường, họ ngày càng khó có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi bị thu hồi đất. Do vậy, phần lớn các hộ dân sau khi bị mất đất canh tác đều có mong muốn chuyển sang sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà cửa để nhằm tăng thêm thu nhập, ổn định về kinh tế và ổn định nơi ở.

* Đánh giá của hộ dân về ảnh hưởng đối với việc tổ chức thực hiện công tác BT, HT của cơ quan Nhà nước và đơn vị chủ đầu tư

- Qua điều tra các hộ dân về việc tổ chức thực hiện công tác BT, HT của cơ quan Nhà nước và đơn vị chủ đầu tư ta thấy:

+ 85% số hộ dân được điều tra tỏ ra không hài lòng về các quy định BT, HT của thành phố.

+ Trong đó 98% hộ dân đã có những thắc mắc, khiếu nại về giá bồi thường;

40% hộ dân đã yêu cầu về bố trí quỹ nhà tái định cư, chỉ có 2% hộ dân có khiếu nại về diện tích BT.

Bảng 4.10. Đánh giá của các hộ gia đình đối với việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ của cơ quan nhà nước và đơn vị chủ đầu tư

STT Nội dung Trả lời

Kết quả điều tra

Tổng số (60 hộ) Tỷ lệ Dự án 1 Dự án 2 Cộng (%)

1 Đánh giá về các quy định BTHT của thành phố

Hài lòng 2 7 9 15

Không hài lòng 28 23 51 85

2 Nội dung khiếu nại trong quá trình GPMB

Giá BT 30 29 59 98

Diện tích BT 1 1 2

Nhà Tái định cư 15 9 24 40

3 Đánh giá về việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại

Đúng thời gian 30 30 60 100

Chậm trễ 0 0

4

Việc BTHT tại dự án có công khai, công bằng, dân chủ không

Có 30 30 60 100

Không 0 0

5 Có nắm được các thông tin về Chủ đầu tư không

Có 30 30 60 100

Không 0 0

6 Đánh giá về việc thực hiện dự án của Chủ đầu tư

Tốt 11 20 31 52

Không tốt 19 10 29 48

Từ số liệu trên cho thấy, đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp rất chặt chẽ với cơ quan chức năng để thực hiện điều tra, khảo sát đất và tài sản trên đất, sao cho xác suất sai số do chủ quan về diện tích trong quá trình thực hiện là nhỏ nhất. Ngoài ra, phần lớn các hộ gia đình không đồng tình với các quy định về bồi thường vì độ chênh lệch giữa giá bồi thường so với giá chuyển nhượng trên thị trường là quá cao.

Bên cạnh đó, mặc dù hai bên đơn vị chủ đầu tư đã nỗ lực hết sức trong việc đề xuất xin bố trí quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân đủ điều kiện. Tuy nhiên, việc bố trí quỹ nhà cho các hộ dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như tại dự án Khu đô thị mới Hạ Đình, các hộ dân sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ tại khu nhà N01 thuộc dự án nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng để xây dựng khu nhà này.

- Về việc trả lời đơn thư, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của các hộ dân,

100% hộ dân đều cho rằng các cơ quan chức năng đã trả lời đúng thời hạn, nội dung trả lời đơn thư đều hợp tình, hợp lý. Cũng 100% các hộ dân cho rằng dự án đã được thực hiện một cách công khai, công bằng dân chủ, và họ đều nắm được các thông tin về đơn vị Chủ đầu tư.

- Tuy nhiên khi được hỏi về việc thực hiện dự án của đơn vị chủ đầu tư thì chỉ có 52% các hộ dân được hỏi cho rằng phía chủ đầu tư đã thực hiện tốt, 48% cho rằng đơn vị chủ đầu tư chưa sát sao công việc trong quá trình thực hiện, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ đã đề ra và bị kéo dài nhiều năm nay.

Qua đây ta thấy được những ý kiến của người dân về việc thu hồi đất GPMB vẫn còn nhiều búc xúc, chưa ủng hộ dự án đi vào triển khai vì những nguyên nhân như:

+ Việc áp dụng thực hiện các chính sách BT,HT khi Nhà nước thu hồi đất là chưa thống nhất.

+ Chính sách BT,HT khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường về đất. Ở hai địa bàn giáp ranh nhau nhưng mức giá bồi thường khác nhau hay như việc người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước. Điều đó đã khiến xảy ra việc kiện tụng kéo dài của các hộ dân về những chính sách BT,HT.

+ Từ thực tiễn của các dự án thì giá đất khi Nhà nước thu hồi, bồi thường, hỗ trợ vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường.

+ Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ đầu tư dự án có lúc còn chưa chặt chẽ. Đơn vị chủ đầu tư còn chưa thực sự sát sao trong công việc do nhiều yếu tố tác động xung quanh. Việc chỉ đạo và phân cấp có thẩm quyền, trách nhiệm vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB chưa rõ ràng cụ thể, chồng chéo, dẫn đến chậm trễ và hạn chế trong việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại các dự án.

+ Chưa đáp ứng được nhu cầu bố trí quỹ nhà TĐC cho người dân bị mất đất ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới hạ đình và dự án đầu tư xây dựng nhóm nhà ở tây nam mễ trì tp hà nội (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)