4.2. Kết quả bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu
4.2.2. Sơ lược về hai dự án thu hồi đất
4.2.2.1. Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình (Dự án 1)
Dự án do Công ty CP Xây dựng Lắp máy điện nước Hà Nội (HAWEICCO) là doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị- UDIC làm chủ đầu tư theo Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 13/07/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Từ tổ chức tiền thân là Công ty Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội thuộc Sở Xây dựng TP Hà Nội, công ty đã có bề dày thành tích và trở thành một công ty xây dựng chuyên ngành lớn, có phạm vi hoạt động rộng khắp ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh khác trong cả nước. Và dự án Khu đô thị mới Hạ Đình là một trong những dự án công ty đang tiến hành thực hiện.
Để thực hiện dự án Khu đô thị mới Hạ Đình với tổng mức đầu tư khoảng 265 tỷ đồng, Chủ đầu tư phải cam kết đảm bảo năng lực về nguồn vốn bao gồm:
+ Vốn tự có của Công ty: 9 tỷ đồng;
+ Vốn hỗ trợ của TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị: 30 tỷ đồng;
+ Vốn vay ngân hàng: 38 tỷ đồng;
+ Vốn huy động của khách hàng theo tiến độ. (Quyết định số 165/QĐ-HĐQT ngày 2/6/2007).
- Cơ sở pháp lý của dự án
Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình được UBND Thành phố Hà nội “Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” theo Quyết định số 88/2004/QĐ-UB ngày 20/05/2004. Cũng trong cùng ngày, UBND thành phố Ban hành Điều lệ Quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Hạ Đình- Quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì- Hà Nội tại Quyết định số 89/2004/QĐ-UB ngày 20/05/2004.
Ngày 31/05/2007 Công ty CP xây dựng Lắp máy điện nước Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000042 để thực hiện Dự án xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì;
Đến ngày 13/07/2007 UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận Cho Công ty Cổ phần xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội được sử dụng chính thức 74.975m2 đất tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì Hà Nội để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình tại Quyết định số 2901/QĐ-UBND;
Sau đó, ngày 05/11/2007 UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 4366/QĐ-UBND v/v Điều chỉnh điều 1 và khoản 1 điều 2 Quyết định số 2901/QĐ- UBND ngày 13/07/2007 của UBND Thành phố.
- Mục tiêu dự án
Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu Xây dựng Khu đô thị mới đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo theo các quy định của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và thành phố. Ngoài ra, dự án góp phần xây dựng và phát triển khu đô thị mới khang trang, hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc, nhằm giải quyết nhu cầu nhà
ở cho nhân dân Thủ đô theo chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội.
Tạo điều kiện và môi trường sống ổn định, phù hợp với quy hoạch lâu dài.
- Địa điểm xây dựng
Khu vực nghiên cứu xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị mới Hạ Đình thuộc địa bàn phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì- Hà Nội được giới hạn như sau:
Phía Đông Bắc giáp khu giãn dân X2 và Khu tập thể Thanh Tra Bộ công an (cách đường vành đai 3- Nguyễn Xiển 200m)
Phía Tây Bắc giáp khu dân cư và đất xây dựng cụm 3 trường học trung học cơ sở, nhà trẻ mẫu giáo, trường tiểu học Nam Thanh Xuân
Phía Tây Nam giáp cơ quan, khu nhà ở của Cục Kỹ thuật đài phát thanh và khu dân cư Thôn Triều Khúc, xã Tân Triều.
Phía Đông Nam là ruộng canh tác của xã Tân Triều- huyện Thanh Trì, giáp Khu đô thị Tây Nam Kim giang I.
Hình 4.3. Phân khu chức năng Khu đô thị mới Hạ Đình
Nguồn: Công ty CP Xây dựng Lắp máy Điện nước Hà Nội 4.2.2.2. Dự án Đầu tư xây dựng Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì (Dự án 2)
Dự án Đầu tư xây dựng Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì do Công ty CP Xây
dựng và phát triển nhà DAC Hà Nội (trước là Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và phát triển nhà Hà Nội) làm Chủ đầu tư.
Công ty được thành lập từ tháng 6/2007. Đến nay công ty đã và đang triển khai một số dự án như: Khu nhà ở để bán tại xã Mỹ Đình- huyện Từ Liêm Hà Nội;
dự án Khu nhà ở tại xã Mễ Trì- huyện Từ Liêm- Hà Nội; dự án khu nhà ở xã hội và thu nhập thấp N01 thuộc dự án KĐT mới Hạ Đình….
Để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì với tổng mức đầu tư khoảng 294,404 tỷ đồng, Chủ đầu tư phải cam kết đảm bảo năng lực về nguồn vốn bao gồm: Vốn tự có của Công ty, vốn vay ngân hàng và vốn huy động (Quyết định số 16/QĐ-HĐQT ngày 20/10/2008)
- Cơ sở pháp lý của dự án
Dự án Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 120/2005/QĐ-UB ngày 03/8/2005
Ngày 03/8/2005 của UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 121/2005/QĐ-UB v/v Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhóm nhà Tây Nam Mễ Trì
Ngày 15/9/2008 UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 731/QĐ-UBND về việc
“Thu hồi 57.490 m2 đất tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) Hà Nội, giao cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Xây lắp thương mại I để thực hiện Dự án Xây dựng Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì”
Và ngày 10/12/2008 của UBND Thành phố “đổi tên chủ sử dụng đất tại Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 15/9/2008 của UBND Thành phố từ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Xây lắp thương mại I sang Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà DAC Hà Nội” theo Quyết định số 2504/QĐ-UBND.
- Địa điểm xây dựng
Khu vực nghiên cứu xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì thuộc địa bàn thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được giới hạn như sau:
Phía Tây: giáp đê sông Nhuệ;
Phía Nam giáp tuyến đường đại lộ Thăng Long (Láng Hòa Lạc);
Phía Bắc và phía Đông giáp khu dân cư Phú Đô.
Hình 4.4. Phân khu chức năng dự án Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì
Nguồn: Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà DAC Hà Nội - Mục tiêu dự án
Dự án nhằm mục tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật làng nghề của UBND phường Phú Đô để tiến hành xây dựng khu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phục vụ dân cư trong địa bàn.
Ngoài ra, dự án còn nhằm mục đích xây dựng doanh trại trung đoàn 275 của Bộ Tư Lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác di dời GPMB xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh giai đoạn II theo chủ trương Nhà nước.
Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng nhóm nhà ở mới đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và thành phố. Xây dựng một khu đô thị mới khang trang, hiện đại, giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhân dân thủ đô, tạo điều kiện và môi trường sống ổn định và phù hợp với quy hoạch lâu dài.
4.2.2.3. Quy mô thực hiện 02 dự án nghiên cứu
Đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều dự án đã và đang triển khai với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau. Các dự án được phân bổ quy mô hợp lý cùng kết nối với nhau nhằm mục tiêu tạo nên bức tranh tổng thể cho quy hoạch chung của
toàn thành phố. Do vậy, việc triển khai 02 dự án nghiên cứu cũng không nằm ngoài mục tiêu trên bởi 02 dự án nghiên cứu là một trong những khu đô thị, khu nhà ở mới khang trang nằm trong khu vực phát triển của thành phố, kết nối với nhiều cụm dân cư, nhà máy xí nghiệp, các trường đại học. Để phù hợp với quy hoạch chung của toàn thành phố, 02 dự án đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với quy mô xây dựng được phân bổ như sau:
Tại dự án 1, tỷ lệ diện tích đất ở chiếm 53,9% tổng diện tích toàn dự án, trong đó chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật và bàn giao ô đất N01 có tổng diện tích 9.305m2 (chiếm 23% diện tích đất ở) để bổ sung vào quỹ nhà ở thành phố, 50% diện tích nhà chung cư cao tầng còn lại để bán cho các đối tượng cán bộ công nhân viên của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nằm trong diện thu hồi đất để thực hiện dự án có đủ điều kiện để được bố trí quỹ nhà tái định cư do vậy, đơn vị chủ đầu tư đã trình UBND thành phố phê duyệt, cho phép được sử dụng quỹ nhà này để bố trí tái định cư tại chỗ cho các hộ dân và dành cho người có thu nhập thấp.
Tại dự án 2, tỷ lệ diện tích đất ở chiếm 32,5% tổng diện tích toàn dự án, ngoài ra tại đây còn bố trí xây dựng trụ sở cho doanh trại trung đoàn 275 bộ tư lệnh bảo vệ lăng. Bên cạnh đó, Phú Đô là một trong những làng nghề nổi tiếng còn sót lại trên địa bàn thành phố, bên cạnh sự phát triển cần bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống. Do vậy 6,6% tổng diện tích đất tại dự án với 3.785m2 sẽ được dành để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề địa phương.
Với quy mô dự án như trên, ta thấy 02 dự án đã chú trọng đến việc xây dựng công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật, cây xanh để hài hòa với cảnh quan và hệ thống giao thông khu vực lân cận. Tuy nhiên, vì phải bàn giao lại 50% quỹ nhà ở cao tầng cho thành phố. Điều này là cản trở lớn cho doanh nghiệp, bởi kinh phí phải bỏ ra để thực hiện dự án không hề nhỏ; bên cạnh đó tốc độ thu hồi vốn chậm, phần diện tích đất ở để đơn vị chủ đầu tư có thể kinh doanh thu hồi vốn sau khi hoàn thành dự án là chưa cao. Điều đó đã phần nào gây áp lực cho doanh nghiệp và làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án nói chung và tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ nói riêng.
Bảng 4.3. Quy mô thực hiện 02 dự án nghiên cứu
STT Hạng mục
Dự án 1 Dự án 2
Ghi chú Diện
tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 74.975 100 57.490 100
I Đất ở 40.396 53,9 18.675 32,5
1 Biệt thự thấp tầng, nhà
vườn 16.228 21,6 10.900 19,0
2 Đất nhà ở cao tầng 24.168 32,3 7.775 13,5 II Đất xây dựng công
trình công cộng khác 34.579 46,1 38.815 67,5
1 Đất giáo dục 2.862 3,8 Xây dựng nhà trẻ,
mẫu giáo 2 Đất xây dựng công
trình công cộng 5.642 7,5
3 Đất giao thông
3.1 Đất cây xanh, hạ tầng
kỹ thuật 5.306 7,1
3.2 Đất làm đường quy
hoạch, đường nội bộ 20.769 27,7 13.410 23,3
4 Đất quốc phòng 7.400 12,9 Xây dựng doanh trại
trung đoàn 275
5 Đất cụm công nghiệp 3.785 6,6 Xây dựng chuyển
đổi cơ cấu làng nghề
6 Đất thủy lợi và công
trình năng lượng 14.220 24,7
Đất trong hành lang bảo vệ sông Nhuệ và tuyến điện cao thế