- Vật liệu nghiên cứu: Chế phẩm probiotic – Bio Triluc do công ty TNHH Dinh dưỡng và dịch vụ thú y cung cấp.
Bio Triluc chứa các chủng Bacillus dạng bào tử được Royal University UK nghiên cứu và phát triển. Trong 1 kg chế phẩm chứa:
Bào tử Bacillus subtilis HU58…... ≥ 4x1011 CFU/kg Bào tử Bacillus licheniformis……… ≥ 2x1011 CFU/kg Bào tử Bacillus coagulans……..….. ≥ 1x1011 CFU/kg Bào tử Bacillus indicus.………. ≥ 3x1011 CFU/kg Chất mang đặc biệt vừa đủ 1kg
Bio Triluc chứa các chủng Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt >950C, được cho là có các đặc tính sinh học tốt, phù hợp với hệ tiêu hóa của gà thịt. Bào tử có khả năng nảy mầm trong hệ tiêu hóa và phát huy các đặc tính sinh học có lợi.
Hình 3.1. Chế phẩm Bio Triluc
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất Bio Triluc có chứa các chủng Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus coagulans, Bacillus indicus sản sinh Enzyme protease, amylase, cellulase, phytase giúp gia càm thịt tiêu hóa triệt để các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, giảm FCR, cải thiện tăng trọng bình
quân trên ngày. Các thành phần dinh dưỡng được tiêu hóa triệt để giúp giảm mùi hôi chuồng nuôi, giảm khí độc NH3, H2S, giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp, phân khô tơi, tạo khuôn phân. Các Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus coagulans sản sinh subtilin, coagulin ức chế các vi khuẩn có hại (E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens), nâng cao miễn dịch đường ruột, hạn chế viêm ruột tiêu chảy. Chủng Bacillus coagulans sản sinh acid lactic tạo môi trường pH thuận lợi giúp vi khuẩn lactic phát triển (Lactobacillus, Bifidobacterium), ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho gà thịt.
Bio Triluc có chứa hàm lượng cao chủng Bacillus indicus đặc biệt có khả năng sinh β-carotenoid và sinh nhiều loại enzyme hàm lượng cao giúp nâng cao khả năng tiêu hóa, cải thiện màu sắc và chất lượng thân thịt.
Tuy nhiên tác dụng của bất kỳ một chế phẩm sinh học nào cũng cần được thử nghiệm, khảo nghiệm và đánh giá trên các đối tượng khác nhau, ở các điều kiện chăn nuôi khác nhau.
- Địa điểm: Trại chăn nuôi gà Xuân Lai- Gia Bình- Bắc Ninh - Thời gian: từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2017.
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tác dụng của việc sử dụng chế phẩm Bio Triluc đến các chỉ tiêu sản xuất:
+ Tỷ lệ nuôi sống của gà.
+ Khối lượng cơ thể gà.
- Đánh giá tác dụng của việc sử dụng chế phẩm Bio Triluc đến tiêu tốn thức ăn:
+ Lượng thức ăn thu nhận.
+ Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
- Đánh giá tác dụng của việc sử dụng chế phẩm Bio Triluc đến cấu trúc biểu mô ruột:
+ Hình thái biểu mô.
+ Kích thước lông nhung.
- Hiệu quả của việc bổ sung Bio Triluc trong thức ăn cho gà J Dabaco.
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Gà mới nở được nuôi trong trại thí nghiệm, đảm bảo điều kiện nuôi như nhau giữa các dãy chuồng thí nghiệm. Gà được nuôi trên nền xi măng lót trấu làm chất độn chuồng với độ dày khoảng 6 – 8 cm.
Hình 3.2. Gà J Dabaco 1 ngày tuổi được kiểm tra và phân nhóm thí nghiệm Giai đoạn đầu gà từ 1 - 7 ngày tuổi, nhiệt độ trong chuồng được điều chỉnh ở 33 – 34oC. Từ 8 - 21 ngày tuổi điều chỉnh nhiệt độ 26 – 28oC, giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi điều chỉnh nhiệt độ trại 18 – 23oC.
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh được thực hiện theo quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp, đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt cho gà thử nghiệm.
Thí nghiệm được lặp lại 03 lần. Số gà cho mỗi lần thí nghiệm là 50 con được phân thành 02 nhóm: nhóm đối chứng (được nuôi bằng khẩu phần cơ sở) và nhóm thí nghiệm (được bổ sung chế phẩm vào nước uống với liều lượng 01g/02 lít nước uống).
3.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu Xác định sinh trưởng của gà
Sinh trưởng tích lũy: Cân gà lúc sau nở và cân theo từng tuần tuổi từ 1 - 13 tuần. Gà sau nở được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,05g , từ 1- 4 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 1kg có độ chính xác ± 2,5g, từ 5 - 7 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 2kg có độ chính xác ± 5g, từ 8- 13 tuần tuổi cân bằng cân đồng hồ loại 5kg có độ chính xác ± 10g. Tiến hành cân từng con một vào thời gian 7h - 7h30 sáng, cân trước khi cho ăn và cân cố định một ngày trong tuần.
Xác định lượng thức ăn thu nhận qua các giai đoạn:
Hàng ngày cân lượng thức ăn đổ vào máng ăn vào giờ nhất định; cân thức ăn thừa vào ngày tiếp theo. LTATN được tính theo công thức .
LTATN
(g/con/ngày) = Thức ăn cho vào (g) - Thức ăn thừa (g) Số gà trong lô (con)
Lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa tính theo phần trăm vật chất khô.
Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR)
- Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn được tính bằng tỷ lệ giữa LTATN và khối lượng cơ thể tăng lên tại các thời điểm từ 1 đến 13 tuần tuổi được tính theo công thức.
FCR = LTATN (kg)
Khối lượng cơ thể tăng lên (kg) Xác định tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thương phẩm
Theo dõi số gà chết qua các tuần, xác định tỷ lệ nuôi sống theo công thức .
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con)
x 100 Tổng số gà đầu kỳ (con)
3.2.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể biểu mô ruột non ở gà
Vào ngày kết thúc thí nghiệm, lấy mỗi nhóm 03 con gà được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu tá tràng, không tràng và hồi tràng. Mẫu được bảo quản trong formalin 10%. Tiêu bản vi thể được làm theo quy trình chuẩn. Hình thái biểu mô ruột trên tiêu bản nhuôm HE được quan sát với kính hiển vi Kniss MBL- 2000T (Olympus, Japan). Chiều cao và chiều dầy lông nhung biểu mô ruột được đo bằng phần mềm Infinity Analysis.
Phương pháp làm tiêu bản vi thể Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: cố định mẫu sau khi lấy trong dung dịch formalin 10%
Bước 2: vùi mẫu và đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động Leica Tissue Processing
Bước 3: đúc block trong parafin nóng chảy Leica Embedding Center Bước 4: cắt dán mảnh và cố định tiêu bản
Bước 5: nhuộm HE với thuốc nhuộm Hematoxylin và Eosin Bước 6: gắn lamen
Đánh giá biến đổi hình thái biểu mô niêm mạc ruột:
Tiêu bản gắn trên lam kính được quan sát dưới kính hiển vi Kniss MBL- 2000T (Olympus, Japan) ở độ phóng đại 40, 100 và 400 lần.
Kích thước lông nhung (chiều cao, chiều rộng) được đo bằng bằng phần mềm Infinity Analysis với máy ảnh Olympus gắn kính hiển vi.
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Các số liệu được tính toán bằng chương trình Excel 2007