Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi dòng được trồng thành 2 hàng trong một ô thí nghiệm riêng và được lặp lại 2 lần. Trong vụ xuân diện tích một ô thí nghiệm là 1,5 m2 với mật độ 35 cây/m2, cây cách cây 13 cm, hàng cách hàng 35 cm. Trong vụ đông diện tích ô thí nghiệm là 3m2 với mật độ 40 cây/m2, cây cách cây 8 cm, hàng cách hàng 35 cm.
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Các đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển và năng suất được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của đậu tương (QCVN 01-68:2011/BNNPTNT).
3.4.2.1. Đánh giá các đặc điểm hình thái
Tất cả các đặc điểm, chỉ tiêu theo dõi ở vụ xuân là theo dõi 10 cây/1 ô thí nghiệm, ở vụ đông theo dõi 30 cây/1 ô thí nghiệm. Các đặc điểm hình thái quan sát, đánh giá gồm một số tính trạng như màu sắc thân mầm, màu sắc hoa, kiểu sinh trưởng và các đặc điểm liên quan đến quả và hạt.
- Màu sắc thân mầm: Xanh hay tím
- Màu sắc lá: Xanh, xanh nhạt, xanh đậm…
- Màu sắc hoa: Trắng hay tím
- Màu sắc lông phủ: Nâu, vàng hay trắng
- Màu sắc hạt: Vàng, vàng sáng, vàng nhạt, xanh, xanh vàng, đen…
- Màu sắc rốn hạt: Nâu, nâu đậm, nâu nhạt, nâu đen, đen…
3.4.2.2. Đánh giá thời gian sinh trưởng và phát triển
Các đặc điểm về thời gian sinh trưởng, phát triển ở đậu tương được đánh giá gồm thời gian ra hoa, thời gian kết thúc ra hoa và tổng thời gian sinh trưởng.
- Ngày ra hoa (ngày): Xác định khi có khoảng 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở.
- Thời gian ra hoa: Từ khi bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Xác định khi thu hoạch (khi 90% số quả trên cây trong ô có mầu nâu hoặc đen) .
3.4.2.3. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Các đặc điểm sinh trưởng và phát triển liên quan đến chiều cao cây, chiều cao đóng quả, đường kính thân, số lá và số đốt,…
- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện (mỗi ô đo 10 cây mẫu).
- Đường kính thân (mm): Đo tại đốt trên lá mầm, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện. Đo khi cây kết thúc ra hoa.
- Chiều cao đóng quả (cm): Đo từ đốt hai lá mầm tới đốt đầu tiên có quả.
- Kích thước lá (cm): Đo chiều dài và chiều rộng của lá thứ 5 và lá thứ 6.
- Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá trên thân chính của cây ở giai đoạn thu hoạch.
- Số đốt trên thân chính (đốt): Đếm số đốt của cây khi thu hoạch.
- Đường kính thân (mm): Đo đường kính thân của đốt thứ 5 và đốt thứ 6, sau đó tính trung bình.
- Số cành cấp 1/ cây (cành): Đếm số cành mọc từ thân chính của các cây mẫu.
3.4.2.4. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được đánh giá ở giai đoạn thu hoạch, gồm các tính trạng như tổng số quả, tỷ lệ quả 3 hạt, năng suất cá thể.
- Tổng số cành cấp 1 trên cây (cm), xác định vào thời kỳ thu hoạch. Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Tổng số quả trên cây (quả): đếm xác định tổng số quả của có trên cây mẫu/ô. Tính trung bình.
- Số quả chắc/cây (quả): đếm số quả chắc trên cây mẫu/ô thí nghiệm. Tính trung bình.
- Số quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (quả): đếm trên cây. Tính trung bình.
Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt (%): tính so với số quả chắc.
- Xác định khối lượng 100 hạt (g): Cân khối lượng 100 hạt trên tất cả các cây mẫu/ ô thí nghiệm. Tính trung bình.
- Năng suất cá thể (g/cây): cân khối lượng hạt của 10 cây/ô thínghiệm.
Tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết (NSLT - tạ/ha):
- Năng suất thực thu (NSTT - tạ/ha):
3.4.2.5. Tính chống đổ
- Tính chống đổ: được đánh giá trước thu hoạch. Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ
% đánh giá theo thang điểm từ 1-5 như sau:
Điểm 1: hầu hết các cây đều đứng thẳng.
Điểm 2: < 25% số cây bị đổ rạp.
Điểm 3: 25 - 50% số cây bị đổ rạp.
Điểm 4: 51 - 75% số cây bị đổ rạp.
Điểm 5: > 75% số cây bị đổ rạp.
3.4.2.6. Phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Lượng phân bón cho thí nghiệm cả 2 vụ là: : phân lân vi sinh Sông Gianh, supe lân 300kg, đạm urê 90 kg, kali clorua 90 kg. Bón phân được chia làm 3 đợt như sau:
Bón lót: Tiến hành bón trước khi gieo hạt, bón toàn bộ phân vi sinh Sông Gianh và supe lân; phân được trộn đều sau đó bón vào rãnh đã rạch sẵn. Sau khi bón lót tiến hành lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới tiến hành gieo hạt để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa hạt và phân gây ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
Bón thúc đợt 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật, bón một nửa lượng đạm và kali (lượng đạm 50 kg/ha, kali clorua 50kg/ha); kết hợp bón phân với làm cỏ và xới xáo vun gốc cho cây.
Bón thúc đợt 2: Khi cây có 4 - 6 lá thật, bón nốt lượng phân đạm và kali còn lại đạm (50 kg/ha) và lượng kali clorua (50 kg/ha). Kết hợp bón phân với làm cỏ và vun gốc tăng khả năng chống đổ cho cây.
Nước tưới đảm bảo đầy đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tùy vào thời tiết khí hậu mà có các biện pháp tưới tiêu hợp lý, chú ý tránh ngập úng cho cây, nếu khô hạn thì tưới nước bổ sung.
Sâu bệnh được theo dõi và thường xuyên kiểm tra để phun thuốc phòng trừ kịp thời. Các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên đậu tương gồm sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu đục quả và bọ xít, bệnh lở cổ rễ. Tùy theo triệu chứng để phun các loại thuốc phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.