Các chỉ tiêu và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 40)

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.4. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định

Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.

Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo thang điểm đánh giá của IRRI (Standard Evaluation Sytem For – Rice 1996) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa QCVN 01- 55:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thời gian sinh trưởng (ngày):

- Từ gieo đến nhổ cấy

- Từ cấy - trỗ 50% .

- Từ trỗ 50% - chín hoàn toàn.

- Từ gieo – chín hoàn toàn.

- Đo chiều cao cây: Bắt đầu đo từ sau cấy 1 tuần với tần suất là 7 ngày /1 lần. Đo chiều cao từ mặt đất đến vuốt lá cao nhất.

- Số nhánh hữu hiệu: Theo dõi 7 ngày một lần, tiến hành theo dõi 5 cây/ ô thí nghiệm.

3.5.4.2. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại

Theo dõi một số loại sâu bệnh hại chính trên cây lúa như:

* Bệnh khô vằn lúa (IRRI, 2002): Phân cấp dựa trên chiều cao phát triển của vết bệnh.

Thang điểm Mô tả

0 Không có vết bệnh

1 Vết bệnh giới hạn tới < 20% chiều cao cây 3 Vết bệnh giới hạn tới 20 – 30% chiều cao cây 5 Vết bệnh giới hạn tới 31 – 45% chiều cao cây 7 Vết bệnh giới hạn tới 46 – 65% chiều cao cây 9 Vết bệnh giới hạn tới > 65% chiều cao cây

CSB có thể được tính = trung bình cấp bệnh của các cây điều tra.

* Sâu cuốn lá.

Thang điểm Mô tả

0 Không bị hại

1 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc

3 11-20%

5 21-30%

7 31-50%

9 >51%

* Sâu đục thân

Thang điểm Mô tả

0 Không gây thiệt hại 1 Gây hại từ 1 – 10% than 3 Gây hại từ 11 – 20% thân cây 5 Gây hại từ 21 – 30% thân cây 7 Gây hại từ 31 – 60% thân cây 9 Gây hại trên 60% thân cây

* Rầy nâu

Thang điểm Mô tả

0 Không bị hại

1 Hơi biến vàng trên 1 số cây

3 Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn

5 Một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn

7 Một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại bị lùn nặng 9 Tất cả các cây bị chết

3.5.4.3. Các chỉ tiêu sinh lý

Diện tích lá (LAI): Theo dõi ở 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, khi trỗ và chín sáp. Tính chỉ số diện tích lá theo phương pháp cân trực tiếp. Lấy 3 khóm lúa, cắt lá dải trên 1dm2, cân 1dm2 đó (P1) sau đó cân toàn bộ phiến lá (P2), từ đó tính diện tích lá của mỗi khóm lúa (P2/P1/100) rồi nhân với mật độ ta có LAI = số m2 lá/m2 đất.

* Chỉ số SPAD: Theo dõi ở 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh rộ, khi trỗ và chín sáp. Lấy 3 cây và dùng máy đo chỉ số SPAD – 502 của Nhật đo trên 3 vị trí lá khác nhau của lá cây hoàn thiện trên cùng và lấy giá trị trung bình.

* Khả năng tích luỹ chất khô các thời kỳ (g/khóm): Thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ trỗ bông và thời kỳ thu hoạch. Lấy phần trên mặt đất sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời và sấy ở 800C thời gian 48h khi khối lượng không đổi sau 3 lần cân.

3.5.4.4. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Vào thời điểm thu hoạch tiến hành lấy mẫu 5 khóm/ ô thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu về năng suất:

- Số bông/ khóm: Đếm tổng số bông hữu hiệu trên khóm.

- Số hạt/ bông và tỷ lệ hạt chắc: Số bông trên khóm chia làm 3 lớp: lớp bông to, lớp bông trung bình, lớp bông nhỏ, lấy ngẫu nhiên mỗi lớp một bông đếm tổng số hạt, số hạt chắc, tính tỷ lệ hạt chắc.

- Khối lượng 1000 hạt: Trộn đều hạt chắc của 5 khóm trong ô, đếm 2 lần 500 hạt, nếu chênh lệch giữa hai lần cân không quá 5% thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng hai lần cân đó, nếu chênh lệch hơn 5% thì làm lại.

- Năng suất lý thuyết:

NSLT = Số bông/ khóm x số khóm/ m2 x số hạt/ bông x tỷ lệ hạt chắc x khối lượng 1000 hạt x 10-4 ( tạ/ ha).

- Năng suất thực thu: Thu hoạch toàn bộ diện tích ô thí nghiệm, tuốt hạt, phơi khô, loại bỏ hạt lép, hạt lửng, tính năng suất hạt ( độ ẩm 13%).

- Năng suất sinh vật học ( NSSVH): Cắt sát mặt đất dem phơi khô ngoài nắng 72h sau đó xác định khối lượng (NSSVH), sau đó tách hạt tính năng suất kinh tế.

- Hệ số kinh tế ( HSKT):

Năng suất kinh tế HSKT =

Năng suất sinh vật học

- Hiệu suất sử dụng đạm = Năng suất thực thu (kg) / lượng N sử dụng (kg) 3.5.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình thực hiện thí nghiệm được tổng hợp, xử lý thống kê và phân tích phương sai ANOVA trên chương trình EXCEL và IRRISTAT 5.0.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)