Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 52 - 56)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần

4.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phân đạm có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Sự tăng trưởng chiều cao cây mạnh ngay từ ban đầu sẽ thuận lợi cho sinh trưởng về sau vì cây sớm đạt độ đồng hóa và duy trì hệ số đó trong thời gian dài. Đây là cơ sở cho việc tăng năng suất cây trồng.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được trình bày tại bảng

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

Đơn vị: cm

Công thức Thời điểm theo dõi

1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC

G1(Hương thơm số 1) 21,3 33,1 41,6 51,0 73,7 83,1 102,9

G2(Bắc thơm 7) 17,9 26,1 32,0 40,3 56,6 69,7 92,1

LSD0,05(G) 2,2

N1(0kg N/ha) 17,9 28,2 35,7 44,4 62,9 75,1 95,1

N2 (60kg N/ha) 19,4 29,2 35,9 45,4 64,8 75,7 97,4

N3 (90kg N/ha) 19,8 29,8 36,9 45,9 65,5 76,8 98,8

N4 (120kg N/ha) 21,3 31,2 38,7 46,8 67,4 77,8 98,7

LSD0,05(N) 2,4

G1N1 19,7 31,5 41,0 49,9 72,3 82,0 99,8

G1N2 20,7 32,9 41,2 50,5 73,6 82,7 102,5

G1N3 21,4 32,9 41,4 51,4 73,8 83,3 103,3

G1N4 23,5 35,1 42,9 52,4 75,0 84,2 106,0

G2N1 16,1 25,0 30,5 38,9 53,4 68,2 90,5

G2N2 18,2 25,5 30,6 40,4 55,9 68,8 92,2

G2N3 18,3 26,8 32,4 40,5 57,3 70,2 94,3

G2N4 19,1 27,3 34,5 41,3 59,8 71,4 91,3

LSD0,05(GXN) 5,5

CV% 2,4

Qua bảng 4.11 cho thấy, hai công thức không bón đạm (G1N1, G2N1) có chiều cao cây thấp nhất ở tất cả các giai đoạn.

Chiều cao cuối cùng của lúa ở các mức đạm dao động 95,1cm -98,8 cm.

Thấp nhất là mức không bón đạm, mức 90 kg N/ha và 120 kg N/ha cho chiều cao

cuối cùng cao nhất. Điều đó chứng tỏ trong một giới hạn nhất định khi tăng lượng đạm bón thì chiều cao cây tăng, nhưng khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của cây thì chiều cao cuối cùng không tăng nữa mặc dù tăng thêm lượng đạm bón.

Từ bảng trên cho thấy chiều cao cuối cùng của các giống lúa dao động từ 90,5 cm- 106,0 cm tùy thuộc vào giống và lượng đạm bón. Chiều cao cây tăng mạnh ở giai đoạn sau cấy 4- 5 tuần, giai đoạn 6 tuần sau cấy trở đi chiều cao cây tăng chậm do lúa đang bước vào thời kỳ làm đòng.

Trên cùng một giống lúa, khi tăng lượng đạm bón từ N1 lên N2, chiều cao cây tăng mạnh. Tuy nhiên tiếp tục nâng mức đạm bón lên thì mức tăng chiều cao giảm. Sự sai khác chiều cao cuối cùng giữa mức đạm N1, N2 với các mức đạm cao hơn là có ý nghĩa. Tuy nhiên trong cùng một giống, sự khác nhau về CCCC giữa mức đạm N3 và N4 là không có ý nghĩa ở dộ tin cậy 95%.

Trên cùng một mức đạm, ở các giống khác nhau sự sai khác về chiều cao cuối cùng là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ giống khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cũng như CCCC của cây.

Như vậy, trong hai yếu tố thí nghiệm, lượng đạm bón và giống đã ảnh hưởng đến CCCC rõ dệt. Kết quả tương tác giữa giống và lượng đạm bón cho thấy CT G1N1, G2N1 cho CCCC thấp nhất, cao nhất là các CT G1N3, G1N4, G2N3, G2N4.

4.2.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Song khả năng đẻ nhánh của cây lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: điều kiện thời tiết, chế dộ dinh dưỡng, mật độ, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác. Ở giai đoạn đầu, do bộ rễ phát triển chưa hoàn chỉnh nên khả năng đẻ nhánh còn thấp, sau cấy 4 tuần lúc này bộ rễ đã phát triển hoàn chỉnh, phát huy khả năng hút đạm để thúc đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh tăng dần ở những tuần sau đó, số nhánh ở tất cả các công thức đạt tối đa vào giai đoạn 4-6 tuần sau cấy. Từ tuần thứ 8 sau cấy những nhánh vô hiệu bắt đầu lụi đi và số nhánh ổn định vào giai đoạn hình thành bông hữu hiệu. Kết quả theo dõi động thái đẻ nhánh của hai giống lúa được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.12. Ảnh h hưởng của lượng đạm bón đến số nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Công thức Thời điểm theo dõi

1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC SNHH

G1(Hương thơm số 1) 1,0 1,8 1,8 3,2 4,5 5,8 4,6

G2 (Bắc thơm 7) 1,0 1,5 1,7 3,4 5,0 6,4 5,2

LSD0,05(G) 0,4

N1(0kg N/ha) 1,0 1,5 1,7 3,5 4,7 6,0 5,0

N2 (60kg N/ha) 1,0 2,1 2,2 3,3 5,0 5,9 4,6

N3 (90kg N/ha) 1,0 1,5 1,5 3,3 4,9 6,4 5,0

N4 (120kg N/ha) 1,0 1,5 1,8 3,2 4,4 5,9 5,0

LSD0,05(N) 1,2

G1N1 1,0 1,7 1,7 3,4 4,5 5,9 4,8

G1N2 1,0 2,3 2,3 2,9 4,4 5,1 4,2

G1N3 1,0 1,7 1,3 3,3 4,5 6,3 4,7

G1N4 1,0 1,6 2,0 3,3 4,4 5,7 4,8

G2N1 1,0 1,3 1,6 3,5 5,0 6,1 5,3

G2N2 1,0 1,9 2,0 3,7 5,5 6,7 5,0

G2N3 1,0 1,2 1,6 3,4 5,2 6,6 5,3

G2N4 1,0 1,3 1,7 3,0 4,5 6,1 5,3

LSD0,05(GXN) 0,9

CV% 9,8

Qua bảng 4.12: cho chúng ta thấy khả năng đẻ nhánh của các công thức khác nhau không có ý nghĩa. Do các công thức khi cấy gặp rét, cấy mạ già đã được 35 ngày tuổi cho nên khả năng đẻ nhánh kém.

Qua theo dõi khả năng đẻ nhánh của lúa ở các công thức cho thấy số nhánh đẻ tối đa của các giống dao động từ 5,8 – 6,7 nhánh, trong đó công thức có số nhánh tối đa cao nhất là G2N2 (6,7 nhánh), tiếp theo là công thức G2N3 (6,6 nhánh).

Ở giống Hương thơm số 1 số nhánh tối đa cao nhất ở công thức bón đạm N3 (90kg/ha) là 6,3 nhánh.

Khả năng đẻ nhánh của lúa ở các công thức tăng cao nhất ở giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5 sau cấy, trong đó khả năng đẻ nhánh tăng cao nhất là ở giai đoạn từ tuần thứ 5 sau cấy. Các nhánh đẻ trong thời kì này hầu hết sau này đều trở thành nhánh hữu hiệu, khả năng đẻ nhánh chậm nhất là ở thời kỳ từ tuần thứ 6 sau cấy trở đi, thời kỳ này cây lúa đang trong quá trình làm đòng các chất dinh dưỡng được tập trung cho quá trình nuôi đòng, một số nhánh trong thời kỳ này đã bắt đầu lụi đi do không còn đủ chất dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)