Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 62 - 65)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.7 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

4.7.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Đơn vị: Điểm Giống Công

thức bón

Khô vằn (điểm)

Sâu cuốn lá (điểm)

Sâu đục thân (điểm)

Bạc lá (điểm)

Rầy nâu (điểm)

G1

N1 1 0 0 0 0

N2 0 0 0 0 0

N3 3 0 0 0 0

N4 1 1 1 0 0

G2

N1 1 0 1 0 0

N2 0 1 0 1 0

N3 0 0 0 0 0

N4 0 0 1 0 0

Qua bảng 4.16 cho thấy về bệnh hại: Do đặc điểm thời tiết vào cuối vụ xuân năm 2016 nền nhiệt có xu hướng tăng cao nên xuất hiện một số bệnh như khô vằn, bạc lá.. tuy nhiên ở mức độ nhiễm nhẹ. Bệnh bạc lá chỉ xuất hiện trên giống Bắc thơm 7 ở công thức bón đạm N2 ở mức 1 điểm.

Ở giai đoạn lúa làm đòng – trỗ bông thì thời tiết tại địa phương có xuất hiện những ngày nắng nóng xen lẫn mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục thân và sâu cuốn lá phát triền. Tuy nhiên cũng bị nhiễm ở mức độ nhẹ (từ 0-1 điểm) ở tất cả các công thức.

4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT

4.7.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện canh tác trong đó có phân bón. Giống có năng suất cao phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Yếu tố bên trong là bản chất di truyền của

giống, yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, đất đai, nước tưới, sâu bệnh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh...Năng suất là tính trạng tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố: số bông/khóm, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt. Vì vậy, bên cạnh yếu tố giống để tăng năng suất cho lúa phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp để cho các yếu tố cấu thành năng suất phát huy hết tiềm năng.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Công thức Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%)

P 1000 hạt

(g)

NSLT(tạ/ha)

G1(Hương thơm số 1) 249,2 158,5 90,2 23,4 83,7

G2 (Bắc thơm 7) 239,8 147,8 90,6 19,3 62,5

LSD0,05(G) 3,3 3,7 2,0 0,04 7,4

N1(0kg N/ha) 238,5 138,9 90,3 21,2 63,1

N2 (60kg N/ha) 247,1 147,8 90,5 21,3 72,6

N3 (90kg N/ha) 239,6 165,1 90,7 21,5 77,9

N4 (120kg N/ha) 252,9 160,7 90,1 21,4 78,8

LSD0,05(N) 18,0 13,1 1,7 0,5 7,6

G1N1 227,9 132,8 89,6 23,3 63,1

G1N2 268,0 162,9 91,5 23,4 93,5

G1N3 245,3 171,6 89,7 23,4 88.7

G1N4 255,1 166,6 89,9 23,5 89.7

G2N1 249,1 145,0 91 19,1 63,0

G2N2 226,1 132,8 89,6 19,2 51,8

G2N3 233,3 158,7 91,7 19,7 67,2

G2N4 250,8 154,8 90,2 19,4 68,1

LSD0,05(GXN) 21,7 24,3 0,3

CV% 18,4 17,3 2,1

Số bông/m2: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông của mỗi công thức chính bằng số nhánh hữu hiệu của công thức đó, giống lúa Hương thơm số 1(249,2 bông/m2) có số bông cao hơn so với giống lúa Bắc thơm 7 (239,8 bông/m2) ở mức có ý nghĩa.

Số hạt/bông: Số hạt/bông là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Xét về giống, số hạt trên bông của giống Hương thơm số 1 đạt 158,5cao hơn so với giống Bắc thơm 7 (147,8 hạt). Khi có sự thay đổi mức đạm bón thì số hạt trên bông cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là khi tăng mức đạm từ 0kg đến 90kg/ha số hạt trên bông có sự tăng lên nhưng tiếp tục tăng lên mức 120kg/ha thì số hạt/ bông có xu hướng giảm xuống. Giống Hương thơm số 1 có số hạt/bông cao nhất ở công thức G1N3 đạt 171,6 hạt nhưng sự sai khác không ở mức ý nghĩa so với công thức cao thứ 2 là G1N4 (166,6 hạt).

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì P1000 hạt tương đối ít biến động, chủ yếu phụ thuộc vào giống. Giống lúa Hương thơm số 1 có P1000 trung bình là 23,4g, giống lúa Bắc thơm 7 có P1000 hạt thấp hơn là 19,3g.

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết được tính toán dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất, là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất.

Dựa vào các chỉ số của các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết cho phép chúng ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật nông học thích hợp nhằm khai thác tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết của giống Hương thơm số 1 cao hơn so với giống Bắc thơm 7. Xét về lượng đạm bón mức đạm 120kg/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của cả hai giống.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)