Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.7 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
4.7.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế của các giống lúa
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu và hệ số kinh tế của các giống lúa
Đơn vị: tạ/ha
Công thức NSTT NSSVH HSKT
G1(Hương thơm số 1) 58,8 129,3 0,45
G2 (Bắc thơm 7) 58,5 127,1 0,46
LSD0,05(G) 0,7
N1(0kg N/ha) 53,8b 112,1 0,48
N2 (60kg N/ha) 59,7a 127,1 0,47
N3 (90kg N/ha) 61,4a 133,7 0,46
N4 (120kg N/ha) 59,9a 140,0 0,43
LSD0,05(N) 2,2
G1N1 52,5b 125,0 0,42
G1N2 59,7a 129,7 0,46
G1N3 62,0a 131,9 0,47
G1N4 60,0a 130,7 0,46
G2N1 55,1b 125,2 0,44
G2N2 59,7a 125,2 0,48
G2N3 60,8a 121,5 0,50
G2N4 59,8a 130,0 0,46
LSD0,05(GXN) 4,3
CV% 3,5
Ghi chú: Chữ cái giống nhau trong cùng một cột phản ánh sai khác không ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thực tế thu được, là một yếu tố tổng hợp các yếu tố trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật lên các giống lúa. Kết quả cho thấy năng suất thực thu của Hương thơm số 1 cao hơn so với giống lúa Bắc thơm 7.
Xét về ảnh hưởng của mức đạm cho thấy: Khi tăng mức đạm từ 0N lên 90N thì NSTT có xu hướng tăng dần (từ 53,8 lên 61,4 tạ/ha). Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng mức đạm bón lên 120N thì năng suất thực thu lại giảm ở mức không có ý nghĩa (59,9 tạ/ha). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lưu Ngọc Quyến và cs.
(2014) công thức bón (80-100kg N + 90kg K2O)/ha trên nền 8 tấn phân chuồng + 90kg P2O5/ha cho năng suất thực thu cao nhất.
Giống lúa Hương thơm số 1khi tăng mức đạm bón từ 0kg lên 90N năng suất tăng có ý nghĩa từ 52,5 lên 62 tạ/ha, tiếp tục tăng mức đạm lên 120N năng suất giảm ở mức không có ý nghĩa là 60,0 tạ/ha. Giống lúa Bắc thơm 7 năng suất đạt cao nhất ở mức đạm bón 90N (G2N3) là 60,8 tạ/ha và cao hơn các công thức bón đạm thấp hơn. Khi tiếp tục tăng lên 120N thì năng suất có giảm (59,8) nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, ở lượng đạm bón N2 có NSTT tương đối cao và sự sai khác về NSTT ở lượng đạm bón N3, N2 là không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Do vậy cần xét thêm về hiệu quả sử dụng đạm để đưa ra công thức cho hiệu quả cao.
Biểu đồ 4.1. Năng suất thực thu của các công thức bón đạm ở hai giống Hương thơm số 1 và Bắc thơm 7
Năng suất sinh vật học: Năng suất sinh vật học là khối lượng của toàn bộ cây bao gồm cả khối lượng rơm rạ và khối lượng thóc. Năng suất sinh vật học thể hiện tiềm năng năng suất và khả năng tích lũy chất khô của lúa. Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy: Năng suất sinh vật học của các công thức dao động từ 121,5 – 131,9 tạ/ha. Như vậy đạm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tích lũy chất khô của lúa. Khi tăng mức đạm bón thì năng suất sinh vật học cũng tăng lên đáng kể và đạt cao nhất ở mức đạm 120kg/ha.
Hệ số kinh tế: Hệ số kinh tế của mỗi giống thể hiện khả năng tích lũy chất khô vào các cơ quan kinh tế của cây trồng, ở cây lúa chính là khả năng tích lũy chất khô vào hạt, hệ số kinh tế càng cao thể hiện khả năng tích lũy chất khô càng mạnh. Hệ số kinh tế là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống nhưng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết ngoại cảnh, phân bón, đất đai...đặc biệt trong thời kỳ sau trỗ của cây lúa. Từ năng suất thực thu và năng suất sinh vật học cho biết hệ số kinh tế của các công thức thí nghiệm. Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy hệ số kinh tế của giống Hương thơm số 1 dao động từ 0,42 -0,47 (thấp nhất ở công thức không bón đạm, cao nhất ở công thức bón đạm với mức 90kgN/ha). Với giống lúa Bắc thơm 7 công thức không bón đạm có hệ số kinh tế thấp hơn các công thức khác và đạt 0,44, cao nhất ở công thức bón đạm G2N3 (0,50). Sự sai khác về hệ số kinh tế của cả hai giống là không đáng kể.
4.7.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa
Hiệu suất phân đạm (kg thóc/kgN) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân đạm trong sản suất. Nhìn vào bảng 4.19 cho thấy hiệu suất bón đạm giao động từ 10,76 kg thóc/kg N (CT G2N4) đến 21,49 (CT G2N2)
Theo chiều tăng của lượng đạm bón, hiệu suất phân đạm có xu hướng giảm xuống. Như vậy, khi tăng lượng đạm đã làm giảm năng suất thực thu của giống lúa.
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu suất sử dụng đạm của các giống lúa.
Đơn vị: kg thóc/ kg N
Giống N
(kg/ha)
NSTT (tạ/ha)
Hiệu suất sử dụng đạm (kg thóc/kg N) G1(Hương Thơm
số 1) 0 52,5 -
60 59,7 21,47
90 62,0 14,87
120 60,0 10,79
G2 (Bắc Thơm 7) 0 55,1 -
60 59,7 21,49
90 60,8 14,59
120 59,8 10,76
Ở cùng một giống hiệu suất sử dụng đạm bắt đầu giảm khi tăng lượng đạm bón từ công thức N2 lên công thức N3. Tiếp tục tăng lượng đạm bón lên công thức N4 hiệu suất bón đạm giảm mạnh ở tất cả các giống.