Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá các giống lúa

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 56 - 59)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá các giống lúa

Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây. Do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp.

Trong phạm vi nhất định có mối quan hệ thuận giữa hệ số diện tích lá với lượng quang hợp. Vượt qua giới hạn này, sản lượng chất khô thực tế lại giảm vì quá trình hô hấp có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số diện tích lá (LAI). Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý để đánh giá khả năng phát triển của bộ lá trong quần thể của ruộng lúa và chỉ số diện tích lá thay đổi theo từng giống, lượng phân bón, mật độ cấy. Do đó cần điểu chỉnh các yếu tố đó cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt trị số tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp đạt tối đa và tạo thành các chất hữu cơ.

Chỉ số diện tích lá của các giống lúa tăng dần trong quá trình sinh trưởng phát triển từ khi bén rễ hồi xanh đến thời kỳ trỗ. LAI tăng mạnh trong giai đoạn từ đẻ nhánh đến trỗ, sau giai đoạn trỗ cây lúa bước vào thời kỳ chín sự phát triển về thân lá bắt đầu giảm dần. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá ở hai giống lúa thí nghiệm cũng thể hiện cũng thể hiện quy luật như trên (bảng 4.12), điều này cho thấy đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng làm tăng nhanh hệ số diện tích lá của cây lúa.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của các giống lúa (m2lá/m2 đất)

Đơn vị: m2lá/m2 đất

Công thức Thời điểm theo dõi

Đẻ nhánh Trỗ Chín sáp

G1(Hương thơm số 1) 3,1 5,7 3,6

G2 (Bắc thơm 7) 2,4 4,5 3,0

LSD0,05(G) 0,2 0,4 0,4

N1(0kg N/ha) 2,4 4,5 3,0

N2 (60kg N/ha) 2,6 4,9 3,2

N3 (90kg N/ha) 2,8 5,3 3,4

N4 (120kg N/ha) 3,0 5,6 3,6

LSD0,05(N) 0,6 0,9 0,8

G1N1 3,0 5,0 3,1

G1N2 3,0 5,6 3,3

G1N3 3,1 6,0 3,9

G1N4 3,2 6,3 4,1

G2N1 1,9 4,0 2,9

G2N2 2,3 4,2 3,0

G2N3 2,6 4,7 3,0

G2N4 2,8 5,0 3,1

LSD0,05(GXN) 0,43 0,83 0,84

CV% 8,4 5,1 3,3 Qua bảng 4.13 cho thấy: chỉ số diện tích lá đạt cao nhất vào thời kỳ trỗ.

Giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá giảm vì giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi hạt, nhiều lá bị vàng và héo.

Xét về giống thì giống lúa Bắc thơm 7 có diện tích lá đạt tối đa tại giai đoạn trỗ là 4,5 m2 lá/m2 đất và thấp hơn ở mức ý nghĩa so với giống lúa Hương thơm số 1 đạt 5,7 m2 lá/m2 đất. Về lượng đạm bón, khi tăng mức đạm từ 0N lên mức 120N ở giai đoạn đẻ nhánh LAI tăng từ 2,4 m2 lá/m2 đất – 3 m2 lá/m2 đất. Ở giai đoạn trỗ dao động từ 4,5 m2 lá/m2 đất – 5,6 m2 lá/m2 đất, giai đoạn chín sáp LAI giảm xuống và dao động từ 3,0 – 3,6 m2 lá/m2 đất. Sự sai khác này chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn trỗ. Các giai đoạn đẻ nhánh và chín sáp có sự sai khác không đáng tin cậy.

Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ, chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở mức bón 120kg N (N4) là 3,2 ở giống lúa Hương thơm số 1 và 2,8 ở giống lúa Bắc thơm 7. LAI thấp nhất ở mức 0kg N chỉ số diện tích lá chỉ đạt 3,0 (Hương thơm số 1), 1,9 (Bắc thơm 7). Ở thời kỳ này chỉ số diện tích lá ở mức bón 90 - 120N không có sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Mức bón 120kg N có LAI cao hơn mức đối chứng (0kg N) có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn trỗ, đây là thời kỳ chỉ số diện tích lá đạt cao nhất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. LAI có sự chênh lệch ở công thức thấp nhất G2N1 và công thức cao nhất G1N4 là 2,3 m2 lá/m2 đất. Khi tăng lượng đạm bón từ 0N lên 120N thì LAI ở các công thức bón đạm đều cao hơn ở mức ý nghĩa so với công thức không bón đạm.

Giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá ở tất cả các công thức đều giảm. Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 2,9 đến 4,1 và công thức G1N4 có LAI đạt cao nhất (4,1 m2 lá/m2 đất). Ở giai đoạn này ở các công thức có lượng phân bón cao ở cả hai giống lúa LAI vẫn duy trì ở mức cao hơn so với các công thức khác, điều này cho thấy khi liều lượng phân bón cao đã làm duy trì bộ lá lâu hơn dẫn đến quá trình quang hợp sẽ kéo dài hơn nên có thể việc tích lũy sau trỗ sẽ thuận lợi hơn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan, (2005), trong cùng một giai đoạn theo dõi khi mức bón đạm tăng: LAI tăng ở giai đoạn đẻ nhánh, ở các giai đoạn sau tăng, sau đó giảm khi mức bón đạm vượt quá 150kg N/ha (giai đoạn trỗ) và 100kg N/ha (giai đoạn chín sữa). Kết quả của bảng 4.13 cho thấy trong cùng một giai đoạn theo dõi khi mức đạm bón tăng: LAI ở cả ba giai đoạn đều tăng, nhưng tăng không nhiều.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)