Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa thuần

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 48 - 52)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của 35 dòng lúa được chọn từ hai giống lúa thuần

4.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa thuần

4.1.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1

Bảng 4.9. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Hương thơm số 1

KH dòng

Chiều dài bông (cm)

Số bông /khóm

Số hạt /bông (hạt)

Số hạt chắc/bôn

g (hạt)

Tỷ lệ hạt chắc(%)

P1000h ạt (g)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

Màu sắc gạo

lật

Hương thơm

ĐC 23,0 4,7 171,6 153,9 89,70 23,40 88,70 62,00 Trắng Thơm

H1 22,6 5,4 174,2 154,3 88,58 23,76 83,15 62,23 Trắng Thơm

H2 22,9 5,0 184,5 162,7 88,18 23,54 80,43 60,29 Trắng Thơm

H3 22,1 6,0 166,7 145,4 87,22 23,87 87,46 59,17 Trắng Thơm

H4 22,2 4,0 187,4 165,5 88,31 23,53 65,42 55,42 Trắng Thơm

H5 22,5 5,1 178,3 155,6 87,27 24,32 81,06 62,65 Trắng Thơm

H6 23,0 4,8 186,7 164,2 87,95 24,02 79,51 57,00 Trắng Thơm

H7 23,4 5,9 172,8 134,0 77,55 23,98 79,63 57,01 Trắng Thơm

H8 23,0 5,2 185,4 173,6 93,64 23,53 89,21 63,38 Trắng Thơm

H9 22,5 4,1 168,3 136,1 80,87 23,68 55,50 55,01 Trắng Thơm

H10 22,8 4,9 176,6 164,4 93,09 23,67 80,08 57,12 Trắng Thơm

H11 22,6 4,8 174,0 154,6 88,85 24,05 74,96 56,38 Trắng Thơm

H12 22,8 4,3 181,4 159,7 88,04 23,65 68,21 55,69 Trắng Thơm

H13 22,5 5,3 186,6 166,6 89,28 23,76 88,11 63,62 Trắng Thơm

H14 22,7 4,9 179,2 168,4 93,97 23,98 83,11 58,03 Trắng Thơm

H15 23,3 5,0 168,6 147,3 87,37 24,00 74,24 56,29 Trắng Thơm

H16 22,8 5,0 178,1 163,5 91,80 23,25 79,83 57,06 Trắng Thơm

H17 22,1 4,5 188,7 165,6 87,76 23,45 73,39 56,17 Trắng Thơm

H18 22,5 5,5 194,3 162,4 83,58 23,35 87,60 62,25 Trắng Thơm

H19 23,4 5,0 189,0 143,8 76,08 23,06 69,64 55,78 Trắng Thơm

TB 22,7 157,1

Độ lệch chuẩn 0,4 10,9

4.1.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của cá dòng lúa Bắc thơm 7

Bảng 4.10. các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa Bắc thơm 7

KH dòng

Chiề u dài bông (cm)

Số bông /khóm

Số hạt /bông (hạt)

Số hạt chắc/

bông (hạt)

Tỷ lệ hạt chắc

(%)

P1000hạ t (g)

NSLT (tạ/ha)

NSTT (tạ/ha)

Màu sắc gạo lật

Hương thơm

Đ/C 21,4 5,3 132,8 89,6 89,60 19,20 61,80 60,80 Trắng Thơm

B1 21,3 5,0 173,3 143,4 82,75 19,34 68,24 58,62 Trắng Thơm

B2 22,3 5,4 183,5 155,6 84,80 19,54 64,85 57,13 Trắng Thơm

B3 21,8 5,6 177,6 149,2 84,01 19,03 67,68 61,16 Trắng Thơm

B4 22,4 5,3 176,3 153,5 87,07 19,50 54,00 50,07 Trắng Thơm

B5 21,8 5,6 178,6 150,4 84,21 19,23 66,63 62,02 Trắng Thơm

B6 21,9 5,3 179,5 143,8 80,11 19,34 64,91 59,03 Trắng Thơm

B7 22,7 5,3 169,3 131,2 77,50 19,42 69,93 58,81 Trắng Thơm

B8 23,0 4,2 196,7 158,1 80,38 19,23 63,63 56,85 Trắng Thơm

B9 21,7 4,0 168,4 130,4 77,43 19,30 62,28 58,72 Trắng Thơm

B10 21,7 5,5 174,2 146,0 83,81 19,40 67,48 61,92 Trắng Thơm

B11 21,6 5,0 171,3 133,3 77,82 19,32 59,49 48,74 Trắng Thơm

B12 22,6 4,9 178,5 145,6 81,57 19,13 57,32 48,47 Trắng Thơm

B13 21,9 5,3 175,8 147,4 83,85 19,15 62,83 49,15 Trắng Thơm

B14 22,5 5,7 181,4 152,6 84,12 19,23 67,93 63,51 Trắng Thơm

B15 22,6 4,0 179,5 149,3 83,18 19,17 58,08 42,36 Trắng Thơm

B16 21,7 5,1 183,6 155,6 84,75 19,67 65,56 49,84 Trắng Thơm

TB 22,1 143,2

Độ lệch

chuẩn 0,5 16,1

Số bông / khóm

Số bông/khóm là yếu tố đầu tiên cấu thành năng suất lúa và cũng là yếu tố quyết định nhiều đến năng suất. Số bông/ khóm phụ thuộc vào số dảnh cấy, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, phân bón và cách bón phân, nước tưới.

Thời gian quyết định số bông/khóm là thời kỳ đẻ nhánh, trong đó quan trọng nhất là thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu. Vì vậy các biện pháp canh tác hợp lý như chế độ bón phân, chế độ nước tưới trong và sau thời kỳ đẻ nhánh… các biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh và hình thành số bông.

Các giống lúa có đặc tính đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung, kiểu đẻ nhánh chụm, diện tích lá và góc độ lá đòng phù hợp sẽ cho nhánh hữu hiệu cao. Các giống lúa thấp cây, chịu thâm canh có thể cấy dầy, ngược lại các giống lúa cao cây chịu thâm canh kém thì nên cấy thưa hơn để tránh hiện tượng bị lốp đổ.

Qua các bảng theo dõi về yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thuần trên ta thấy số bông/ khóm của các dòng lúa thuần khác nhau là hoàn toàn khác nhau trong cùng một điều kiện thâm canh. Đối với các dòng lúa Hương thơm số 1 (Bảng 4.9) số bông/ khóm dao động từ 4-6 bông/khóm.

Dòng có số bông/khóm cao nhất là dòng H3 (6 bông/khóm). Dòng H4 có số bông/ khóm thấp nhất là 4 bông/khóm. Các dòng có số bông/khóm thấp hơn Đ/C là H4, H9, H12, H14

Qua Bảng 4.10 cho thấy số bông/khóm của các dòng lúa Bắc thơm 7 dao đông từ 4-5,7 bông/khóm. Các dòng có số bông/khóm thấp nhất (4 bông/khóm) là dòng B9 và dòng B15. Dòng B14 là dòng có số bông/khóm cao nhất (5,7 bông/khóm). Các dòng có số bông / khóm cao hơn Đ/C là B2, B3, B5, B10, B14 Số hạt/bông

Số hạt/bông là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Số hạt/bông do đặc điểm di truyền của giống quy định ngoài ra còn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

Số hạt/bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié, số hoa được phân hóa cũng như số gié, số hoa bị phân hóa. Số hoa phân hóa nhiều hay ít phụ thuộc chính vào sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực từ lúc cây lúa làm đòng đến trỗ bông nếu gặp điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng… thuận lợi cây lúa sẽ cho hoa nhiều, cho số hạt nhiều. Qua các Bảng 4.9 và 4.10 cho thấy:

Các dòng lúa Hương thơm số 1 có số hạt trên bông thấp nhất là dòng H3 (166,7 hạt/bông). Trong khi đó dòng có số hạt/bông cao nhất (189,0 hạt/bông) là dòng H19.

Đối với các dòng lúa Bắc thơm 7 thì số hạt/ bông dao động từ 132,8-196,7 hạt/bông. Dòng B8 có số hạt/bông cao nhất (196,7 hạt/bông) và công thức Đ/C có số hạt/bông thấp nhất (132,8 hạt/bông).

Số hạt chắc/ bông

Số hạt chắc/bông có ảnh hưởng đến năng suất rất rõ, vì số hạt chắc ít mà số hạt léo nhiều thì năng suất sẽ giảm. Quá trình hình thành hạt chắc chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh (trời quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao, ánh sáng ít, phân bón không cân đối, vv…) của hai thời ký trước hoặc sau trỗ bông của cây lúa. Vì vậy cần có những tác động để tăng số hạt chắc: gieo cấy đúng thời vụ, đúng tuổi mạ, đảm bảo điều kiện ngoại cảnh để cây sinh trưởng tốt từ bắt đầu phân hóa đòng đến khi lúa trỗ đều, không tăng số hạt/bông quá nhiều.

Với các dòng Hương thơm số 1 tỷ lệ hạt đều khá cao > 77,55%

Các dòng Bắc thơm 7 tỷ lệ hạt chắc đạt từ 77,50%.

Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. Khối lượng 1000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Giống có khối lượng 1000 hạt cao thì có tiềm năng cho năng suất cao.

Các dòng lúa Hương thơm số 1 có khối lượng 1000 hạt dao động từ 23,06- 24,32g

Các dòng lúa Bắc thơm 7 có khối lượng 1000 hạt dao động từ 19,03- 19,67g.

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết còn cho biết yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố hạn chế quyết định đến năng suất của mỗi giống từ đó chúng ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống đó. Kết quả cho thấy năng suất lý thuyết của các dòng lúa Hương thơm số 1 dao động từ

55,5 – 89,21 tạ/ha, trong dòng có NSLT cao nhất là dòng H8 (89,21 tạ/ha) và dòng có năng suất thấp nhất là dòng H9 (55,5 tạ/ha). Các dòng lúa Bắc thơm 7 có NSLT thấp và dao động từ 54 – 69,93 tạ/ha.

Năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất phản ánh toàn diện nhất khả năng thích ứng và chống chịu của các giống với điều kiện ngoại cảnh, đồng thời nói nên tính hợp lý của các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.

NSTT của các dòng lúa Hương thơm số 1 dao động từ 55,01 – 63,62 tạ/ha.

Thấp nhất là dòng H9 và cao nhất là dòng H13. Các dòng lúa có NSTT cao hơn so với công thức Đ/C là H1, H5, H8, H13, H18.

Các dòng lúa Bắc thơm 7 có NSTT thay đổi từ 42,36- 63,51 tạ/ha. Các dòng có NSTT cao hơn công thức Đ/C là B3, B5, B10, B14.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của đạm bón đến giống lúa hương thơm số 1, bắc thơm 7 vụ xuân 2016 tại gia lâm hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)