Triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Thực hành kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh covid 19 của sinh viên trường cao đẳng y tế hà đông năm 2022 (Trang 20 - 23)

1.1. Đại cương về bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID- 19

1.1.7. Triệu chứng lâm sàng

Ở đa số bệnh nhân, bệnh chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và các triệu chứng thường sẽ khỏi trong vòng một tuần, và thường được chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, khoảng 10% bệnh nhân vẫn có triệu chứng vào tuần thứ hai và nếu triệu chứng kéo dài, nguy cơ tiến triển bệnh nặng càng cao hơn, yêu cầu nhập viện, hồi sức tích cực và sử dụng máy thở. Tiến triển của bệnh COVID-19 thường khó dự đoán, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh nền đi kèm. Các biểu hiện lâm sàng thay đổi từ không triệu chứng cho đến nhanh chóng chuyển nặng.

Người bệnh không triệu chứng

Điều quan trọng là phân biệt giữa bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng trong suốt quá trình lây truyền bệnh và bệnh nhân chưa xuất hiện triệu chứng (tiền triệu chứng). Hiểu được tần suất của các bệnh nhân không triệu chứng và quá trình lây truyền của chúng theo thời gian sẽ rất quan trọng trong việc đánh giá động lực học của bệnh.

Một nghiên cứu trên tàu du lịch Diamond Princess với 3.600 người đã cho thấy hơn 700 người nhiễm bệnh sau khi con tàu bị cách ly ở Nhật Bản. Trong số 634 ca bệnh đầu tiên được xét nghiệm một cách có hệ thống, 51,7% (328 trường hợp) không có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh không triệu chứng trong nghiên cứu này được tính là 17,9%

[15].

Trong một nghiên cứu sàng lọc tại Iceland, 44% bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 không có triệu chứng [16].

Một nghiên cứu ở Chongqing cho thấy rằng 9 trong số 63 bệnh nhân không có triệu chứng đã lây truyền virus cho người khác [17], điều này cho thấy các ca nhiễm Covid-19 không có triệu chứng vẫn có khả năng lây truyền virus.

Ngoài những người không có triệu chứng, đã được mô tả rất nhiều triệu chứng trong những tháng qua, cho thấy rõ ràng rằng COVID-19 là một bệnh phức tạp không

chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy nhiên, các nhóm triệu chứng khác nhau có thể được phân biệt trong COVID-19. Nhóm triệu chứng phổ biến nhất ở hệ hô hấp bao gồm: ho, khạc đờm, khó thở và sốt. Các nhóm triệu chứng khác bao gồm triệu chứng cơ xương khớp (đau cơ, đau khớp, đau đầu và kiệt sức), các triệu chứng đường ruột (đau bụng, nôn và tiêu chảy); và ít phổ biến hơn là các triệu chứng ở niêm mạc

Sốt, ho, khó thở

Hầu hết triệu chứng thường xảy ra trong các trường hợp (đối với những người không có triệu chứng). Theo các nghiên cứu ban đầu từ Trung Quốc[18], sốt là triệu chứng phổ biến nhất, với nhiệt độ tối đa trung vị là 38,3 độ C, chỉ một số ít có nhiệt độ trên 39 độ C. Bệnh nhân COVID-19 ít bị sốt hơn so với SARS hoặc MERS; do đó, chỉ triệu chứng sốt có thể không đủ để phát hiện các trường hợp bệnh trong giám sát cộng đồng. Triệu chứng phổ biến thứ hai là ho, xảy ra ở khoảng hai phần ba bệnh nhân. Tính đến ngày 23 tháng 2, theo phân tích tổng hợp về Covid-19 trong các bài báo được xuất bản, sốt, ho và khó thở là những biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất [19].

Không có sự khác biệt về triệu chứng sốt và ho giữa các trường hợp nhẹ và nặng của COVID-19, và chúng cũng không có giá trị dự đoán bệnh nặng. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khó thở là một yếu tố quan trọng tiên lượng cho bệnh nặng. Trong một nghiên cứu gồm 1.590 bệnh nhân, đã cho thấy rằng những người bị khó thở có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao hơn gấp 2 lần [12].

Trong thời gian từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 04 tháng 04 năm 2020, tại New York, có 5.700 người bệnh được nhập viện tại 12 bệnh viện chăm sóc cấp tính, bệnh nhân sốt trên 38 oC chiếm 30,7%. 17,3% bệnh nhân có nhịp thở trên 24 lần/phút tại thời điểm nhập viện [20].

Trong số 1.000 người bệnh nhập viện tại bệnh viện Đại học NewYork- Presbyterian/Columbia các triệu chứng thường gặp nhất là ho (chiếm 73%), sốt (chiếm 73%) và khó thở (chiếm 63%) [21].

Triệu chứng về cơ xương khớp

Những triệu chứng về cơ, xương, khớp gồm: đau nhức cơ, nhức mỏi khớp, mệt mỏi và đau đầu là những triệu chứng thường gặp, xảy ra chiếm tỷ lệ từ 15-45% bệnh

nhân [22]. Tuy nhiên các triệu chứng này không thể hiện mức độ nặng của bệnh nhưng khiến cho người bệnh lo lắng và cảm thấy bệnh tình của họ đang rất trầm trọng.

Triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV và SARS-CoV-2 có khả năng lây lan đến tế bào ruột. Điều này giải thích tại sao các triệu chứng tại cơ quan tiêu hóa có thể gặp ở một số người bệnh và giải thích tại sao virus RNA được tìm thấy trong mẫu phết trực tràng mặc dù khi xét nghiệm bệnh phẩm mũi hầu âm tính. Trên một số người bệnh bị tiêu chảy, virus RNA được phát hiện trong phân chiếm tỷ lệ cao hơn[23].

Triệu chứng tai mũi họng

Nghiên cứu lớn nhất cho thấy có 1754 trên tổng số 2013 bệnh nhân (87%) báo cáo mất khứu giác, và 1136 bệnh nhân (56%) báo cáo rối loạn chức năng vị giác. Đa số bệnh nhân bị mất khứu giác sau các triệu chứng chung và tai mũi họng khác [24].

Thời gian trung bình của rối loạn chức năng khứu giác là 8,4 ngày. Nữ giới dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ rối loạn chức năng khứu giác và vị giác được báo cáo với tần suất cao hơn trước đây và có thể đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tắc nghẽn hoặc viêm mũi có thể không liên quan đến mất khứu giác. Khi triệu chứng xảy ra đồng thời bao gồm mệt mỏi, ho dai dẳng, chán ăn và mất khứu giác là phù hợp để chẩn đoán các bệnh nhân mắc COVID-19 [25]

Các triệu chứng tại cơ quan tim mạch

Có rất nhiều bằng chứng khẳng định rằng SARS-CoV-2 ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên tim, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã từng mắc bệnh tim [26].

Huyết khối và thuyên tắc mạch

Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy huyết khối tĩnh mạch chiếm tỷ lệ rất cao (thường gặp ơr những người bệnh mắc Covid-19 mức độ nặng). Tình trạng rối loạn đông máu biểu hiện qua xét nghiệm D-dimer tăng và tăng fibrin/fibrinogen. Số lượng tiểu cầu, thời gian thromboplastin, thời gian prothrombin ít thay đổi hơn [27].

Triệu chứng tại cơ quan thần kinh

Nghiên cứu của tác giả Mohammad ở Iran cho kết quả: có 78 trong tổng số 214 người bệnh (chiếm 36%) xuất hiện các triệu chứng thần kinh, từ các triệu chứng khá

điển hình (mất vị giác hoặc khứu giác, yếu cơ và đột quỵ) đến các triệu chứng không điển hình (đau đầu, rối loạn ý thức, chóng mặt, hoặc co giật). Những biến chứng muộn về thần kinh vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục [28]

Triệu chứng da liễu

Có nhiều nghiên cứu đã báo cáo về các dấu hiệu trên da trong bệnh COVID-19.

Một trong những hiện tượng nổi bật nhất là "ngón chân COVID", chủ yếu xảy ra ở vùng đầu ngón chân. Những dấu hiệu này có thể gây đau, đôi khi ngứa hoặc không có triệu chứng và có thể là dấu hiệu duy nhất hoặc dấu hiệu muộn của nhiễm SARS- CoV-2. Đáng chú ý, ở hầu hết các bệnh nhân bị "ngón chân COVID", bệnh chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình [29].

Triệu chứng tại gan và thận

Covid-19 có khả năng gây bệnh ở một số cơ quan ngoài đường hô hấp, bao gồm gan và thận. Một nghiên cứu tại bệnh viện Đại học NewYork-Presbyterian-Columbia cho thấy trong số 1.000 bệnh nhân nhập viện có 236 bệnh nhân cần được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực[22]. Trong số đó có 184 bệnh nhân (78%) gặp tổn thương thận cấp và 83 bệnh nhân (35,2%) phải lọc máu. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vật tư y tế cần thiết để lọc máu và trị liệu thay thế thận liên tục.

Triệu chứng ở mắt và các biểu hiện khác

Trong số các triệu chứng của COVID-19, các biểu hiện ở mắt cũng rất phổ biến. Theo một nghiên cứu về các trường hợp mắc Covid-19 tại Trung Quốc, có 12 trên tổng số 38 bệnh nhân (chiếm 32%, chủ yếu là bệnh nhân nặng) báo cáo có các triệu chứng giống như viêm kết mạc, bao gồm tăng nhãn áp, phù kết mạc, chảy nước mắt hoặc tăng tiết. Trong số này, có hai bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR dương tính từ mẫu phết kết mạc [29].

Một phần của tài liệu Thực hành kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh covid 19 của sinh viên trường cao đẳng y tế hà đông năm 2022 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)