Đại dịch COVID – 19 đã dẫn đến tổn thất nặng nề về người trên khắp thế giới và tạo nên thách thức chưa từng có cho hệ thống y tế, vấn đề cung ứng lương thực, vấn đề phát triển xã hội và vấn đề giáo dục.
Các vấn đề kinh tế, COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình, dẫn đến mất việc làm, sức khỏe suy giảm, năng suất lao động giảm và nới lỏng các biện pháp làm việc tại nhà. Chẳng hạn như các biện pháp phòng ngừa COVID-19 Tại Trung Quốc, chỉ số sản xuất tháng 2/2020 đã giảm hơn 54% so với tháng trước. Gần một nửa trong số 3,3 tỷ lực lượng lao động trên thế giới có nguy cơ thất nghiệp. Các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn và vận tải đã bị ảnh hưởng đáng kể do lượng khách du lịch giảm. Trong bối cảnh giao thương vận tải giữa các quốc gia còn hạn chế như hiện nay, việc giảm thiểu rủi ro kinh tế là vô cùng khó khăn.
Đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống sản xuất lương thực trên thế giới. Việc đóng cửa biên giới, hạn chế ngoại thương, những biện pháp giãn cách xã hội ngăn cản người dân tiếp cận hàng hoá, bao gồm cả việc mua, bán và sản phẩm của họ, đã làm gián đoạn chuỗi cung cấp lương thực, làm mất khả năng tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh. Đại dịch đã làm mất nhiều công ăn việc làm và hàng triệu lao động vào nguy hiểm. Khi những người trụ cột gia đình có việc làm, đau ốm hay qua đời thì vấn đề sống bình thường của người vợ và những đứa con cũng bị ảnh hưởng, điều này tác động tới chất lượng gia đình, tình trạng bạo lực gia đình tăng, đặc biệt là với những người ở nhóm thu nhập thấp [16]. Ngoài việc kiểm soát cuộc sống và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, COVID – 19 cũng tác động không nhỏ đối với sức khoẻ tinh thần của con người. Tháng 11 năm 2020, các nhà khoa học Đại học Oxford đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Lancet Psychiatry, có khoảng 20% bệnh nhân COVID – 19 gặp phải vấn đề tâm lý sau ba tháng bị bệnh. Lo âu, trầm cảm và mất ngủ là các triệu chứng phổ biến nhất.
Nỗi sợ bị nhiễm COVID – 19 có thể làm trầm trọng hơn những triệu chứng của ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở một số bệnh nhân đã được xác định mắc hội chứng này trước đó. Nhằm giải toả căng thẳng, nhiều người tìm đến những chất kích thích như ma tuý và rượu mạnh. Đây là một hệ luỵ khác do COVID – 19 gây nên.
Ngành giáo dục đã phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ kể từ kho đại dịch Covid-19 xuất hiện. Trong bối cảnh giãn cách xã hội nhưng ngành giáo dục vẫn phải đảm bảo tính toàn diện và chất lượng. Có khoảng 21,2 triệu trẻ em trên cả nước đã bị ảnh hưởng trong thời gian ngừng hoạt động học tập trực tiếp tại trường. Một cuộc khảo sát của tổ chức Liên hợp Quốc tại Việt Nam, một nửa số người tham gia trả lời rằng con họ bị cắt giảm thời gian học, học không tập trung, thậm chí không học trong thời gian nghỉ tại nhà[17]. Thời gian đầu, dạy học trực tuyến cũng gây nhiều trở ngại với cha mẹ và học sinh. Đặc biệt, trẻ em khuyết tật và trẻ em vùng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng nhiều hơn so với trẻ em khác vì khó có khả năng tiếp thu phương pháp học tập mới.
Dịch bệnh Covid-19 đã gây áp lực lớn lên hệ thống y tế và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn cầu, là vấn đề lớn được cả thế giới quan tâm. Theo thống kê từ WHO, từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đã có 150.968.429 ca mắc, trong số đó có 3.183.567 ca tử vong. Ở Việt Nam, theo thống kê từ Bộ Y Tế, tính đến ngày 01 tháng 5 năm 2021 đã có 2.924 ca mắc và có 35 ca tử vong [18]. Đây là một thiệt hại rất to lớn. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường...) cần được khám và cấp thuốc định kì cũng bị ảnh hưởng nhiều vì cách li và giãn cách xã hội. Các dịch vụ điều trị đã bị gián đoạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn một nửa (53%) quốc gia được khảo sát bị gián đoạn một phần hoặc toàn bộ dịch vụ điều trị bệnh tăng huyết áp, 70% dịch vụ tiêm chủng định kỳ ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19, 49% đối với điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, 42% đối với bệnh ung thư, 31%
đối với các trường hợp cấp cứu tim mạch [19]. Gánh nặng kép của các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm tác động mạnh đến hệ thống y tế. Ở cấp độ cộng đồng, việc sử dụng các dịch vụ y tế của người dân bắt đầu thay đổi từ tháng 4/2020.
Theo một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc, số người khám chữa bệnh tại các bệnh viện đã giảm 80%. Người dân hạn chế đến bệnh viện, nơi đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020, số lượt trẻ dưới 5 tuổi đến trung tâm y tế cộng đồng giảm 48% và số trẻ được tiêm phòng giảm 75%. Số phụ
nữ mang thai đi khám tiền sinh sản giảm 20%[15]. Hành vi quan tâm đến dịch vụ y tế giảm sút làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân vì tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do người bệnh không được theo dõi và điều trị đúng cách.