Thực trạng kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19

Một phần của tài liệu Thực hành kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh covid 19 của sinh viên trường cao đẳng y tế hà đông năm 2022 (Trang 68 - 71)

4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-

4.2.1. Thực trạng kiến thức về phòng chống dịch bệnh COVID-19

Kết quả cho thấy hầu hết (96,9%) sinh viên trả lời đúng nguyên nhân thực sự gây ra dịch bệnh Covid-19 là do chủng mới của virus Corona (Sars-CoV-2). Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (88,6%) [38], trường Đại học Y Hà Nội (52,26%) [41], trường Cao đẳng Y tế Hà Nội (85,4%) [42] và bệnh viện quận 2 TP Hồ Chí Minh (79,2%) [43].

66,9% sinh viên trả lời đúng kiến thức về đường lây truyền bệnh Covid-19 là qua đường giọt bắn, tiếp xúc trực tiếp, kết quả này cao hơn so với kết quả ở Mumbai (62%) [32]. Tuy nhiên thấp hơn so kết quả ở Indonesia (85,7%) [40], Trung Quốc (98,9%) [44]. Việc có kiến thức đúng về đường lây truyền liên quan rất lớn với các biện pháp thực hiện phòng chống dịch bệnh, sinh viên cần phải cập nhật kiến thức từ các nguồn thông tin chính thống để không bị nhầm lẫn vẫn đề này.

Đa số sinh viên (80,2%) có kiến thức đúng khi được hỏi về triệu chứng có thể xuất hiện khi nhiễm Covid-19. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội (77,84%) [45], và cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại trường Cao đẳng y tế

Hà Nội (54,9%) [42]. 96,6% sinh viên trả lời đúng về đối tượng mắc bệnh COVID- 19, tỷ lệ này cao hơn so với một số nghiên cứu trong nước và quốc tế như trường Đại học Kinh doanh và công nghệ (89,1%) [38], một trường đại học tại Trung Quốc (50,6%) [44]. Điều này có thể được lý giải do thời điểm nghiên cứu của chúng tôi từ tháng 1 đến tháng 6/2022, khi dịch Covid-19 vừa trải qua giai đoạn bùng phát mạnh, hầu hết mọi người đều đã được nghe tới các triệu chứng phổ biến của Covid-19 và đối tượng có thể nhiễm bệnh qua loa, đài, tivi, báo, mạng xã hội.

83,1% sinh viên có kiến thức đúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện quận 2 TP Hồ Chí Minh (57,6%) [43]. Việc sinh viên nắm được các biện pháp phòng chống dịch bệnh là một dấu hiệu đáng mừng trong việc thúc đẩy thực hiện các biện pháp này để chống lại đại dịch Covid-19.

75,9% sinh viên có kiến thức đúng về xử trí khi bị nhiễm Covid-19 khi chọn tự cách ly và thông báo cho y tế địa phương. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, người mắc COVID-19 điều trị tại nhà có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu.

Khẩu trang được khuyến nghị là một tấm chắn đơn giản để giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí và lan sang người khác khi người đeo ho, hắt hơi hoặc trò chuyện. Đeo khẩu trang có thể làm giảm việc phun các giọt bắn qua mũi và miệng. Việc này sẽ giúp giữ lại các giọt bắn từ đường hô hấp và không bắn vào người khác. COVID-19 chủ yếu lây lan giữa những người có tiếp xúc gần với nhau (trong phạm vi 2m), vì vậy việc sử dụng khẩu trang đặc biệt quan trọng tại các địa điểm mà mọi người ở gần nhau hoặc khó duy trì các biện pháp giãn cách giao tiếp xã hội.

COVID-19 có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng và không biết rằng họ đã bị nhiễm. Tuy nhiên chỉ có hơn 1/2 sinh viên (57,6%) có kiến thức đúng về sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng nhiễm Covid 19. Kết quả này cao hơn nhiều so với con số 9,7% sinh viên có kiến thức đúng về sử dụng khẩu trang ở Jordan [46].

Trên 50% sinh viên tham gia nghiên cứu có kiến thức đúng về các bước rửa tay, thời gian rửa tay tối thiểu, rửa tay thường xuyên, quy trình về 6 bước rửa tay. Kết quả này cao hơn so với kết quả ở Mumbai của tác giả Pranav D Modi khi nghiên cứu về phương pháp vệ sinh tay đúng cách (40,2%) [32] nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Minh Đạt khi khảo sát trên đối tượng sinh viên đại học Y Hà Nội (71,19%) [33] và thấp hơn rất nhiều so với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Đào Thị Ngọc Huyền (92,4%) trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [36]. Điều này có thể giải thích do tại thời điểm chúng tôi thực hiện khảo sát, Việt Nam đã áp dụng tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, có những thành công bước đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh nên sinh viên chủ quan hơn thời điểm đầu đợt dịch. Bên cạnh đó, tác giả Đào Thị Ngọc Huyền thực hiện khảo sát các đối tượng sinh viên y đa khoa năm thứ 5, năm thứ 6, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện khảo sát đối tượng là sinh viên ngành điều dưỡng và dược, từ năm 1 đến năm 3.

Đa số sinh viên đều có kiến thức đúng về dung dịch rửa tay (93%), kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại Bangladesh (93,8%) [47]. Kiến thức đúng về số bước rửa tay, quy trình rửa tay và thời gian rửa tay tối thiểu lần lượt là 61,8%; 50,8% và 59,3%. Tỷ lệ này của chúng tôi khá thấp, việc rửa tay là việc làm thường ngày của mỗi cá nhân ,với tâm lý chủ quan vì đã quá quen thuộc nên sinh viên thường bỏ qua việc tìm hiểu kĩ lưỡng thông tin dẫn đến những câu trả lời sai.

Có tới 87,4% sinh viên tham gia nghiên cứu trả lời đúng cách sử dụng thuốc kháng virus là phải sử dụng theo đúng đơn và hướng dẫn của bác sỹ, vẫn còn 13,6%

sinh viên trả lời sai. Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc kháng virus khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định. Thuốc kháng virus sẽ không được kê đơn cho tất cả những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, mà chỉ dùng cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao - chủ yếu là những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên hoặc những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường, béo phì... hoặc có tổn thương hệ miễn dịch.

Trong tổng số 12 câu hỏi liên quan đến kiến thức về dịch bệnh Covid-19, hầu hết sinh viên đều có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng về bệnh, đối tượng có thể mắc bệnh, các cách phòng chống dịch bệnh, cách sử dụng khẩu trang, cách sử dụng thuốc khỏng virus. Kiến thức về vệ sinh tay cú tỷ lệ chưa cao. Khoảng ắ (74%) sinh viên có kiến thức đạt về phòng chống dịch bệnh Covid-19, kết quả này phù hợp với nghiên cứu ở Ai Cập (72,5%) [31], tuy nhiên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại Bhutan (98%) [48], Ecuador (88%) [49], Hồ Chí Minh, Việt Nam [50], Ethiopia (81,8%) [51] nhưng cao hơn nhiều so với kết quả từ các nghiên cứu ở Indonesia (29,8%) [52], Trung Quốc (28,3%)[53], Bangladesh (48,3%) [47] và nghiên cứu khác cũng ở Hồ Chí Minh, Việt Nam (43,1%) [36]. Tuy nhiên những so sánh này chỉ mang tính chất tương đối do có sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu, cỡ mẫu, tiêu chí đánh giá, cách tính điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu, địa điểm, và mức độ khó của câu hỏi nghiên cứu.

Do vậy, việc thường xuyên cập nhật kiến thức đúng về phòng chống dịch bệnh COVID- 19 là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực hành kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống dịch bệnh covid 19 của sinh viên trường cao đẳng y tế hà đông năm 2022 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)