- Quy tắc 5K
+ Bao gồm 5 biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID – 19 Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách– Không tụ tập – Khai báo y tế [20]
Hình 1.2. Thông điệp 5K của Bộ Y tế[20]
Khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
Hình 1.3. Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế [20]
Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…) mà không hề hay biết như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác… Bàn tay thường cũng là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác. Rửa tay là một trong những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. … có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.
Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
Không tụ tập đông người.
Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế trên App ứng dụng như Covi, Bluzone….
Các địa phương căn cứ vào các hướng dẫn chuyên môn để có các biện pháp chống dịch cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn.
- Tiêm vaccine
Bao phủ vaccine được coi là vấn đề then chốt giúp giảm thiểu số ca mắc và tử vong. Công tác phòng chống dịch Covid-19 tập trung vào chiến dịch tiêm chủng, không tập trung vào truy vết, xét nghiệm mà chú trọng nhiều vào điều trị, không để các ca mắc Covid-19 diễn biến nặng, hạn chế tử vong. Các quyết định về xác định ca nhiễm Covid-19, thời gian cách ly, phương án điều trị được Bộ Y tế cập nhật liên tục.
1.3.2. Vaccine và thuốc điều trị COVID-19 Vaccine phòng chống bệnh COVID-19
Ảnh hưởng của COVID-19 đã thúc đẩy nhiều nỗ lực trên toàn cầu trong việc tìm hiểu, phát triển và cung cấp các loại vaccine mới để kiểm soát đại dịch đang hoành hành. Đến tháng 6/2020, ước tính hàng trăm các loại vắc-xin thử nghiệm được nghiên cứu để
Gần 11 tháng sau khi trình tự gen của Corona virus mới được công bố, loại vaccine đầu tiên do Pfizer và BioNTech sản xuất đã ra đời là Comirnaty®
(BNT162b2)- vaccine đầu tiên trên thế giới chống lại COVID-19 được phê duyệt trong quy trình thử nghiệm thường xuyên. Trong thử nghiệm lâm sàng với hơn 44.000 đối tượng thử nghiệm, vaccine cho thấy tỷ lệ hiệu quả hơn 95% và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Dựa trên kết quả của cuộc thử nghiệm, Comirnaty® đã nhận được sự chấp thuận khẩn cấp vào ngày 2/12/2020 ở Anh và ngày 11/12 ở Mỹ. Ủy ban châu Âu đã chấp thuận vào ngày 21/12/2020 sau khi hoàn thành thủ tục thử nghiệm thường xuyên đầu tiên trên thế giới[21]. Vaccine hiện đã được sử dụng ở nhiều quốc gia.
Các vaccine do Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson… sản xuất đã nhanh chóng theo sau Pfizer được đưa vào sử dụng. Ðây là một kỳ tích lịch sử. Sự phát triển rất nhanh của vaccine đã mở ra một niềm hy vọng để dập tắt đại dịch, trở về cuộc sống bình thường mới.
Tại Việt Nam, sáng ngày 8/3/2021, mũi vaccine phòng Covid-19 đầu tiên của Việt Nam được tiêm cho các bộ y tế tuyến đầu chống dịch của bệnh viên Nhiệt đới Hải Dương; tiếp đó tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, những mũi vaccine khác cũng đã được tiêm cho lực lượng tuyến đầu.
Tính đến thời điểm hiện nay (6/3/2022), theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vaccine phòng COVID-19, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều; trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2:
98,7% và mũi 3: 38,4%. Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8% [22]. Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vaccine thứ 4. Có thể thấy những nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam, góp phần hiệu quả trong việc thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Thuốc kháng virus COVID-19
Cùng với vaccine, các thuốc điều trị COVID-19 cũng được thế giới cũng như Việt Nam khẩn trương nghiên cứu. Ngày 22/12/2021, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) một thuốc kháng virus mới – paxlovid cho điều trị COVID-19. Đây là thuốc kháng virus đường uống đầu tiên làm được điều này.
Ngày 23/12/2021, molnupiravir cũng được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho điều trị COVID-19 nhưng chỉ trong trường hợp các thuốc điều trị COVID- 19 khác được FDA cấp phép không sẵn có hoặc không phù hợp về mặt lâm sàng.
Hướng dẫn điều trị của Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đã cập nhật paxlovid và molnupiravir vào nhóm các thuốc sử dụng cho bệnh nhân ngoại trú mức độ nhẹ có nguy cơ tiến triển nặng, thứ tự ưu tiên sử dụng là paxlovid → sotrovimab → remdesivir → molnupiravir [23].
Hiện nay, Molnupiravir được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình thử nghiệm có kiểm soát, còn paxlovid chưa có mặt tại Việt Nam. Molnupiravir được sử dụng cho bệnh nhân mắc COVID-19 theo chỉ định của bác sỹ và dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế [24].