CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BITI’S
2.2. Phân tích mô hình PESTLE
2.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội
Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.989.515 người vào ngày 13/04/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới.
Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 316 người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32,9 tuổi. [7]
Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng)[8]
- 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam/ 11.406.317 nữ) - 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam/ 32.974.072 nữ) - 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam/ 3.245.236 nữ)
Sản phẩm của Biti’s hiện nay có thể phục vụ được cả ba nhóm khách hàng tương ứng với cơ cấu độ tuổi của Việt Nam đó là: Thiếu niên – nhi đồng, thanh niên và người già. Căn cứ theo tỷ lệ phần trăm về độ tuổi, Biti’s sẽ hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là giới trẻ để cho ra đời những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cũng như thể hiện được sức sống của tuổi trẻ. Chẳng hạn như cú lội ngược dòng của Biti’s cùng với Biti’s Hunter – gắn liền với hình tượng của giới trẻ như
Soobin Hoàng Sơn hay Sơn Tùng MTP cùng với những thông điệp ý nghĩa về thanh xuân đã đem đến một sức hút không thể lớn hơn cho Biti’s.
2.2.3.2. Xu hướng lối sống, văn hóa
Lối sống người Việt Nam chính là sư hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc. mang những nét riêng bản sắc con người và văn hoá Việt Nam. Nó được vun đắp phong phú và đậm đà thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan trọng là sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống người Việt Nam nói riêng được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng đậm đà. Cũng như các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, lối sống người Việt Nam cũng được làm giàu với tinh hoa văn hoá và lối sống của nhiều dân tộc. Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểm phẩm chất cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm: tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học.
Vì vậy, Bitis luôn thay đổi đưa ra nhiều ý tưởng và nhiều mẫu mã thiết kế phù hợp với nhiều vùng miền văn hóa khác nhau. Bên cạnh đó, còn thực hiện nhiều hoạt động xã hội ở vùng sâu vùng xa. Để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giúp cho nhiều người biết đến Bitis nhiều hơn tạo sự nhận diện của khách hàng.
2.2.3.3. Tôn giáo
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. Tận dụng được lợi thế đó, truyền thông đã trở thành một trong những thế mạnh trong chiến lược marketing của Bitis khi hãng tập trung vào những chiến dịch lớn đánh vào tâm lý của khách hàng trên thị trường dưới nhiều hình thức.
2.2.3.4. Cách thức và xu hướng mua hàng
Sự khác biệt giữa các địa phương không chỉ thể hiện ở các vấn đề thường ngày như cách suy nghĩ, giao tiếp, cư xử… mà còn cả trong quá trình ra quyết định mua sắm. Làm rõ những sự khác biệt này sẽ giúp các nhà sản xuất có những chiến lược phù hợp khi tiếp cận mỗi địa phương.
Đối với người tiêu dùng ở cả hai miền, chất lượng bao giờ cũng là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Tuy nhiên, việc định nghĩa như thế nào là “chất lượng” còn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể cũng như trình độ, kinh nghiệm và ngành hàng của từng người. Có thói quen tiết kiệm nhưng người tiêu dùng Hà Nội lại rất chuộng hàng hiệu, đặc biệt là những mặt hàng giúp họ thể hiện đẳng cấp của mình, không chỉ là để thỏa mãn tâm lý coi trọng vẻ bề ngoài, thích nổi bật trước đám đông mà còn do suy nghĩ về lâu dài thì mua một sản phẩm có chất lượng sẽ tiết kiệm hơn.
Có 70% khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho một sản phẩm mới hoặc độc đáo, trong khi đó tỉ lệ này ở TP.HCM hay Cần Thơ chỉ có 55% hay 46%. Họ cũng quan tâm đến chất lượng, xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn những nơi khác và tỉ lệ này là tuyệt đối với trên 94%. Hà thành cũng là nơi mà khách hàng đòi hỏi phải được đối xử như một khách VIP cao nhất. Tiềm năng hình thành phân khúc cao cấp đối với những ngành hàng giúp người tiêu dùng trông tự tin và gây ấn tượng đối với người khác là rất lớn.
Trong khi đó, người miền Nam thường chọn sản phẩm dựa trên những trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại, bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Nhưng họ cũng không bỏ qua những lợi
ích cảm tính mang lại từ sản phẩm hay dịch vụ đó. Điển hình là Cần Thơ, nơi có số người lựa chọn sử dụng thương hiệu nổi tiếng nhiều nhất, nhưng cũng là những người ít tìm kiếm những giá trị biểu trưng mà chú trọng hơn vào chất lượng của sản phẩm.
Họ chỉ mua cái họ cần hơn là mua để khoe khoang với mọi người và không tìm mọi cách để mua các sản phẩm đắt tiền. Hai thành phố này cũng không đòi hỏi phải được đối xử như khách VIP nhiều như Hà Nội, mà quan tâm đến chất lượng phục vụ nhiều hơn. 80% người tiêu dùng TP.HCM và 74% người tiêu dùng Cẩn Thơ cho rằng thái độ phục vụ còn quan trọng hơn bản thân sản phẩm, trong khi tỷ lệ này ở Hà Nội là 70%
và Đà Nẵng 67%. Nam bộ cũng là nơi quan tâm đến yếu tố thân thiện với môi trường nhiều nhất khi quyết định chọn mua một sản phẩm.
Với những yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp định hướng được khách hàng mục tiêu, cùng với đó là đưa ra những mẫu mã phù hợp với xu hướng của từng phân khúc khách hàng cũng như vùng miền khác nhau.