Tổng hợp và phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề đề xuất kế hoạch nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh điện tử (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ SWOT CỦA BITI’S

3.2. Phân tích ma trận SWOT

3.2.1. Tổng hợp và phân tích SWOT

Bảng 3.2. Tổng hợp SWOT từ các bảng trên

ĐIỂM MẠNH CƠ HỘI

- Nhà cung cấp của công ty luôn cải tiến trong quá trình sản xuất

- Đầu tư và phát triển vào phần mềm ERP

- Hợp tác với các sàn thương mại điện tử

- Thực hiện các chiến lược truyền thông marketing

- Người Việt tin dùng hàng Việt - Kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập cao

- Thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

- Nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa dịch bệnh tăng cao.

- Công nghệ ngày càng phát triển.

ĐIỂM YẾU THÁCH THỨC

- Phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp.

- Chưa đồng bộ hoá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu.

- Chưa khai thác hết mức trong việc truyền thông marketing đến khách hàng.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được tối ưu.

- Đối thủ cạnh tranh ngoài nước và trong nước.

- Ảnh hưởng của dịch Covid đến túi tiền khách hàng.

- Chi phí nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài cao.

- Xu hướng nắm bắt công nghệ.

3.2.1.1. Điểm mạnh (Strengths)

- Nhà cung cấp của công ty luôn cải tiến trong quá trình sản xuất: Các nhà cung cấp của công ty luôn trong tình trạng cải tiến và sử dụng trang thiết bị hiện đại mới vào quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo cho sản phẩm có nhiều mẫu mã đa dạng khác nhau kịp xu hướng của người tiêu dùng

- Đầu tư và phát triển vào phần mềm ERP: Công ty đã sử dụng ERP vào quản lý lập dự án sản xuất, marketing, xây dựng thương hiệu nên công ty có thể giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào và tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết. Theo dõi kịp thời tình hình sản xuất giữa các quá trình từ nguyên vật liệu ra thành phẩm.

- Hợp tác với các sàn thương mại điện tử: Công ty vẫn bán hàng trực tiếp tại cửa hàng trực thuộc của công ty, khách hàng tiếp cận với sản phẩm rõ nét và chân thực hơn thông qua các cửa hàng bán lẻ khắp cả nước. Công ty Biti’s cũng hợp tác kinh doanh và phân phối sản phẩm qua bên trung gian cụ thể là 4 website thương mại điện tử lớn là Amazon, Lazada, Shopee, Tiki

- Thực hiện các chiến lược truyền thông marketing: Các hoạt động truyền thông qua Social Media của Biti’s đang được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực, lượng người theo dõi tăng lên với con số đáng kể. Phần lớn khách hàng mua sản phẩm của Biti’s là vì ủng hộ hàng Việt Nam, là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

- Phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp: Chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp khác nhau. Điều này làm cho chi phí đầu vào tăng lên (nhất là giá cả hạt nhựa liên tục leo thang theo giá dầu thế giới). Do nhu cầu về nguyên vật liệu cao nên các nhà cung cấp trong nước không đủ điều kiện để đáp ứng, vì vậy nguyên liệu nhập khẩu chiếm hơn 60%.

- Chưa đồng bộ hoá hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu: Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của các cửa hàng chưa đồng bộ với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu trên website bitis.com.vn, các bài viết về sản phẩm hay blog đều chưa thu hút được khách hàng, tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính tương tác với khách hàng. Hơn thế nữa, website của Biti’s không cung cấp đầy đủ thông tin hay phần mô tả chi tiết các sản phẩm có sẵn của mình và chưa được chuẩn SEO tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, chưa đồng bộ hóa các kênh phân phối trung gian với nhau: Về Amazon, doanh nghiệp phải chi trả một khoản phí cao đề được tiếp cận với nguồn khách hàng khổng lồ.

- Chưa khai thác hết mức trong việc truyền thông marketing đến khách hàng: Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng kênh Tiktok để truyền thông sản phẩm của mình và nhận được các hiệu ứng có hiệu quả cao. Vì hiện nay, giới trẻ đang có xu hướng chơi Tiktok mà Biti's lại chưa có kênh Tik Tok riêng để nắm bắt kịp xu hướng truyền thông.

Biti’s nên đưa ra chiến lược truyền thông là tạo một trang cá nhân Tik Tok để có thể tăng tương tác và tiếp cận được khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được tối ưu: Bitis chưa áp dụng Omni- channel vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng và quản lý quan hệ khách hàng cụ thể như: khách hàng có thể mua hàng tại cửa hàng nhưng được bảo hành trực tuyến hoặc ngược lại. Ngoài ra, chưa có những ứng dụng hỗ trợ hay các phần mềm quản lý khách hàng để thuận tiện theo dõi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, khách hàng có thể thuận lợi hơn trong việc mua hàng online hoặc lôi kéo khách hàng mục tiêu trung thành cho doanh nghiệp

3.2.1.3. Cơ hội (Opportunities)

- Xu hướng người Việt tin dùng hàng Việt: Biti’s có lợi thế với hình ảnh đẹp về một thương hiệu Việt lâu đời, và là hàng Việt Nam chất lượng cao, do đó có thể phát triển dựa trên niềm tự hào dân tộc của người Việt với tư tưởng ủng hộ hàng Việt khá cao ở một bộ phận giới trẻ. Hơn nữa, sự đổi mới về hình ảnh của Biti’s trẻ trung hơn, hợp thời hơn cũng khiến nhiều người thích thú và đánh giá rằng đây là một bước tiến

xu hướng “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” do các sản phẩm của Việt Nam đã có nhiều thay đổi khẳng định chất lượng không thua kém gì sản phẩm nước ngoài.

- Kinh tế phát triển, mức sống và thu nhập cao: GDP tăng trưởng cho thấy nền kinh tế Việt Nam cũng phát triển, theo đó mức sống của người dân cao cùng với đời sống ổn định dẫn đến nhu cầu mua sản phẩm cũng cao

- Thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài: Mức độ ổn định chính trị của Việt Nam cao, góp phần giúp kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nên đã mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Biti’s nói riêng.

- Nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa dịch bệnh tăng cao: Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu do COVID-19 gây ra đã thúc đẩy người dân tham gia các hoạt động như chạy bộ hoặc đi xe đạp. Xu hướng này đã tạo ra lực đẩy rất cần thiết cho Biti’s và các nhà sản xuất đồ thể thao khác sau khi doanh thu của họ chịu tác đô ¥ng của đại dịch hồi đầu năm.

- Công nghệ ngày càng phát triển: Trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay, thì doanh nghiệp nào cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất không riêng gì Bitis. Bitis tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới cũng như trong nước để phục vụ cho công ty của mình vào các phần mềm và các website. Đồng thời, có nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ, khoa học tiên tiến vào từng hoạt động quản lý và sản xuất nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Hơn nữa, khả năng giám sát hoạt động và hiệu suất ngay trong thời gian thực sẽ là huyết mạch giúp Bitis có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời. Đặc biệt là khi có sự trợ giúp từ những công nghệ “thông minh”.

3.2.1.4. Thách thức (Threats)

- Đối thủ cạnh tranh ngoài nước và trong nước: Trong ngành giày dép ở Việt Nam hiện nay, không riêng gì công ty Biti’s mà còn có rất nhiều công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực này. Không những vậy, những công ty này rất có năng lực và khả năng

phát triển thương hiệu trong tương lai như các thương hiệu giày quốc tế đã quá nổi tiếng như Nike, Adidas, Vans,... đã xâm nhập vào thị trường trong nước tạo ra những cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã. Đặc biệt là cạnh tranh về giá. Ngoài ra, khách hàng còn có xu hướng sính ngoại vì họ muốn phù hợp với đẳng cấp thời trang của mình.

Bên cạnh đó do những thương hiệu đó đã quá nổi tiểng. Bên cạnh đó, còn có những đối thủ cạnh tranh trong nước như: Ananas, Bita’s, Juno, MWC,... thì cũng thu hút các bạn trẻ mua sắm ngày càng nhiều bởi giá rẻ nhưng kiểu dáng lại vô cùng thời thượng.

Những thương hiệu này đã phát triển mạnh mẽ với hàng chục cửa hàng trải dài trên toàn quốc và website bán hàng trực tuyến.

- Ảnh hưởng của dịch Covid đến túi tiền khách hàng: Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn đối với nền kinh tế thế giới vì chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhiều người phải được cho nghỉ việc vì công ty không đủ tài chính để trả lương, những doanh nghiệp bị phá sản, những cửa hàng bị đình chỉ hoạt động kinh doanh. Dẫn đến sức ép tài chính lên khách hàng bị tăng cao cho nên làm giảm nhu cầu và thay đổi sức mua của họ.

- Chi phí nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài cao: Đối với nguyên liệu sản xuất thì Biti’s chiếm khoảng 70% là nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài. Các sản phẩm của Biti’s yêu cầu chất lượng cao mà các nhà cung cấp trong nước vẫn chưa đủ đạt yêu cầu của công ty nên công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, chi phí nguyên liệu đầu vào rất cao

- Xu hướng nắm bắt công nghệ: Công nghệ ngày càng có xu hướng mở rộng và tăng trưởng không ngừng. Nên khách hàng luôn đòi hỏi sự đổi mới trong quá trình sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp để có thể trải nghiệm hơn. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh đã có những chiến lược áp dụng công nghệ mới nhanh chóng, điều này buộc Biti's phải thích nghi và cập nhật nhanh chóng nếu không muốn đối mặt với nguy cơ tụt lại phía sau. Mỗi khi có một công nghệ mới trên thị trường, các doanh nghiệp đổ xô tích hợp nó vào doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả trước khi các đối thủ bắt kịp. Vì công nghệ chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển, nên các doanh nghiệp sẽ tiếp tục

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chủ đề đề xuất kế hoạch nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh điện tử (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)