CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh chủ yếu của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Theo quyết định của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương thì Sở giao dịch không được huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng nên tổng nguồn vốn của Sở giao dịch chỉ bao gồm huy động vốn từ nền kinh tế và vốn khác, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế bao gồm huy động từ tổ chức và dân cư, vốn khác là các khoản lợi nhuận giữ lại.
Tận dụng những lợi thế về quy mô, công nghệ cũng như uy tín thương hiệu Vietcombank, Sở giao dịch đã đảm đương thành công vài trò cung ứng vốn cho toàn hệ thống. Mặc dù mới tách ra hoạt động độc lập như một chi nhánh chưa được 5 năm những tình hình vốn luôn đạt được các chỉ tiêu đề ra, bất chấp những biến động lớn trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nói riêng và tình hình kinh tế thế giới nói chung.
Bảng 2.1. Tỷ trọng huy động vốn của SGD NHNT
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ
HĐ từ nền KT 19,058.37 1,175.03 37,992.83 24,761.10 892.7 39,916.48 23,699.60 870.91 45.309,45 1. TG của TCKT 15,811.12 605.8 25,572.95 22,004.70 489.61 30,316.74 20,349.54 454.64 28,506.22 1.1.TG KKH 6,415.38 541.98 15,148.78 4,031.88 365.1 10,230.22 3,593.71 311.63 9,184.69 1.2. TG CKH 9,395.74 63.82 10,424.17 17,972.82 124.5 20,086.52 16,755.84 143.01 19,321.53 2. Tkiêm & KP, TrP 3,247.25 569.23 12,419.87 2,756.39 403.1 9,599.74 3,350.05 416.27 10,818.38
2.1. Tiết kiệm 3,128.22 546.18 11,929.35 2,720.16 327.04 8,272.36 3,259.65 414.97 10,704.57
trong đó: TK KKH 22.62 8.26 155.78 3.49 2.2 40.79 1.95 2.06
TK CKH<12T 1,716.56 153.23 4,185.69 1,838.47 160.7 4,566.62 2,604.54 179.4 5,823.43 TK CKH>12T 1,389.03 384.69 7,587.89 878.21 164.2 3,664.94 653.16 233.5 4,842.22 2.2. KP, TrP 119.03 23.05 490.52 36.23 76.05 1,327.38 90.4 1.31
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Sở giao dịch Vietcombank 2006 -2010)
Bảng 2.2. Hoạt động huy động vốn của SGD NHNT
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn vốn 36.095,56 40.070,42 39.916,64 47.506,21 49,540.76 Huy động vốn từ
khách hàng
34.761,88 37.993,82 39.500,75 45.309,45 47,448.56
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2006-2010) Như bảng trên thể hiện con số về tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn huy động từ khách hàng của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên để so sánh rõ hơn và có một hình ảnh cụ thể biểu thị số liệu này, ta biểu diễn các số liệu trên bằng biểu đồ cột sau:
Biểu đồ 2.1. Hoạt động huy động vốn của SGD NHNT
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2006-2010) Để phân tích tình hình huy động vốn của Sở giao dịch trong thời gian qua, ta xét trên 2 khía cạnh: khối lượng và cơ cấu nguồn vốn huy động.
2.1.1.1. Khối lượng vốn huy động
Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch liên tục tăng qua các năm, bất chấp những bất ổn trong nền kinh tế năm 2008 và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2009, 2010.
Cho đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động quy về VNĐ của Sở giao
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
2006 2007 2008 2009 2010
Huy động vốn từ khách hàng Tổng nguồn vốn
dịch đạt 39.500,75 tỷ VNĐ, tăng 3,97% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 100,06% chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng Ngoại thương Trung ương giao. Vốn huy động của Sở giao dịch chiếm tỷ trọng 21% tổng vốn huy động của toàn hệ thống, 10%
tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đã đạt là 45.309,45 tăng 14,71% so với cùng thời điểm này năm 2008. Kết thúc năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tăng 4,21% so với năm 2009 và tăng 24,11% so với năm 2008.
Có được những thành quả trên là do uy tín lâu năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, mặt khác Sở giao dịch cũng không ngừng thu hút thêm nguồn vốn bằng cách duy trì lãi suất cạnh tranh và ngoài việc tiến hành huy động vốn dưới hình thức thông thường như nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, Sở giao dịch còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Trong những năm qua, tổng vốn huy động (gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng khác) của Sở giao dịch đã không ngừng tăng lên. Năm 2006, huy động được 36.095,56 tỷ VND, tăng 17,5%
so với năm 2005, năm 2007 là 40.070,42 tỷ VND, tăng 10,75% so với năm trước.
Năm 2008, tổng vốn huy động đạt 39.916,64 tỷ VND, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư thông qua tiết kiệm và kỳ phiếu, trái phiếu tăng 25,79% và năm 2009, 2010 lần lượt là 23,87%, 38,01%
Có được sự tăng trưởng trên phải kể đến nỗ lực của Sở giao dịch ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc thực hiện chính sách khách hàng với những hình thức huy động phong phú, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền; lãnh đạo ngân hàng cũng đã tăng cường điều hành quản trị vốn, áp dụng cơ chế lãi suất thích hợp. Ngoài ra cũng do một số nguyên nhân khách quan khác như: niềm tin của dân chúng vào các ngân hàng thương mại quốc doanh, thị trường chứng khoán và bất động sản thời gian gần đây vẫn chưa đạt được tăng trưởng khả quan như năm 2006, 2007 nên người gửi tiền ít có sự lựa chọn nào khác.
2.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động.
Trong sự tăng trưởng chung của tiền gửi khách hàng, xu hướng chung của tiền gửi có kỳ hạn cũng là tăng nhưng tốc độ vẫn chưa ổn định, đạt 20,1% vào năm 2005, ba năm tiếp theo lần lượt là 26,1%; 54,11%; 30,14%, năm 2008 chỉ tăng trưởng âm (-31,90%). Kết quả này đặt ra một thách thức đối với ngân hàng, phải có biện pháp thích ứng nhằm ổn định nguồn vốn cho vay dài hạn.
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động từ nền kinh tế cũng đã có sự thay đổi tích cực, theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, từ 48,56% năm 2006 lên 51,17% năm 2007; 31,44% năm 2008 và 53,3% vào năm 2009. Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn đã chiếm hơn một nửa tổng lượng tiền gửi khách hàng. Điều này đòi hỏi chi phí vốn của ngân hàng cũng tăng theo nhưng mặt khác lại đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện cho tín dụng trung và dài hạn bứt phá.
Ngoài ra, vốn huy động từ các nguồn khác như tiền gửi và vay của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cũng tăng lên, góp phần không nhỏ đảm bảo nguồn vốn cho vay của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Quy mô và cơ cấu huy động là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng huy động vốn. Nguồn vốn phải đạt đến một quy mô nhất định thì mới tài trợ được cho các hoạt động như cho vay và đầu tư cũng như việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn cũng cần có một cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn nội tệ và ngoại tệ, vốn ngắn hạn và vốn dài hạn thì mới đáp ứng được các hoạt động nghiệp vụ có thế mạnh và mang tính đặc thù của ngân hàng. Tính ổn định của quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn đó cũng là một vấn đề cần được quan tâm.